Tôi
đến Bruxelles (Bỉ Quốc) vừa lúc trận mưa đá đổ xuống quảng trường... nơi đang
có những người Việt lưu vong từ khắp bốn phương tụ về đây tham dự cuộc biểu
tình "Tưởng niệm 40 năm Quốc Hận". Nhìn đoàn người ướt sũng trong cơn
mưa, lòng bùi ngùi thương cảm cho những người con viễn xứ, dù đã đón nhận nơi
này làm quê hương thứ hai, nhưng vẫn không quên trách nhiệm đối với đồng bào ở
chốn quê nhà.
Cơn
mưa như sự phẫn nộ của đất trời, hòa quyện cùng nỗi đau thống khổ của những người
Việt lưu vong, sôi sục trong từng huyết quản sau bốn mươi năm ngày một dâng
tràn cùng với nỗi đau nhục nhằn của đồng bào đang oằn oại trước cảnh nước mất,
nhà tan... lòng người ly tán. Tôi đớn đau nhìn những người thân quen trầm mình
trong cơn mưa đá. Có thể đây là những hình ảnh sẽ làm trò cười cho những trái
tim đã bị khô cạn dòng máu nóng Lạc Hồng, nhưng với tôi... những người đang đứng
nơi đây… họ có thể là những tiến sĩ, những kỹ sư, những doanh nhân đã thành đạt
nơi xứ người, và có một cuộc sống đầy đủ từ vật chất đến quyền làm người đúng
nghĩa. Nhưng sao họ vẫn lặn lội từ xa tụ hội về đây ngày hôm nay. Vâng... họ là
những người đã rời bỏ quê hương trong những ngày đầu biến động vì không thể sống
chung với một chế độ man rợ, lấy danh nghĩa "giải phóng" để thực hiện
hành vi giết người, cướp của... đẩy dân tộc Việt Nam ngày một đi dần đến họa diệt
vong. Họ về đây để cùng nhau gậm nhấm lại nỗi đau chung của một ngày tang dân tộc,
tưởng nhớ đến những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam, và
khóc thương cho những oan hồn đã trầm mình dưới lòng biển cả vì khao khát được
sống Tự Do.
Tất
cả nỗi đau ấy đã biến thành sức mạnh căm hờn, được thể hiện qua những tiếng gào
thét, những cái vung tay ngút trời oán hận. (Video)
Nâng
Ly Quyết Chí
Nước
mất nhà tan lắm đắng cay
Bao
năm xa xứ trí hao gầy
Đau
lòng Đất Tổ sầu dâng ngất
Xót
dạ Quê Hương hận muốn ngây
Uống
cạn chén thù dương bão lớn
Nâng
ly quyết chí diệt cộng bay
Hoàng
Kỳ thẳng tiến về Quê Mẹ
Phất
phới ba miền thỏa mộng say - Trầm Hương Thơ
Cuộc
biểu tình chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 2015. Sau đó ban tổ
chức đã có một buổi hội luận, tâm tình trao đổi với một số các nhà đấu tranh
dân chủ trong quốc nội nói về "Cảm nghĩ của những người trẻ sau bốn
mươi năm nhìn lại". Những người bạn trẻ được mời có Phạm Thanh Nghiên,
Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung. Buổi hội thảo bắt đầu từ 6 giờ chiều đến
10 giờ tối, do ký giả Tường An và anh Huy (Bỉ) điều hành.
Bruxelles tưởng niệm
40 năm 30 tháng 4
SBTN Paris Published
on May 2, 2015
Tôi
đã nhân cơ hội này kêu gọi mọi người đang hiện diện cùng ký tên ủng hộ"Chiến
dịch nhân quyền 2015". Thật là vui khi thấy tất cả cùng trao nhau
niềm tin, qua ánh mắt, nụ cười... không một lời thắc mắc. Hạnh phúc trào dâng
trong tôi… Xin cảm ơn những trái tim Lạc Hồng... nước mắt tôi rơi ngay cả khi
đang ngồi viết những dòng này.
