Saturday, 9 May 2015

KHÔNG AI BỊT MIỆNG ĐƯỢC CHÚNG TÔI (Civil Rights Defenders)





CTV Danlambao lược dịch 

Báo cáo của Civil Rights Defenders về Bloggers và Phong trào Nhân quyền tại Việt Nam

...Các blogger, nhà báo công dân và các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam, trong số đó có nhiều người hoạt động bảo vệ nhân quyền, hiện nay có ảnh hưởng sâu rộng hơn với công chúng và có thể huy động dư luận trên một quy mô chưa từng có. Tăng cường tiếp cận với Internet và các công cụ công nghệ thông tin khác cũng đã góp phần vào việc giảm mức độ cô lập và sợ hãi trong số các nhà hoạt động, cho phép họ tăng cường các mối quan hệ của họ với cộng đồng quốc tế, mở rộng mạng lưới và cộng tác của họ với người bảo vệ nhân quyền đồng nghiệp và các tổ chức nhân quyền trong và ngoài Việt Nam...

*

Mục Lục

I.   Bản Tóm Tắt
II.  Mạng internet, trang blog, và xã hội dân sự gia tăng
III. Những giới hạn và vi phạm tự do căn bản
IV. Kết luận và khuyến nghị
Phụ Lục I: Các Khế ước Quốc tế Nhân quyền được ký nhận bởi Việt Nam
Phụ Lục II: Những khuyến nghị liên quan từ Kiểm tra Định kỳ (UPR) được chấp nhận bởi Việt Nam

Về Tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo vệ Dân quyền) - Tổ chức Nhân quyền Quốc tế của Thụy Điển

Những Người Bảo vệ Dân quyền (CRD) là một tổ chức chuyên gia độc lập bảo vệ dân quyền, quyền chính trị của người dân và hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền bị nguy cơ. Tổ chức này quan sát các viên chức quốc gia và buộc họ chịu trách nhiệm khi nhân quyền của người dân bị vi phạm. CRD đồng hành với những tiếng nói uy tín trong công chúng cũng như các hoạt động vận động để chia sẻ kiến thức và gia tăng sức mạnh cho cá nhân những người bảo vệ nhân quyền thông qua các chương trình huấn luyện khác nhau về kỹ năng thông tin liên lạc và an toàn.

I. Bản Tóm Tắt

Trong bản tường trình này, Những Người Bảo vệ Dân quyền (CRD) nêu bật sự lan truyền nhanh chóng của công nghệ thông tin truyền thông (ICT) tại Việt Nam, tác động biến đổi và nâng cao sức mạnh trên các hoạt động nhân quyền và tiếp cận thông tin và phản ứng đàn áp của chính phủ đối với các hoạt động trên mạng.

Kể từ khi đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1975, cả nước đã được đặt dưới sự cai trị liên tục của nền chính trị độc đảng. Phương tiện truyền thông phát sóng và in ấn bị nhà nước kiểm soát và chính quyền thực hiện kiểm duyệt trước và sau khi xuất bản. Qua những năm cai trị, chính phủ Việt Nam đã đề xướng các chính sách và biện pháp hành chính, áp đặt các quy định hà khắc theo luật lệ nội chính, hình sự hóa và áp đặt giới hạn quá rộng lên các phát biểu ôn hòa trên mạng và ngoài đời. 

Các nhà hoạt động và các nhóm, mạng lưới xã hội dân sự ngoài luồng phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng của nhà nước đàn áp và trả thù vì các hoạt động và vận động nhân quyền ôn hòa của họ. Các blogger và các nhà hoạt động trên mạng khác, ngày càng có nhiều người là phụ nữ, đã phải đối mặt với việc theo dõi, giam giữ tùy tiện, hành hung và tấn công mạng, truy tố hình sự, và bỏ tù. 

Bất chấp sự đàn áp và hạn chế, Tổ chức Những Người Bảo vệ Dân quyền lấy làm phấn khởi khi chứng kiến sự phát triển của mạng lưới nhân quyền trong xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm năm qua, một phần do đang được thúc đẩy bởi các cơ hội có thể được thực hiện bởi sự mở rộng của công nghệ thông tin tại Việt Nam. Mối liên kết rộng lớn hơn đã thách thức độc quyền của nhà nước về thông tin và chống lại nỗ lực của họ để cô lập và làm suy yếu các nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động.

Được gia tăng tiềm năng bởi hệ thống mạng, hiện nay các blogger, nhà báo công dân và các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam, trong số đó có nhiều người hoạt động bảo vệ nhân quyền đã có ảnh hưởng sâu rộng hơn với công chúng và có thể huy động dư luận trên một quy mô chưa từng có. Tăng cường tiếp cận với Internet và các công cụ công nghệ thông tin khác cũng đã góp phần vào việc giảm mức độ cô lập và sợ hãi trong số các nhà hoạt động, cho phép họ tăng cường các mối quan hệ của họ với cộng đồng quốc tế, và mở rộng mạng lưới và cộng tác của họ với người bảo vệ nhân quyền đồng nghiệp và các tổ chức nhân quyền trong và ngoài Việt Nam.

Tổ chức Những Người Bảo vệ Dân quyền kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp các blogger, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động ôn hòa khác, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều lệ pháp luật áp bức, và có những chuyển biến tích cực nhằm đảm bảo bảo vệ thực sự của tất cả quyền con người, phù hợp với pháp luật và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chúng tôi cũng kêu gọi các nước đối tác quan trọng của Việt Nam và các công ty công nghệ thông tin thực hiện các bước chủ động để thách thức sự kiểm duyệt và đảm bảo việc thụ hưởng đầy đủ các quyền con người cơ bản tại Việt Nam.

II. Mạng Internet, Blog, và Xã Hội Dân Sự gia tăng

Mở rộng truy cập thúc đẩy đa nguyên thông tin 

Việc truy cập mạng Internet gia tăng đã cung cấp một công cụ mạnh cho xã hội dân sự phát triển ở Việt Nam bất chấp kiểm soát thông tin chặt chẽ của nhà nước. Số người sử dụng mạng Internet tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ trên 200.000 trong năm 2000 đến khoảng dưới 40 triệu trong năm 2014. Điều này cho thấy một tỷ lệ truy cập Internet chiếm 43% trong số dân 93,4 tỷ người.[1] Theo số liệu thống kê năm 2014, Việt Nam đứng thứ 15 trong thế giới, thứ 6 ở châu Á, và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người sử dụng Internet.[2]

Sự lan truyền của điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại thông minh, cũng đã thúc đẩy việc mở rộng truy cập Internet. Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng 134 triệu thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam, với tỷ lệ thuê bao điện thoại di động đáng ngạc nhiên là 145% .[3] Các nghiên cứu đã cho thấy rằng 80% số gia đình ở Việt Nam có điện thoại di động và 76% sử dụng điện thoại thông minh để truy cập mạng Internet.[4] 54% dân số của Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 và 95% số người trong độ tuổi 15 và 24 có quyền truy cập vào các mạng Internet.[5]

Trước thời đại mạng Internet, vận động nhân quyền và chia sẻ thông tin liên quan không chỉ nguy hiểm nhưng cũng rất tốn kém. So với các cỗ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát, bảo vệ nhân quyền có rất ít tài lực và hầu như không có diễn đàn để chia sẻ thông tin rộng rãi. Sự trỗi dậy của thế giới mạng đã làm giảm đáng kể các rào cản đối với việc kiến tạo, truy cập và phổ biến thông tin.

Blog ủy trợ các nhà vận động nhân quyền

Blog và phương tiện truyền thông xã hội đã giúp cho các nhà hoạt động tại Việt Nam thu thập và báo cáo các vi phạm, huy động công luận, vận động cho cuộc cải cách và xây dựng mạng lưới trên toàn quốc và quốc tế. Việt Nam có tỷ lệ 97% người lớn biết chữ (nữ: 96,8%; nam: 97,4%)[6] và người dân là giới tiêu thụ thông tin cuồng nhiệt. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng trong truy cập Internet, sự ra đời của blog trong giữa thập niên đầu của thế kỷ 21 đã cho phép người sử dụng mạng Internet để truy cập thông tin không chỉ từ các nguồn độc lập, mà còn để tạo tác và truyền đạt nội dung một cách nhanh chóng và rộng rãi. Một số trong diễn đàn blog phổ biến nhất bao gồm Blogspot, Multiply, Wordpress, và Zing. Có hơn một triệu blog ở Việt Nam.

Những blog có ảnh hưởng đề cập đến các vấn đề đa dạng về các quyền con người và các vấn đề liên quan bao gồm: thu hồi đất, lạm dụng và ngược đãi của cảnh sát, phân biệt đối xử, tham nhũng, ô nhiễm môi trường và hạn chế các quyền tự do cơ bản. Họ đăng tải các bài viết cá nhân cũng như biên soạn, tập hợp các nguồn khác và các đường dẫn liên kết. Số người theo dõi và đến thăm các blog từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu người, khiến chúng trở thành công cụ đặc biệt hữu hiệu cho các chiến dịch.

Việc sử dụng blog để vận động nhân quyền ở Việt Nam vừa là một phương tiện và cũng là mục tiêu. Tài liệu hồ sơ về tình trạng lạm dụng, ngược đãi và các sự kiện vạch ra các lỗi lầm hoặc đồng lõa của chính phủ lấp đầy những khoảng trống thông tin, huy động dư luận và cuối cùng tạo ra áp lực trong nước đến các cơ quan chức năng. Hơn nữa, chính sự kiện mà công dân từ mọi tầng lớp xã hội với số lượng lớn và ngày càng gia tăng được tiếp cận thông tin qua blog, tạo ra nội dung, dịch tài liệu nước ngoài, và tham gia vào các cuộc tranh luận và phân tích tự bản thân nó là một thành tựu và một quá trình nắm quyền.

Viết blog là một quá trình trao quyền được minh chứng trong các chiến dịch nhân quyền quan trọng được đề phóng ra bởi Mạng Lưới blogger Việt Nam (MLBVN) trong những năm gần đây, nhắm vào các điều luật hà khắc, vận động để đảm bảo nhiều hơn đối với quyền tiếp cận thông tin, và hối thúc Việt Nam phải tuân theo nghĩa vụ quy định của luật nhân quyền quốc tế.

Bãi bỏ Điều 258

Vào tháng Chín năm 2013, hơn 100 bloggers đã phát động một chiến dịch cho quyền tự do phát biểu và đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng Điều 258 ("lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước") của Bộ luật hình sự. Trong một tuyên bố, họ đã nhắm vào Điều 258 được chế tác một cách mơ hồ cho phép hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và kêu gọi bãi bỏ nó. Các blogger cho rằng điều luật trên vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà họ đã phê duyệt. Chiến dịch này được phát động một cách chiến lược trong lúc Việt Nam có chiến dịch để được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Cuộc vận động đã nhận được sự chú ý rộng rãi, cả ở trong và ngoài nước.[7]

Điều 258 thường được viện dẫn để bịt miệng và bỏ tù các blogger và các nhà hoạt động. Nguyễn Hữu Vinh, một blogger nổi tiếng và được biết đến bởi biệt danh của ông trên mạng Anh Ba Sàm, đã bị bắt giữ tháng năm 2014 và bị buộc tội vi phạm Điều 258 cùng với người phụ tá ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Kể từ khi ông bắt đầu viết blog vào năm 2007, Vinh nhanh chóng trở thành một trong những blogger có ảnh hưởng nhất, quản lý một số blog và trang mạng tin tức độc lập.[8]

Blog của ông Vinh nhằm mục đích xây dựng một xã hội dân sự thông thấu bằng cách biên dịch tin tức hàng ngày về các vấn đề công cộng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ các tổ chức NGO địa phương, các hãng tin nước ngoài, phương tiện truyền thông nhà nước, các blog độc lập khác, các nhóm bất đồng chính kiến Việt ở nước ngoài, và các bài viết cá nhân của các nhà hoạt động . Blog và các trang web của ông Vinh cũng cung cấp các đường dẫn đến nhiều hướng dẫn trực tuyến về cách tránh kiểm duyệt trực tuyến. Blog Anh Ba Sàm tiếp tục nhận được hàng trăm nghìn lượt xem mỗi ngày.[9]

Sau khi ông bị giam, các nhà chức trách đóng cửa hai trang web của ông. Tuy nhiên, các blog được ưa chuộng khác của ông, bao gồm cả các trang web tin tức basam.info, tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay nhờ các đồng nghiệp của ông. Họ đưa ra một tuyên bố thề sẽ tiếp tục công việc Anh Ba Sàm chỉ năm ngày sau khi ông Vinh bị giam giữ.[10]

Ông Vinh là con trai của một quan chức nổi bật của Đảng, một nhà ngoại giao, cựu sĩ quan an ninh, và cựu nhân viên văn phòng Người Việt Nước Ngoài. Như các blogger khác đã cho thấy, gốc gác gia đình của ông Vinh không chỉ giúp ông có được thông tin từ các nguồn chính của chính phủ, nhưng cũng đã giúp ông tạo được con số độc giả lớn bao gồm trí thức, cựu quan chức, và đảng viên Đảng Cộng sản hiện thời.[11] Những blogger bạn hữu tin rằng tiềm năng ảnh hưởng của ông Vinh trong tầng lớp cầm quyền, giới mà Đảng Cộng sản phụ thuộc vào lòng trung thành để củng cố và nắm giữ quyền lực chính trị, đã phát động cuộc khám xét bất ngờ văn phòng của ông và giam giữ ông. Các boggers tiên đoán rằng bản án dành cho ông sẽ rất là khắc nghiệt nếu ông bị kết tội.

Quyền Được Biết

Vào tháng Chín năm 2014, trước Ngày Quốc tế Quyền Được Biết vào ngày 28 tháng 9, các blogger trên khắp Việt Nam đã phát động một chiến dịch đòi quyền hiến định của người dân để tiếp cận thông tin.[12] Trong khi chiến dịch này một phần được khởi động bởi những cáo buộc về những nhượng bộ quá khứ của Việt Nam với Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ, chiến dịch này tự khẳng định mạnh mẽ quyền của mọi người được thông tin của chính phủ liên quan đến các hành động chính sách trong quá khứ và cả hiện tại, không chỉ về các vấn đề chính sách đối ngoại mà còn về các vấn đề trong nước có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân. Chiến dịch này cũng được định ngày một cách chiến lược trong khi Quốc hội, cơ quan lập pháp của Việt Nam, theo kế hoạch sẽ xem xét một dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin trong năm 2015.

Lời Chứng ủng hộ phong trào Quyền Được Biết năm 2014:

“Người dân phải có quyền truy cập thông tin của chính phủ trong một kênh mở qua các yêu cầu chính đáng như đã đề xuất bởi chính phủ. Quyền được biết là cơ sở để người dân có thể đánh giá tính minh bạch và công bằng tất cả các hoạt động của chính phủ. Đây là nhu cầu và quyền cơ bản phải được thực thi cho tất cả các công dân. Nó cũng là một phần không thể thiếu trong một nền dân chủ và là một dấu chỉ cho thấy đất nước được hưởng sự cai trị dựa trên luật pháp. Quyền được biết thuộc về tất cả công dân” - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm, Người bảo vệ Dân quyền). Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/we-want-to-knowits-our-right-to-know.html

Các blogger và các nhà hoạt động trong chiến dịch tự chụp ảnh mình cầm biểu ngữ với thông điệp của họ và lưu hành các hình ảnh trực tuyến thông qua blog của họ và diễn đàn mạng xã hội khác, thúc đẩy những người sử dụng mạng khác hành động tương tự. Cách tiếp cận táo bạo bằng hình ảnh này, việc phối hợp hành động trực tuyến và ngoài đời, cho thấy rằng các nhà hoạt động sẵn sàng công khai ý tưởng của họ. Qua sự việc đó họ bình thường hóa các hoạt động và góp phần giảm dần ngưỡng sợ hãi trong các nhà hoạt động và công dân bình thường.

Chúng Ta Là Một

Vào đầu tháng 3 năm 2015, các blogger đã phát động chiến dịch cả năm “Chúng Ta Là Một” bằng cách gửi một bức thư ngỏ để thành viên và các nước giám sát của Hội đồng Nhân quyền cũng như thành phần trách nhiệm thủ tục đặc biệt của hội đồng. Hơn 20 nhóm xã hội dân sự và các mạng lưới, chủ yếu ở Việt Nam cũng như trên 100 cá nhân làm việc về các vấn đề như môi trường, tự do tôn giáo, và quyền của phụ nữ đã ký lá thư đó.[13]

Chiến dịch "We Are One" kêu gọi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, chấm dứt quấy rối và theo dõi các hoạt động, và bãi bỏ các văn bản pháp luật hà khắc. Việc ra mắt chiến lược đúng vào thời điểm với phiên họp thứ 28 đang diễn ra của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nơi mà các hồ sơ của Việt Nam về tự do tôn giáo và văn hoá các quyền đều được xem xét kỹ lưỡng bởi hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã đến thăm quốc gia này.[14]

Theo chiến dịch mới nhất này, các blogger và các nhà hoạt động trên toàn Việt Nam và ở nước ngoài sẽ gặp gỡ với các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế để báo cáo về những sách nhiễu, trù dập và thúc đẩy họ đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam. Các buổi tổ chức đoàn kết cũng được lên kế hoạch trên toàn thế giới, mà đỉnh cao là cuộc tuần hành của công chúng về Ngày Nhân quyền Quốc tế vào ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại Việt Nam và trên toàn cầu. Trong bức thư ngỏ mở đầu chiến dịch, các blogger dự đoán nhà nước sẽ đàn áp và bỏ tù và yêu cầu các thành viên của cộng đồng quốc tế buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm khi có những cuộc đàn áp. Chiến dịch này là một dấu hiệu cho thấy sự không sợ hãi ngày càng tăng và sự tinh tế của xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam, sử dụng các cơ hội tạo nên bởi các cơ chế nhân quyền quốc tế.