Một
ngày đau buồn đã qua... tôi tiếp tục cuộc hành trình về lại gia đình để kịp
ngày giỗ Mẹ. Cái tang đất nước chưa kịp nguôi thì đến tang Mẹ. Chặng đường bốn
tiếng đồng hồ ngồi xe Bus đã cho tôi những giây phút để nhìn lại một quãng đời
kể từ khi tôi ý thức được vai trò trách nhiệm của một người công dân đối với Tổ
Quốc. Có biết bao nhiêu nước mắt, nhục tủi bước theo cùng năm tháng, đôi khi đắng
lòng bởi những tráo trở lòng người, những vết roi đồng chủng có đôi khi làm tim
rướm máu, nhưng cũng đã thức tỉnh tôi về một triết lý sống mà trước nay tôi chỉ
biết nói nhưng chưa từng ngộ ra ý nghĩa sâu sắc của hai chữ Yêu Thương. Tôi kịp
nhận ra mình quá nhơ nhuốc với hai chữ Hy sinh và lòng Vị tha mà Thánh hiền đã
để lại. Từ nay... tôi sẽ cho đi và cho mãi... để khi lìa xa cõi thế, hành trang
bên mình chẳng mong gì ngoài những nụ cười mang theo.
Tôi
thiếp đi cùng với vết thương quá khứ và nỗi đau trong ngày giỗ Mẹ cho đến khi đồng
hồ báo thức vào lúc 6 giờ sáng. Hai ngày qua... mỗi ngày tôi chỉ nhắm mắt được
ba tiếng. Ngủ ít không phải là vấn đề đối với một người đã quá quen với cách sống
rày đây mai đó, điều quan trọng là tinh thần phải luôn sảng khoái, vững vàng.
Nhưng tôi không là gỗ đá... làm sao yên được khi trên đầu đang chít những vầng
tang trắng... một cho người Mẹ đã sinh ra tôi và một cho đất nước đã nuôi lớn
thân tôi. Vào hôn các con nói lời tạm biệt, tôi lại vội vã cho kịp chuyến xe để
đến tham dự buổi lễ tại Darmstadt (Đức Quốc) qua lời mời từ Đại Gia Đình
Vovinam Việt Võ Đạo Hùng Vương & Ban Văn Vũ Điểm Sáng, nhân dịp Lễ Giỗ Quốc
Tổ Hùng Vương & Kỷ Niệm Lập Quốc Năm Thứ 4894 Việt Lịch.
Tôi
phải nói ngay rằng... đây là một Đại gia đình vẫn còn giữ nếp sống truyền thống
mà bản thân tôi đã được nhiều lần hạnh ngộ và rất ngưỡng phục tinh thần Việt Tộc
của gia đình, đã khiến tôi và rất nhiều người trong đó có một vị quan khách người
Đức phải ngã nón nghiêng mình kính phục. Qua các sinh hoạt cộng đồng, tôi đã có
dịp thưởng thức tài nghệ của các cháu nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên về cách
tổ chức cũng như phong cách ứng xử của gia đình đối với quan khách. Cho tôi thấy
có một sự giáo dục rất nghiêm túc từ cung cách chào hỏi của các cháu cũng như sự
thân thiện hiếu khách làm tôi thật nhớ về cách đối nhân xử thế của người Miền
Nam trước năm 1975, mà sau bốn mươi năm «đa số» không dễ tìm thấy được những
cung cách ấy ở trong nếp sống của mỗi gia đình. Kể từ ngày sống lưu vong, lần đầu
tiên tôi tham dự một chương trình có nhiều ý nghĩa và để lại trong lòng nhiều cảm
xúc, đã khiến tôi quên đi những mệt mỏi thân xác và bị cuốn hút vào chương
trình từ giây phút đầu cho đến khi rời khỏi hội trường.
Trong
gia đình có 5 người con gái mà dân gian thường gọi đùa là "Ngũ Long Công
Chúa" và một người con trai. Tất cả sinh ra và trưởng thành tại Đức Quốc,
đều được chân truyền từ người Cha là một võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo. Ngoài sự
chân truyền của người Cha, các cháu đều được dạy dỗ nung nấu một tinh thần bất
khuất của tiền nhân, không chỉ giữ gìn Văn hóa Việt Tộc mà còn phổ biến Văn hóa
Việt đến với người dân bản xứ, thể hiện tinh thần hài hòa cùng đất nước đã cưu
mang những người con của Mẹ Âu Cơ. Ngồi theo dõi chương trình do các cháu điều
hành buổi lễ bằng hai ngôn ngữ Việt và Đức một cách trôi chảy, không thua gì những
xướng ngôn viên chuyên nghiệp mặc dù tuổi đời chỉ mới ngoài đôi mươi, khiến tôi
vô cùng xúc động và tôi tin rằng TỔ QUỐC VIÊT NAM sẽ mãi trường tồn. Đây là
thành quả giáo dục từ gia đình mà bản thân tôi khi nhìn lại chính mình tự lấy
làm xấu hổ và đắc tội với Tiền nhân.