Chiến dịch này cũng minh họa cho việc sử dụng blog và các diễn đàn trực tuyến để tạo thuận lợi không chỉ cho việc truy cập thông tin trong nước, mà còn cho mối giao tiếp giữa các nhà hoạt động địa phương và các tổ chức quốc tế. Trước thời kỳ mạng internet, các nhân vật quốc tế muốn hoạt động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp nhiều chướng ngại do thiếu báo cáo đáng tin cậy và tường trình tại địa phương. Mạng internet và sự phổ biến rộng rãi các blog liên quan đến quyền con người đã làm thay đổi sự việc.

Số blogger và các tình nguyện viên ngày càng tăng bây giờ viết và dịch các tài liệu quyền con người, chẳng hạn như thông tin về các vụ bắt giữ, giam cầm và xét xử các nhà bảo vệ nhân quyền sang tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác. Việc có sẵn thông tin về trường hợp nhân quyền Việt Nam bằng ngoại ngữ góp phần huy động hiệu quả hơn các nhóm nhân quyền quốc tế, các chính phủ nước ngoài và các thành phần khác mà những người này có thể sử dụng những thông tin đó trong cách làm việc riêng về quyền con người của họ với chính phủ Việt Nam.

Không gian dân chủ trực tuyến 

Không gian sinh hoạt cho việc thực hành quyền tự do ngôn luận nơi công cộng, tụ họp ôn hòa và sinh hoạt hội đoàn vẫn còn rất nhiều hạn chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự lan truyền của mạng Internet và sự gia tăng của các blog và sự xuất phát các diễn đàn mạng khác đã tạo nên một không gian dân chủ trực tuyến quý mà tranh luận tự do và chia sẻ và sản xuất thông tin không kiểm duyệt đang nở rộ.

Từ năm 2012, Facebook đã nổi lên như một diễn đàn mạng xã hội nổi trội nhất ở Việt Nam. Theo một cuộc khảo sát năm 2014, 93,9% người sử dụng Internet ở Việt Nam có một tài khoản Facebook và 56,9% là chủ tài khoản, tương đương với 30 triệu người đang tích cực sử dụng.[15] Trang mạng xã hội Việt ZingMe đứng cách xa ở hạng thứ hai, được sử dụng bởi chỉ có 12,5% người dùng mạng Internet. Twitter, LinkedIn, Instagram và Pinterest là các trang mạng xã hội dẫn đầu khác tại Việt Nam.

Facebook đã bị chặn nhiều lần lúc này lúc khác ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng việc ngăn chặn dường như đã được nới lỏng, bằng chứng là sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thâm nhập của nó. Đa số người dùng có thể vượt qua ngăn chặn tương đối dễ dàng.[16] Hầu hết các blogger cũng là người sử dụng Facebook tích cực và các nhà hoạt động tận dụng lợi thế ở các tính năng độc đáo của Facebook để tổ chức các sự kiện, chia sẻ tin tức và phân tích, thảo luận nhóm và cung cấp đường dẫn đến các blog và các nguồn khác về nhân quyền, dân chủ và các vấn đề lợi ích công cộng khác.

Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của ngành công nghệ thông tin để đổi mới và tăng trưởng kinh tế, các cơ quan chức năng ở Việt Nam đang ngày càng thận trọng với mối đe dọa tiềm ẩn mà việc sử dụng Internet đặt ra cho cái độc quyền về quyền lực chính trị của họ. Sự thận trọng này đã dẫn đến một loạt các chính sách và hành động để mở rộng quyền kiểm soát nhà nước về mạng Internet, tiến hành công tác tuyên truyền của chính phủ qua các diễn đàn trực tuyến, và trừng phạt những bài phát biểu trực tuyến được xem là chỉ trích chính phủ.

III. Những áp đặt và vi phạm quyền tự do căn bản

Hiến pháp Việt Nam bảo vệ những quyền căn bản kể cả quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Nhưng những chính sách, thực hành và các luật hạn chế trong thực tế đã bài trừ sự bảo vệ của hiến pháp. Các quy định rộng rãi và mơ hồ trong bộ luật Hình sự và các luật khác được dùng để đe dọa và truy tố những người bảo vệ nhân quyền, hoặc những người có những ý kiến mà giới chính quyền không chịu được. Những dịch vụ Internet cũng không tránh khỏi sự đè nén ngày một gia tăng bởi những điều lệ địa phương buộc họ phải cho chính quyền giám sát và kiểm soát trên truy cập và nội dung.[17]

Từ khi Freedom House bắt đầu xếp hạng tự do Internet năm 2011, Việt Nam mỗi năm đều được biết là ‘không tự do’ và đạt điểm rất thấp trong khoản giới hạn nội dung và hành vi vi phạm quyền của người sử dụng.[18] Cũng tương tự, Việt Nam được gọi là “kẻ thù của thông tin” bởi Reporters Without Border, một tổ chức luôn xếp hạng nước này ở dưới 5% của các nước được khảo sát trong World Press Freedom Index hàng năm kể từ năm 2002.[19]

Bộ tư pháp của Việt Nam là chính trị mềm dẻo và tòa án kết tội các blogger, những vị bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động chính trị không bằng một góc nhỏ tiêu chuẩn quốc tế vì những hình phạt khá nặng và điều kiện nhà tù qúa khắc nghiệt. Dựa trên ban Project Journalists, 14 nhà báo đã bị bắt và bỏ tù trong năm 2014, làm cho Việt Nam đứng thứ ba tệ nhất trên thế giới về việc bỏ tù các nhà báo. 12 trong các nhà báo này bị cáo tội vì những báo cáo và phát biểu của họ trên Internet. Những nhóm nhân quyền phỏng định khoảng 150 – 200 tù chính trị trong Việt Nam.[20] Phần đông trong nhóm tù này bị bắt là do viết blog hoặc phát biểu ý tưởng trên Internet.

Trước khi Việt Nam tham gia World Trade Organization (WTO) vào năm 2007, những nhóm nhân quyền có thúc đẩy những chính phủ chính trong WTO đặt sự tiến bộ về nhân quyền là điều kiện cho Việt Nam gia nhập vào cơ thể thế giới. Tuy nhiên, đã có một xu hướng rõ ràng của đàn áp và hạn chế quyền tự do ngôn luận và các hoạt động nhân quyền từ năm 2007. Các nhà chức trách đã áp dụng một loạt các biện pháp chính sách nhằm điều chỉnh các hoạt động Internet, lạm dụng áp luật để truy tố các blogger và các nhà hoạt động, sách nhiễu và đe dọa những người dùng Internet để tham gia vào các nhân quyền và vận động dân chủ. Xu hướng này là phản ứng của chính phủ đối với phong vũ biểu của sức mạnh ngày càng gia tăng của xã hội dân sự, thúc đẩy bởi sự phát triển của các công nghệ ICT giữa các công dân bình thường và các nhà hoạt động.

Nghĩa vụ Nhân quyền của Việt Nam

Trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do căn bản, kể cả tự do ngôn luận, phát từ pháp luật trong nước và quốc tế, cũng như các cam kết tại LHQ.

Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 và Điều 25 của Hiến pháp hiện hành được sửa đổi vào năm 2013 bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, và quyền biểu tình. Tuy nhiên, các điều luật được kèm theo bởi các khoản bổ túc mở rộng cửa để hạn chế pháp lý. Hơn nữa, Điều 14(2) của Hiến pháp hiện hành giới hạn về quyền hiến định trên cơ sở "quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và phúc lợi cộng đồng."

Trong thực tế, ngành tư pháp nhà nước kiểm soát và các quan chức an ninh cộng đồng của Việt Nam giải thích những điều khoản mơ hồ này để biện minh cho giam giữ tùy tiện và áp đặt giới hạn quá rộng về nhân quyền đã được bảo vệ bởi luật nhân quyền quốc tế.

Là một quốc gia thành viên của International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) từ năm 1982, Việt Nam có nghĩa vụ dưới Điều 19 phải tôn trọng và bảo vệ bất cứ công dân nào được hưởng quyền tự do ngôn luận trong bất cứ phương tiện truyền thông lựa chọn của mình. Uỷ ban Nhân Quyền LHQ, đảm nhiệm giám xét việc tuân thủ của các quốc gia với ICCPR, ban hành một giải thích có thẩm quyền trong năm 2011 rằng bất kỳ hạn chế về tự do ngôn luận, kể cả tự do ngôn luận trên Internet, phải phù hợp với các sự kiểm tra nghiêm ngặt cần thiết và tương xứng và chúng "phải được xây dựng với đầy đủ chính xác" để cho phép mọi người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.[21] Uỷ ban nói thêm rằng khi một quốc gia thành viên của ICCPR nêu ra điều kiện hợp pháp để hạn chế quyền tự do ngôn luận, "quốc gia đó phải chứng minh cụ thể về bản chất chính xác của các mối đe dọa, và sự cần thiết và tương xứng cho các hành động cụ thể đã thực hiện.[22]

Tháng Bảy, năm 2012, UN Human Rights Council thông qua nghị quyết 20/8 và tái khẳng định rằng các quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, phải được bảo vệ không những diễn đàn mà còn trực tuyến nữa.[23]

Đại diện cao ủy có trách nhiệm xem xét tuân thủ đối với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế , Xã hội và Văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – or ICESCR) kiểm tra hồ sơ của Việt Nam và đề nghị nước này “phải chỉnh lại những hạn chế về tự do ngôn luận cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, kể cả bãi bỏ những án tù có liên quan.”[24]

Ở cuộc xem xét định kỳ I (first Universal Periodic Review - or UPR) năm 2009, Việt Nam nhận 4 đề nghị kêu gọi nước này bảo đảm người dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận phù hợp với Điều 19 của ICCPR.[25]

Ở cuộc xem xét định kỳ II (second UPR) năm 2009, Việt Nam nhận 31 đề nghị kêu gọi tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và một môi trường thuận lợi cho xã hội dân sự (coi Annex II).[26]

Trong cam kết tự nguyện thuộc chiến dịch nhằm đạt một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2013, Việt Nam có đưa ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet là một thành tựu. Nước này cũng cam kết thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận từ UPR năm 2009.[27] Trong cuộc lãnh nhận bản báo cáo UPR 2014 cho Việt Nam, đoàn đại biểu của nước này lại một lần nữa bày tỏ sự cam kết để thực hiện những đề nghị đã nhận.[28]

Quy định của Chính Phủ về Hoạt Động Internet

Một số luật, nghị định và quyết định trong năm 2004 áp đặt những hạn chế qúa lớn đối với tự do ngôn luận, kể cả thông tin trực tuyến, và ban cho cơ quan nhà nước toàn quyền tùy ý để giám sát, điều tra và kết án thông tin trực tuyến. Tóm lại, những sự thay đổi này sẽ làm bại hoạn những vị bảo vệ nhân quyền, blogger và các nhà hoạt động Internet khác. 

Luật An ninh Quốc gia năm 2004 (Luật số 32/2004/QH1129[29]) trao quyền cho cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ an ninh quốc gia để "kiểm tra thiết bị viễn thông hoặc máy tính và mạng máy tính và tài liệu về các cá nhân và các tổ chức nếu có bất kỳ nghi ngờ hợp lý của một sự vi phạm an ninh quốc gia."[30] Luật này không đòi hỏi sự duyệt qua hoặc chấp thuận của tòa trước khi kiểm tra.

Tháng 8 năm 2008, bộ thông tin và truyền thông (the Ministry of Information and Communication - or MIC) đã ban hành nghị định số 97/2008 [31], cấm "lạm dụng" của Internet cho các mục đích bao gồm "phản đối nhà nước", "phá hoại an ninh quốc gia và trật tự xã hội và an toàn", và "phá hủy các phong tục quốc gia và truyền thống." Tháng mười hai cùng năm, MIC đã ban hành thông tư số 7 để hướng dẫn thực hiện nghị định, đưa ra những chi tiết của các luật cấm. Ví dụ, nó nghiêm cấm các blogger từ cung cấp liên kết đến thông tin được coi là "phản nghịch nhà nước" hay "lây lan thông tin bóp méo, nói xấu và làm tổn thương uy tín của các tổ chức." Nó cũng áp đặt các nghĩa vụ trên nhà cung cấp dịch vụ Internet trao các dữ liệu cho chính phủ theo yêu cầu, cũng như để ngăn chặn và xóa nội dung coi là bất hợp pháp hoặc vi phạm của nghị định số 97.

Tháng 4 năm 2010, Ủy ban nhân dân Hà Nội đã ban hành quyết định số 15/2010, đặt hàng ngàn quán cà phê Internet và các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác ở thủ đô phải cài đặt phần mềm mà chính phủ cung cấp trên máy tính mà nhiều người tin rằng sẽ cho phép các nhà chức trách theo dõi những hoạt động của người dùng và chặn truy cập đến các trang web.[32] Quyết định nhằm thực hiện nghị định số 97 và các quy định khác trao quyền cho chính quyền địa phương để kiểm tra các quán cà phê Internet.

Trong tháng 2 năm 2011, một nghị định phương tiện truyền thông mới (nghị định số 2) đã đi vào hiệu lực. Nghị định mới trao quyền cho các cơ quan nhà nước áp đặt tiền phạt trên nhà báo vi phạm các quy định mơ hồ. Tiền phạt cũng có thể được áp dụng nếu nhà báo không tiết lộ nguồn.[33]

Ngày 12 tháng 9 năm 2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lệnh hành chính số 7169/VPCP-NC và đe dọa "cấm vận" chống lại ba blog hàng đầu:
- Danlambao (Citizens’ Journalism) 
- Quanlambao (Officials Doing Journalism) 
- Biendong (East Sea) 

Các blog mang tin tức và phân tích về nhân quyền và dân chủ, quan chức tham nhũng, và các tệ hại đề chính sách đối ngoại. Trong một đáp ứng thách thức công cộng trên blog của mình, Danlambao tuyên bố rằng họ sẽ không im lặng bởi mối đe dọa của Nguyễn Tấn Dũng và nói rằng blog của họ nhận được 500.000 lượt xem trang một ngày sau khi nghị định đã được công bố.[34] Mặc dù chính phủ có vẻ không làm theo điều đã đe dọa đối với ba trang web này, chính quyền đã tiếp tục quấy rối và bức hại blogger, được minh chứng bằng tạm giam và truy tố hình sự các nhà hoạt động giải thích dưới đây.

Vào tháng 4 năm 2012, MIC công bố dự thảo quy định mới về "quản lý, cung ứng, và sử dụng những dịch vụ Internet và thông tin trên mạng" để thay thế Nghị định số 97/2008. Nghị định số 72 đã được ký bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 7 năm 2013 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2013.[35] Nghị định mới được thảo một cách mơ hồ trao toàn quyền ch MIC, bộ công an và các cơ quan nhà nước khác. Nghị định buộc rằng phương tiện truyền thông xã hội, kể cả blog, chỉ có thể được sử dụng để "cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân" và vì thế sẽ cấm người dùng mạng để đăng các bài báo tin tức và liên kết đến các bài viết.

Điều 5 của nghị định số 72 cấm các hoạt động trực tuyến bằng ngôn ngữ bao quát và căn cứ không rõ rệt, bao gồm:
- Phản đối Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đe dọa an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn; và phá huỷ tình đoàn kết quốc gia;

- Đi ngược với truyền thống quốc gia;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, quân sự, kinh tế, bí mật ngoại giao và những bí mật khác xác định bởi nhà nước;

- Cung cấp thông tin sai lệch.

Nghị định cũng áp đặt trách nhiệm pháp lý trên những dịch vụ trung gian vì đã không kiểm soát ý kiến của người thứ ba. Nó đòi hỏi nhà điều hành trang web tin tức hoặc quản lý để thiết lập một máy chủ bên trong nước cho "việc kiểm tra, lưu trữ và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng" (điều 24.2). Điều 22 đòi hỏi các công ty nước ngoài phải tuân theo các nghị định, nhưng ngôn ngữ mơ hồ của điều này thì không rõ ràng như bản chất chính xác trong trách nhiệm pháp lý của các công ty nước ngoài hoặc các lựa chọn của Việt Nam trong thực thi pháp luật xuyên biên giới. Nghị định kích thích hàng loạt những lời chỉ trích từ các nhóm nhân quyền ở nhà và ở nước ngoài, các công ty ICT[36], cũng như các chính phủ thế giới.[37]

Vào tháng 8 năm 2014, chính phủ đã ban hành thông tư số 09, hướng dẫn thực hiện nghị định số 72. Thông tư này yêu cầu các trang web tin tức và mạng xã hội cài các cơ chế loại bỏ nội dung coi là vi phạm các nghị định trong vòng ba giờ sau khi tự khám phá hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của chính phủ.[38]Cả hai nghị định và sự thực hiện của nó đều không được thông qua sự giám sát độc lập, tư pháp hoặc bằng cách khác trên các quyền hạn đã trao cho bộ chính phủ. Cơ quan nhà nước không cần lệnh của tòa án để yêu cầu dữ liệu của người sử dụng, phế huỷ các nội dung hoặc tiến hành kiểm tra.