Xin
mời quý vị xem qua ba đoạn Video ngắn để thấy niềm tự hào trào dâng trong từng
huyết quản. (Video)
Có
thể nói tiết mục hay nhất trong buổi lễ là vở kịch thơ Ánh Kiếm Mê Linh của tác
giả Trần Thế Thi.(Video1, Video
2)
Ngồi
xem lại những thước phim trong buổi lễ Giỗ Tổ, lòng thật buồn khi nhìn về cố Quốc
không khỏi chạnh lòng với những con người vong bản khi sử dụng xe "Quái vật
voi 6 chân" cho một buổi lễ mang hình thức "Quốc thể" cũng như
bôi nhọ chân dung Đức Thánh Tổ mà tôi không biết dùng ngôn ngữ gì để dành cho
những bộ óc siêu phàm đến hài hước. Thật buồn. (1)
Quái vật voi 6 chân
trong buổi lễ 'duyệt binh' 30/4
Dan BaoTV Published
on Apr 29, 2015
Một
lần nữa xin được cảm ơn Đại Gia Đình đã cho tôi sống lại những giây phút hào
hùng của Tiền nhân. Đây là một món quà vô giá sẽ làm hành trang theo tôi trên
đoạn đường đấu tranh dành lại quyền tự quyết cho dân tộc.
Trở
lại vấn đề vận động chữ ký cho Chiến dịch Nhân quyền 2015. Tại trong buổi lễ
này, tôi cũng đã cố gắng nhờ một người em đi đến từng cá nhân để kêu gọi ký tên
cho Chiến dịch Nhân quyền 2015. Tân... một người em rất nhiệt tình đã giúp tôi
hoàn thành sứ mệnh. Xin cảm ơn em.
Trong
những ngày đi vận động cho Chiến dịch, đã cho tôi một cái nhìn khác với những
gì tôi suy nghĩ trước đây. Theo nhận định chủ quan của cá nhân tôi... không phải
người Việt thờ ơ, mà có lẽ do tinh thần "tự giác" của chúng ta còn rất
thấp, vì thế cần có những hành động cụ thể, trực tiếp đến từng cá nhân. Điều
này đòi hỏi những thành viên đứng trong danh sách chủ xướng phải thể hiện bằng
hành động tiên phong. Nếu tất cả cùng làm đúng cách, đúng việc... tôi tin chắc
con số một trăm ngàn không phải là một ước mơ. Và nếu tất cả cùng đồng hành như
thế mà chúng ta vẫn không đạt được con số như mong đợi thì tôi chỉ còn cách
quay mặt vào đền Hùng để tạ tội cùng Tiên Đế.
Trên
đoạn đường ngồi xe Bus chạy thâu đêm từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng trở về chốn tạm
dung. Nhìn lại những thành quả tôi đạt được với gần bốn trăm chữ ký, một con số
rất khiêm nhường so với nhiều tổ chức, nhưng với tôi đó là cả một trời hạnh
phúc. Dù con số một trăm ngàn có đạt được hay không, nhưng với bản thân... tôi
đã TẬN NHÂN LỰC để nói cùng với những người anh chị em bên kia bờ đại dương rằng "Bên
em đang có ta".
Chín
tiếng là một đoạn đường khá dài cho một lữ khách mang trong lòng những khắc khoải
hoài niệm về một cố hương xưa. Qua bóng đêm... tôi nhìn thấy những ánh mắt thơ
ngây chìm dần trong vũng đêm tuyệt vọng, em tôi hấp hối trước cửa thiêng đường,
chưa một lần chạm tuổi hoa niên. Mẹ tôi, chị tôi phải sống cảnh màn trời chiếu
đất, gia tài còn lại chỉ duy nhất tấm bảng DÂN OAN. Tất cả đều bị giam hãm
trong một "Xã hội thời tàn", cùng nhảy chung một ca khúc tuyệt vọng,
đắm chìm trong chủ nghĩa "tuân thủ"... vì sao và vì sao...??? Một câu
hỏi lớn đang chờ những người con đứng lên nối gót Tiền nhân đi làm lịch sử.
Mong lắm thay.
Paris ngày 07/05/2015 - đăng ngày 08/05/2015
Paris ngày 07/05/2015 - đăng ngày 08/05/2015
No comments:
Post a Comment