Được đặt trong tháng mười một 2013 và có hiệu quả từ năm 2014, nghị định số 174 áp đặt tiền phạt hành chính là 100 triệu đồng Việt Nam (hoặc 40.000 Thụy Điển Kronas) trên các tác giả của những lời chỉ trích của hoặc tuyên truyền chống lại chính phủ và Đảng trên phương tiện truyền thông xã hội.

Có một nhu cầu là theo dõi chặt chẽ, thu lượm tài liệu và báo cáo về việc các nhà chức trách đang thực hiện các nghị định và tác động của chúng trên các quyền tự do ngôn luận và truy cập thông tin. Tuân thủ các nghị định với điều 19 của ICCPR và các tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền sẽ phải chịu giám sát một cách nghiêm khắc khi Việt Nam trình bày báo cáo định kỳ thứ ba với ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà đã quá hạn kể từ tháng 8 năm 2004.

Luật Hình Sự

Một số tội trạng an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng như quy định trong luật Hình Sự được dùng để kết tội, truy tố và kết án blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động. Những điều luật này được soạn một cách mông lung và áp đặt điều kiện tù thật khắc nghiệt.

Điều 79 ghép tội những người thực hiện "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền của người dân" và những người bị kết tội theo điều luật này phải đương đầu với khoảng 5 đến 20 năm tù, tù trung thân hoặc thậm chí án tử hình. Theo tài liệu của nhóm nhân quyền địa phương, ít nhất 40 người đã bị hoặc phục vụ tù vào năm 2014 sau khi bị kết án dưới điều luật 79.[39]

Blogger và các nhà hoạt động bị kết án tù với điều luật 79 bao gồm luật sư nhân quyền ông Lê Công Định (5 năm); Công giáo blogger ông Paulus Lê Văn Sơn (4 năm), ông Nguyễn Văn Duyệt (3.5 năm), và Ngô Hào (15 năm); nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và cựu chiến binh ông Trần Anh Kim (5.5 năm); nhà hoạt động môi trường tôn giáo ông Phan Văn Thụ (chung thân); và ủng hộ dân chủ doanh nhân và blogger ông Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm).

Trong tháng 1 năm 2010, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ở phần cuối của một một ngày xét xử, kết án Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù và 5 năm của quản thúc tại gia. Ông Thức đã từng là một doanh nhân thành công, là một trong những người thành lập một công ty ICT cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông tại Việt Nam. Ông quản lý một số blog mà ông đăng phân tích và tác phẩm của ông về các vấn đề kinh tế và xã hội.[40] Ông Thức từ chối thừa nhận tội.

Trường hợp của ông Thức thật là đặc biệt bởi vì doanh nhân trở thành nhà hoạt động rất hiếm ở Việt Nam. Tại Việt Nam, nhà doanh nghiệp có thể đảm bảo thành công của họ và hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế nếu họ không thách thức chính phủ và hưởng quyền lợi giữa các tầng lớp chính trị. Đa dạng hóa của xã hội dân sự để bao gồm các lĩnh vực xã hội khác mà bình thường không phải là hoạt động có thể được coi là một mối đe dọa cụ thể cho các nhà chức trách, điều này đã phản ánh trong bản án khắc nghiệt.

Điều khoản 88 kết án những người tiến hành "tuyên truyền chống lại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" và những người bị kết án với điều khoản này bị phạt 3 đến 20 năm tù. Vào năm 2014, ít là 19 nhà hoạt động đã bị kết án hoặc phục vụ tù do điều khoản này.[41] Những nhà blogger nổi tiếng bị kết án tù bởi điều khoản này bao gồm nhà môi trường Đinh Đăng Định (6 năm), nhà hoạt động công giáoTạ Phong Tần (10 năm), blogger Nguyễn Văn Hải, aka Điếu Cày (12 năm), blogger Phạm Thanh Hải (3 năm) và blogger và nhà hoạt động quyền đất đai Hồ Thị Bích Khương (5 năm). Điếu Cày được trả tự do và nhanh chóng bị buộc phải sống lưu vong vào tháng 10 năm 2014.[42] Đinh Đăng Định sức khỏe xấu đi trong nhà tù và ông chết vì ung thư tháng hai tuần sau khi ông 'được thả' bởi Tổng thống Việt Nam.

Điều luật 245 buộc tội những người “gây rối trật tự công cộng" và những ai bị kết án bởi điều luật này phải đóng phạt giữa 1 tới 10 triệu đồng, tù tại ngoại cho đến hai năm hoặc từ ba tháng đến hai năm tù. Nếu trường hợp của tội phạm được coi là "nghiêm trọng", thì hình phạt là giữa hai và bảy năm tù. Vào năm 2014, ít nhất có 18 nhà hoạt động đã bị kết tội hoặc ở tù đưới điều luật này,[43] kể cả nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, người bị kết án trong tháng mười hai 2014 và 3 năm tù cùng với bạn đồng biểu tình ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.[44]

Mặc dù sự liên tục quấy rối đối với bà, gia đình bà và sáu tháng bị giam giữ vô cớ tại một trại 'cải tạo' vào năm 2012, Bùi Thị Minh Hằng đã cho thấy sự dũng cảm bất thường và can đảm trong các tác phẩm trực tuyến và ngoại tuyến hoạt động của mình. Cô Hằng đã chủ trương chống lại các vụ cướp đất, sự giam cầm vô cớ của các nhà bảo vệ nhân quyền, và những vi phạm quyền hội họp ôn hòa. Cô là một trong số ngày càng tăng của những nhà bảo vệ nhân quyền đàn bà, những người ngày càng có tiếng nói và nổi bật trong xã hội dân sự Việt Nam. Một bài báo trên Internet đề cao sự dũng cảm của cô Hằng và tóm tắt sự kính nể mà nhiều người dành cho cô rằng:

"Chiến đấu từ một blog ảo đến các đường phố là những điển hình Bùi Thị Minh Hằng. Chiến đấu không chỉ với một cây bút, nhưng cũng bởi biểu tình, hành quân về phía trước, đứng thẳng với đầu ngước cao là Bùi Thị Minh Hằng."[45]

Điều luật 258 kết tội người "lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, các hợp pháp quyền và lợi ích của tổ chức và/hoặc công dân," chẳng hạn như tự do ngôn luận và tự do lập hội. Những người bị kết án dưới điều luật này có thể bị tù lâu đến bảy năm.[46] 2010-2014, 23 nhà hoạt động đã bị kết tội, và bị tù vì điều luật này,[47] kể cả blogger Đinh Nhật Uy (15 tháng tù), nhà hoạt động Phật giáo hòa hảo Nguyễn Văn Lía (5 năm), blogger Trương Duy nhất (2 năm), ông blogger Phạm Việt Đào (15 tháng), và blogger Nguyễn Hữu Vinh, còn gọi là Anh Ba Sàm (bị giữ trước khi ra tòa).

Trong tháng 6 năm 2013, ba tháng trước chiến dịch chống lại điều luật 258, cảnh sát bắt ba blogger vi phạm điều luật này, kể cả Đinh Nhật Uy.[48] Đinh Nhật Uy bị bắt vì đã phát biểu trên Facebook cổ động cho việc trả tự do cho người anh trai của anh, cũng như các bài viết chỉ trích chính phủ. Uy bị kết án trong tháng mười cùng năm và bị kết án 15 tháng tù, nhưng được thả xớm và chỉ bị quản thúc tại gia.

Các quy định mơ hồ trong bộ luật Hình sự được sử dụng để ghép tội các hành động ôn hòa kể cả điều luật 87 (phá hoại chính sách thống nhất), điều luật 91 (chạy trốn ra nước ngoài hoặc việc ở nước ngoài nhằm chống lại chính phủ của nhân dân), và điều luật 257 (chống lại các viên chức của chính phủ).

Các biện pháp chống lại các hoạt động trên mạng

Các tiết lộ từ 2009 cho thấy sự gia tăng công nghệ giám sát phức tạp, kiểm duyệt, và kỹ thuật đánh phá trên mạng của Việt Nam nhằm chống lại các nhà hoạt động trên mạng bên trong và bên ngoài của Việt Nam.

Trong năm 2010, các điều tra của Google và McAfee phát hiện việc sử dụng của phần mềm độc hại ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người dùng ở Việt Nam cũng như các blog bất đồng chính kiến và các trang web liên quan đến nhân quyền.[49]Blog và trang web nhạy cảm thường hay bị chặn, bị tấn công bằng Distributed Denial of Service (DDoS), hoặc bị nhiễm phần mềm gián điệp độc hại. Blog của blogger Trương Duy nhất bị đóng ngay sau khi anh bị bắt vào năm 2013 và được mở lại như là một cái bẫy cho những người vào thăm blog vì có chương trình tự tải phần mềm độc hại xuống máy tính của người xem.[50]

Vào năm 2013, các quan chức Việt Nam nhận có tạo ra một nhóm các 'nhà báo phản ứng nhanh chóng' để thúc đẩy vị trí của chính phủ. Các đội quân mạng của chính phủ và 'những người định hướng dư luận' để ủng hộ chính phủ (được gọi làdư luận viên) giám sát Internet và blog để tìm những bất đồng trên mạng, tấn công và đe dọa các nhà hoạt động trên Internet, và sản xuất bài viết và ý kiến nhằm hỗ trợ chính phủ.[51] Bloggers cáo buộc rằng công an thường bí mật làm việc với dư luận viên để khởi động các phong trào bôi nhọ chống lại blogger và các nhà hoạt động khác, kể cả việc sử dụng thông tin cá nhân thu được từ các đồ điện tử tịch thu từ các nhà hoạt động.

Các đội quân mạng cũng khai thác các mạng xã hội, lạm dụng chức năng báo cáo nhằm phá các blogger và các nhà hoạt động nổi tiếng. Một số tài khoản Facebook của các nhà hoạt động hoặc các trang web đã bị tắt sau khi bị đội quân mạng nhấn nút 'Báo cáo lạm dụng' nhiều lần.[52] Chiến thuật này cũng đã lan đến các nền tảng ngày càng phổ biến khác như Twitter, Tumblr.

Các chiến thuật này nói với việc nhận thức của chính phủ là chặn hoặc loại bỏ nội dung không còn hiệu quả. Vào tháng 1 năm 2015, truyền thông nhà nước báo cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với quan chức cao cấp tại một cuộc họp rằng họ "không thể" cấm các trang web phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và thay vào đó kêu gọi các quan chức phải dùng phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá thông điệp chính phủ.[53]

Những ví dụ này chỉ là bề nổi của tảng băng của Việt Nam trong nỗ lực để kiểm soát không gian trực tuyến. Tuy nhiên, sự lan rộng của công nghệ ICT, những đào tạo kỹ thuật bảo mật và các thông tin liên lạc bảo toàn hơn cũng giữ được tốc độ với các cơ quan của nhà nước trong việc gia tăng công nghệ tinh tế, tạo điều kiện cho blogger và các nhà hoạt động tiếp tục hoạt động trực tuyến của họ.

Các cuộc tấn công, sách nhiễu và hạn chế

Trong hai năm qua, ngoài việc truy tố hình sự, blogger và các nhà hoạt động phải đối mặt với các cuộc tấn công, sách nhiễu tại nơi cư trú và nơi làm việc và giới hạn sự tự do di chuyển của họ.

Chỉ trong năm 2014, các nhà hoạt động địa phương cho biết ít nhất có 31 của cuộc tấn công chống lại blogger và các nhà hoạt động, nhiều lần dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Các báo cáo về những hành vi vô liêm sỉ công nhận các chuyên viên trật tự của nhà nước, các chuyên viên nhà nước trong thường phục và những tên côn đồ là các thủ phạm.[54] Trong một số trường hợp, các nạn nhân báo cáo các cuộc tấn công với cảnh sát, nhưng cho đến nay chỉ có là vài chứng cớ cho thấy có điều tra đáng tin cậy và khách quan đã được tiến hành.

Đặc biệt, các nhà hoạt động nữ và thành viên gia đình của họ phải đối diện với các sách nhiễu và đe dọa. Phụ nữ Việt Nam cho nhân quyền (VNWHR), một nhóm xã hội dân sự địa phương, ghi lại có ít là 42 sự việc quấy rối, các cuộc tấn công như vậy và đe dọa vào năm 2014.[55] Bao gồm các sự cố tình gián đoạn tang lễ của một thành viên gia đình; bắt giữ, bị giam giữ và truy tố hình sự; tấn công cơ thể; các cuộc tấn công và tìm kiếm bất hợp pháp các nhà riêng, cũng như tịch thu đồ dùng cá nhân; cấm du lịch; sự bàng quang của cảnh sát đối với những tấn công bởi những người lạ; và lệnh cho việc điều tra của cảnh sát.

Các nhà hoạt động cũng báo cáo quấy rối của và áp lực của chủ xưởng hoặc chủ nhà, thường dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng thuê và việc làm của họ. Điều này đã dẫn đến áp lực kinh tế trên blogger và các nhà hoạt động.

Một loại quấy rối là hạn chế về tự do di chuyển. Điều 23 của Hiến pháp năm 2013 đảm bảo quyền di chuyển tự do bên trong, xuất ngoại, và trở về nước. Trong thực tế, tự do di chuyển không được bảo vệ cho tất cả mọi người.

Sự gia tăng của việc thâm nhập Internet tạo sự dễ dàng hơn cho các nhà xã hội dân sự ở Việt Nam thúc đẩy mạnh hơn và mở rộng tương tác với cộng đồng quốc tế, kể cả các nhóm nhân quyền và các chuyên gia. Sự liên kết này đã dẫn đến nhiều cơ hội cho các blogger tại địa phương và các nhà hoạt động đi ra nước ngoài để đào tạo, chuyến đi thăm để nghiên cứu, và các sự kiện khác. Những tương tác này cũng rất cần thiết để giảm nhẹ cảm giác cô lập bởi các nhà hoạt động tại Việt Nam và giúp đỡ các nhà hoạt động quốc tế đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình địa phương, mà lần lượt sẽ giúp để cập nhật cho sự vận động nhân quyền của họ đối với Việt Nam.

Đáp ứng lại sự trao đổi này ngày càng tăng, các nhà chức trách áp đặt các hạn chế trên các nhà hoạt động về tự do di chuyển và đe dọa những người cố gắng đi nước ngoài hoặc đã trở về từ các hoạt động ở nước ngoài. Các nhà hoạt động đã bị tịch thu hộ chiếu tại sân bay trước chuyến bay của họ mà không được báo trước. Những người khác báo cáo sự chậm trễ bất thường trong việc làm lại hộ chiếu hoặc phát hành hộ chiếu mới.[56] Các nhà chức trách không hề cung cấp bất kỳ tài liệu chính thức với biện hộ pháp lý cho những hạn chế này, làm gián đoạn trầm trọng các hoạt động hợp pháp của các nhà hoạt động và dẫn đến việc mất tài chính đáng kể.

Cô Nguyễn Hoàng Vi (hoặc An Đổ Nguyễn), một blogger, đã bị quấy rối và đánh đập. Ngày 9 tháng 12 năm 2014, một ngày trước khi ngày nhân quyền quốc tế, một nhóm người dừng lại trên đường gần nhà của cô ở miền Nam Việt Nam, kéo tóc và đấm cô ấy. Lực lượng an ninh gần đó đã không can thiệp. Vi cũng đã bị đánh cùng với các nhà hoạt động khác tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2012 vì lập kế hoạch kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền.[57] Vào cuối năm 2013, cô cũng đã bị tịch thu hộ chiếu tại sân bay khi cô cố gắng để đi du lịch ở nước ngoài. Vào tháng 12 năm 2012, cảnh sát bắt giữ Vi vì cô đã cố gắng tham dự các phiên toà phúc thẩm xét xử ba người blogger khác. Trong khi bị cảnh sát tạm giữ, cô bị tước quần áo, hạn chế và phải chịu sự lục soát ở vùng kín. Khác xa với bị đe dọa, Vi đăng trên blog một bản tường thuật của người trong cuộc về sự việc đã xảy ra và viết rằng vào cuối sự thử thách của cô, cô có nói với cảnh sát:

"Tôi muốn cho các anh biết rằng bạo lực và các hành vi thấp hèn của các anh có thể làm người ta đầu hàng các anh, nhưng đó chỉ hữu hiệu đối với các người yếu. Đối với những người như tôi, nó chỉ tăng cường tinh thần và ý chí của tôi. Các anh nên truyền lại lời nói của tôi tới những người ra lệnh cho các anh thực hiện các hành động thấp hèn này. Và đừng quên để thêm rằng kỹ năng của các anh còn nghèo và kém hơn một người phụ nữ như tôi mà các bạn đã phải dựa vào những thủ đoạn dơ bẩn."[58]

IV. Kết luận và khuyến nghị

Khi tranh cử để có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2013, trong văn bản ứng cử, chính phủ VN viết:

“Những cơ chế để cổ suý và bảo vệ nhân quyền được phát triển phù hợp với nguyên tắc Nhà nước pháp trị của dân, do dân và vì dân - như khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.”

Những blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà vận động xã hội khác đều góp phần vào việc phát triển một xã hội chủ trương đặt con người làm trọng tâm - tức là ai cũng không sợ bị phân biệt đối xử khi bàn luận tự do, phát biểu ý kiến, đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, phải có trách nhiệm giải trình, và tham gia những hoạt động công chúng. Sự ổn định lâu dài và phồn vinh của VN tuỳ thuộc vào sự xây dựng một xã hội như thế.

Tuy nhiên, chính phủ VN vẫn dùng chính sách cai trị hà khắc và truy tội bằng luật pháp cũng như dùng các biện pháp đàn áp nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động, dù họ chỉ thực thi một cách ôn hoà các quyền tự do cơ bản và nhân quyền. Điều đó không những vi phạm các nghĩa vụ của VN - một Nhà nước đã ký kết 9 điều ước quốc tế về nhân quyền (xem Annex 1) - mà còn đi ngược lại việc họ tự nhận là một “Nhà nước pháp trị của dân, do dân và vì dân”.

Là một nhà nước đã chuẩn thuận ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị - International Covenant on Civil and Political Rights), VN có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản và nhân quyền - kể cả quyền tự do phát biểu và thông tin qua mạng cũng như ngoài đời.

Dù quyền tự do phát biểu không phải là tuyệt đối, sự giới hạn các quyền này chỉ có thể được chấp nhận khi nó thoả mãn những điều kiện khắt khe như được quy định bởi Điều 19 (3) của ICCPR và được đề cập trong Lời Bàn Tổng quát 34 (2011) của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC). ICCPR xem quyền tự do phát biểu là rất quan trọng và mọi biện pháp nhằm giới hạn nó là ngoại lệ.

VN có nhiều đạo luật, nghị định và chính sách mơ hồ với câu chữ ôm đồm vốn được dùng để trừng phạt những ai thực thi quyền tự do phát biểu của họ một cách ôn hoà. Mặt khác nhà cầm quyền VN cũng không thể giải thích cặn kẻ tại sao những hoạt động như viết blog và cổ suý cho nhân quyền lại đe doạ nền an ninh quốc gia. Họ cũng không thể biện minh cho sự cần thiết của những hình phạt nặng nề mà họ dành cho các blogger và các nhà hoạt động. Các điều khoản khắc nghiệt trong bộ Luật Hình sự VN không thoả mãn những quy định chặt chẻ về ngưỡng áp dụng như được ghi trong Điều 19(3) của ICCPR và Lời Bàn Tổng quát 34.

Vì những lý do nêu trên, trong tinh thần tôn trọng và xây dựng, Tổ chức Những Người Bảo Vệ Dân Quyền đưa ra những khuyến nghị sau đây cho chính phủ VN và những ai quan tâm, với mục đích yểm trợ cho các nhà hoạt động nhân quyền và blogger. Tổ chức Những Người Bảo Vệ Dân Quyền kêu gọi chính phủ VN:

1. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện các blogger, các nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền và tất cả những ai đang bị giam giữ, bị quản chế tại gia, hoặc bị tù đày chỉ vì họ thực thi quyền tự do phát biểu và hội họp một cách ôn hoà.

2. Sửa đổi hay huỷ bỏ tất cả các luật lệ, nghị định và điều luật như Nghị định 72, Điều 79, 87, 88, 257 và 258 của Luật Hình sự VN vì chúng không phù hợp với ICCPR và tất cả những công ước quốc tế về nhân quyền mà VN đã ký kết. 

3. Chấm dứt tất cả những hình thức theo dỏi, quấy nhiễu, giam cầm, phá trang mạng, giới hạn quyền tự do di chuyển, đàn áp bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền. Đồng thời nhanh chóng điều tra những vụ vi phạm như vừa nói một cách độc lập, công tâm và có hiệu quả để tìm ra thủ phạm và buộc họ nhận trách nhiệm.

4. Trong tiến trình soạn thảo báo cáo định kỳ thứ 3 cho HNHRC, chính phủ VN phải tham khảo ý kiến rộng rãi của các blogger và các nhà hoạt động trong xã hội dân sự. Trong báo cáo đó, VN cần mô tả chi tiết về sự thực thi các đạo luật, nghị định và chính sách có ảnh hưởng tới quyền quyền tự do phát biểu, cũng như phải giải thích cách thức và kế hoạch để làm sao các luật lệ đó trở nên tương thích với các tiêu chuẩn nhân quyền của ICCPR và của quốc tế.

5. Mời và tạo điều kiện thuận tiện cho các Đặc phái viên LHQ thăm VN để khảo sát về hiện trạng của quyền tự do phát biểu và sự an sinh của các nhà hoạt động nhân quyền. VN cần tiếp thu những tư vấn kỹ thuật của chuyên gia LHQ khi sửa đổi hay soạn thảo luật pháp và chính sách có ảnh hưởng tới quyền tự do phát biểu. VN phải thực tâm trong việc thực thi các khuyến nghị của LHQ.

Tổ chức Những Người Bảo Vệ Dân Quyền kêu gọi các nước chủ chốt gồm có thành viên của Liên minh Tự do Mạng (Freedom Online Coalition), Liên hiệp Châu âu, ASEAN, Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thuỵ Điển và Hoa Kỳ:

1. Tiếp tục kêu gọi chính phủ VN trả tự do cho tất cả blogger, nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền và tất cả những ai bị cầm tù vì họ thể hiện quyền tự do phát biểu và quyền tự do hội họp một cách ôn hoà. Chính phủ VN phải chấm dứt mọi hình thức đàn áp nhắm vào những thành phần vừa kể.

2. Hỗ trợ và bảo vệ một cách kịp thời và hiệu quả, cũng như công khai ghi nhận những thành quả tranh đấu của các blogger, các nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền. Đặc biệt là Liên hiệp Châu âu phải tích cực áp dụng những quy luật ứng xử liên quan tới thành phần bảo vệ nhân quyền.

3. Công khai cũng như âm thầm kêu gọi nhà nước VN sửa hay bỏ các luật lệ, nghị định và điều luật như Nghị định 72, Điều 79, 87, 88, 257 và 258 của Luật Hình sự VN vì chúng đàn áp và giới hạn quyền tự do phát biểu và các hoạt động nhân quyền.

4. Đưa tiêu chuẩn nhân quyền vào trong tất cả các quan hệ song phương với VN, bảo đảm rằng mọi thoả thuận về mậu dịch và đầu tư với VN - bất kể là dự định hay đang tiến hành - đều không có tác dụng phương hại đến nhân quyền. Ngoài ra còn cần phải có những cơ chế có quyền lực để giám sát và can thiệp khi vi phạm nhân quyền xảy ra.

5. Theo dỏi và báo cáo về việc VN thực thi đúng đắn các khuyến nghị của UPR, của LHQ và của các tổ chức xã hội dân sự để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền, quyền tự do phát biểu và hội họp, tự do thông tin trên mạng và về sự phát triển của xã hội dân sự. 

6. Theo dỏi và hành động có hiệu quả để ngăn ngừa và can thiệp khi có vi phạm về quyền tự do phát biểu và quyền bảo vệ đời tư có sự can dự của các công ty đến VN làm ăn.

CRD kêu gọi các công ty thuộc công nghệ thông tin ở VN cũng như ở nước ngoài:

1. Tuân thủ ‘Các Nguyên tắc Dẫn đạo của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền’, ‘Các Nguyên tắc của Mạng Sáng kiến Toàn cầu về Quyền tự do phát biểu và Bảo vệ đời tư’ 

2. Chủ động đề cập với chính phủ VN về những quan ngại của công ty đối với những chính sách, luật lệ hay biện pháp không phù hợp với các chuẩn quốc tế về nhân quyền.

3. Tham vấn rộng rải và thường xuyên với xã hội dân sự, kể cả những nhóm không được uỷ quyền, về việc phát triển, thực thi và cải tiến các chiến lược của công ty để bảo vệ quyền tự do phát biểu và quyền bảo vệ đời tư.

4. Minh bạch hoá thông tin và công bố theo định kỳ những số liệu về quá trình yêu cầu huỷ bỏ nội dung, hay tiết lộ thông tin về người dùng dịch vụ từ phía chính phủ VN, cũng như phản ứng của công ty trước những yêu cầu đó.

CRD kêu gọi Ủy ban Liên chính phủ về Nhân quyền của ASEAN (ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights - AICHR):

1. Thể hiện quyền lực của họ theo Điều 4.10 của Điều khoản Tham chiếu bằng cách tiếp cận và duyệt xét các thông tin từ VN để xem chính phủ VN có tuân thủ Điều 19 của ICCPR và có thực thi các khuyến nghị được cung cấp bởi xã hội dân sự, UPR, các tổ chức điều ước của LHQ và các đặc phái viên LHQ hay không. Các thông tin này cần phải được công bố.

2. Kêu gọi chính phủ VN trả tự do cho tất cả blogger, nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền và tất cả những ai bị cầm tù vì họ thể hiện quyền tự do phát biểu và quyền tự do hội họp một cách ôn hoà. Chính phủ VN phải chấm dứt mọi hình thức đàn áp nhắm vào những thành phần vừa kể.

3. Khuyến khích chính phủ VN sửa hay bỏ các luật lệ, nghị định và điều luật như Nghị định 72, Điều 79, 87, 88, 257 và 258 của Luật Hình sự VN vì chúng đàn áp và giới hạn quyền tự do phát biểu và các hoạt động nhân quyền ôn hoà.

*

Chú thích:

[1] Internet Live Stats, “Vietnam Internet Users,” 

[2] Internet Live Stats, “Internet Users by Country (2014)”, 

[3] We Are Social, “2014 Asia-Pacific Digital Overview,” 16 January 2014, 


[4] Dezan Shira & Associates’ Vietnam Briefing, “Increasing Mobile Internet Use in Vietnam to Open Up New Market Areas, 17 September 2014, 

[5] We are Social, “Social, Digital, and Mobile in Vietnam,”http://wearesocial.net/blog/2012/10/social-digital-mobile-vietnam/

[6] UNESCO Institute for Statistics, “Vietnam Country Profile,”http://www.uis.unesco.org/DataCentre/Pages/country-profile.aspx?code=VNM&regioncode=40515

[7] Civil Rights Defenders, “Vietnamese bloggers initiate a unique campaign for freedom of expression,” 11 September 2013, 

[8] See anhbasam.wordpress.com, anhbasamnews.info, and basam.info. 

[9] “Anh Ba Sam Breaks the Chain of Oppression,” 13 November 2014,http://www.slideshare.net/phamdoantrang/abs-english-41542409

[10] Pham Doan Trang, “Anh Ba Sam’s News Blog Marches on Despite His Arrest,” 31 January 2015, 

[11] Ibid. 

[12] Dan Lam Bao, “We want to know! It is our RIGHT to KNOW,”http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/we-want-to-know-its-our-right-to-know.html

[13] Open Letter to the United Nations’ Human Rights Council and its Mechanisms Concerning Vietnam’s Human Rights Abuses and The People’s Human Rights Campaign for 2015, 10 March 2015, 

[14] Report of the Special Rapporteur on freedom of religion or belief, Heiner Bielefeldt, Mission to Viet Nam (21 to 31 July 2014), UN Document A/HRC/28/66/Add.2, 30 January 2015; Report of the Special Rapporteur in the field of cultural rights, Farida Shaheed, Mission to Viet Nam (18-29 November 2013), UN Document A/HRC/28/57/Add.1, 29 January 2015. 

[15] BDG Asia, “Vietnam’s Top Social Media Sites in 2014,” 12 June 2014, 

[16] TechAsia, “Vietnam’s Facebook penetration hits over 70%, adding 14 million users in one year,” 25 September 2013, 

[17] New York Times, “As Technology Entrepreneurs Multiply in Vietnam, So Do Regulations,” 8 February 2015, www.nytimes.com/2015/02/09/business/as-technolo- gy-entrepreneurs-multiply-in-vietnam-so-do-regulations.html?_r=0

[18] Freedom House, Vietnam chapter in Freedom on the Net2014, 

[19] Reporters Without Borders, Vietnam chapter in 2015 World Press Freedom Index, http://index.rsf.org/#!/index-details/VNM

[20] Human Rights Watch, Vietnam chapter in World Report 2014, 

[21] UN Human Rights Committee, General Comment 34, UN Document CCPR/C/GC/34, 21 July 2011, 

[22] Ibid. 

[23] UN General Assembly, Resolution on “The promotion, protection and enjoyment of human rights on the Internet,” UN Document A/HRC/20/L.13, 29 June 2012,http://www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session20/A.HRC.20.L.13_en.doc 

[24] UN Committee on Economic, Social and Cultural Rights, “Concluding observations on the second to fourth periodic reports of Viet Nam," UN Document E/C.12/VNM/CO/2-4, 15 December 2014. 

[25] UN Human Rights Council, “Addendum to the Report of the Working Group on the Universal Periodic Review of Viet Nam: Views on conclusions and/or recom- mendations, voluntary commitments and replies presented by the State under review,” UN Document A/HRC/12/11/Add.1, 16 September 2009. 

[26] UN Human Rights Council, “Addendum to the Report of the Working Group on the Universal Periodic Review of Viet Nam: Views on conclusions and/or recommendations, voluntary commitments and replies presented by the State under review,” UN Document A/HRC/26/6/Add.1, 20 June 2014. 

[27] UN General Assembly, “Viet Nam’s candidacy to the United Nations Human RightsCouncil for the term 2014-2016: voluntary pledges under resolution 60/251,” 28 August 2013, pg 5. 

[28] Opening remarks by H.E. Thanh T. Nguyen, Ambassador, Permanent Representative, Head of the Delegation of Viet Nam to the Adoption Session of the UPR Working Group Report on Viet Nam, 26th Session of the Human Rights Council, 20 June 2014, 

[29] See English translation of full text of the law provided by the Ministry of Justice:http://www.moj.gov.vn/vbpq/en/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=7310

[30] Business Software Alliance, Vietnam country profile in the 2013 BSA Global Cloud Computing Scorecard, 

[31] Ministry of Information and Communication of Vietnam, Decree No. 97/2008/ND-CP on the Management, Provision and Use of Internet Services and Electronic Information on the Internet, 28 August 2008. 

[32] Reporters Without Borders, Vietnam chapter in Enemies of the Net – Special Edition: Surveillance, 2012, 

[33] Human Rights Watch, “Vietnam: New Decree Punishes Press,” 23 February 2011, www.hrw.org/news/2011/02/23/vietnam-new-decree-punishes-press.a 

[34] Danlambao Editorial Team, “We will not be silenced,” September 2012,https://www.cpj.org/blog/2012/09/danlambao-we-will-not-be-silenced.php

[35] See English translation of the full text of Decree No. 72/2013 at 

[36] Asian Internet Coalition (AIC), Statement on Vietnam’s Internet Services Mgt Decree No. 72, 5 August 2013, 

[37] Freedom Online Coalition Joint Statement on the Socialist Republic of Vietnam’s Decree 72, 26 August 2013, 

[38] Ministry of Information and Communications, Circular No. 09/2014/TT-BTTTT on the management, provision and use of information on websites and social networks, issued on 19 August 2014 and effective since 3 October 2014, 

[39] Former Vietnamese Prisoners of Conscience et al, “Vietnam: Member of the UN Human Rights Council and Human Rights Violations 2014, 31 January 2015, 

[40] The 88 Project, Profile of Tran Huynh Duy Thuc, 28 September 2014,http://the88project.com/2014/09/28/profile-of-tran-huynh-duy-thuc/

[41] Former Vietnamese Prisoners of Conscience et al. 

[42] Civil Rights Defenders, “Prominent Vietnamese blogger freed but forced into exile, ”26 October 2014,

[43] Former Vietnamese Prisoners of Conscience et al. 

[44] Civil Rights Defenders et al, “Appeal Trial of Vietnamese Activists: Bui Thi Minh Hang & Others,” 11 December 2014, 

[45] Vũ Đông Hà (translated by Đặng Thanh Chi), “Bùi Thị Minh Hằng,”August 2012, http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/bui-thi-minh-hang_26.html

[46] See English translation of the full text of the Penal Code at:http://moj.gov.vn/vbpq/en/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=610

[47] Former Vietnamese Prisoners of Conscience et al. 

[48] Civil Rights Defenders, “Prosecution of peaceful bloggers and other civil society activists must end, ”8 November 2013, 

[49] British Broadcasting Corporation,“Google says Vietnam mine opponents under cyber attack, ”31 March 2010, 

[50] Ars Technica, “Vietnamese blogger arrested, blog becomes booby-trapped with malware,” 30 May 2013, 

[51] Asia Sentinel, Media Censorship in Vietnam, 24 July 2014,www.asiasentinel.com/society/media-censorship-vietnam/

[52] The Verge, “Facebook’s Report Abuse button has become a tool of global oppression,” 2 September 2014, 

[53] Agence France-Presse, “Vietnam PM Nguyen Tan says impossible to ban social media: Report,” 19 January 2015, 

[54] Former Vietnamese Prisoners of Conscience et al. 

[55] Vietnamese Women for Human Rights, “Report on Human Rights Violations against Women in Vietnam in 2014,Vietnamese Women for Human Rights, ”4 January 2015, vnwhr.net/2015/01/05/vietnamese-women-for-human-rights-report-on-human-rights-violations-against-women-in-vietnam-in-2014/

[56] Network of Vietnamese Bloggers, “Bloggers Prohibited to Exit the Country, Passports Seized,” December 2013, 

[57] Radio Free Asia, “Vietnamese Blogger Harassed, Beaten by Plainclothes Police,” 10 December 2014, 

[58] Nguyen Hoang Vi, “What happened on the day of the Appeal Hearing for the members of The Free Journalist Network,” January 2013, 






No comments:

Post a Comment

View My Stats