Saturday, 9 May 2015

Freedome House: Việt Nam không có nhiều tiến bộ về chỉ số tự do năm 2015





Athena, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ
10/05/2015

Các chính quyền độc tài áp dụng chiến thuật tàn bạo hơn trước, cộng với sự ra tăng các vụ tấn công khủng bố đã dẫn tới sự tụt dốc đáng lo ngại về tự do trên toàn cầu trong năm 2014. Báo cáo Chỉ số tự do trên thế giới 2015 của Freedom House cho thấy một sự suy giảm về tự do trên thế giới năm thứ 9 liên tiếp.

Số quốc gia có điểm số tự do bị sụt giảm so với năm trước nhiều gần gấp đôi số quốc gia có sự cải thiện (61 trên 33), và số quốc gia có sự cải thiện là thấp nhất kể từ 9 năm trở lại đây. Nga xâm lược Ukraina, sự mất điểm về dân chủ của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, việc gia tăng bóp nghẹt tự do báo chí và xã hội dân sự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, và quyền lực được tập trung nhiều hơn vào trung ương ở Trung Quốc là những bằng chứng cho thấy ngày càng nhiều quốc gia ở trên mọi khu vực của thế giới chống lại các tiêu chuẩn dân chủ.

Bản đồ đánh dấu mức độ tự do của các quốc gia trên thế giới năm 2015. Theo Freedom House

TỔNG QUÁT VỀ VIỆT NAM

Điểm số của Việt Nam năm 2015:
Trạng thái: Không có tự do
Chỉ số tự do: 6
Tự do dân sự: 5
Quyền chính trị: 7
(1 = tốt nhất, 7 = tồi nhất)


Năm 2014, Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận trên mạng Internet, báo chí và các cuộc biểu tình. Chính quyền đã ban hành nghị định 174 để áp dụng các hình phạt mới nặng nề hơn cho một số kiểu phát ngôn trên mạng như blog và mạng xã hội, nâng cao quyền kiểm soát Internet và mạng xã hội của chính phủ. Một số blogger và người dụng mạng xã hội đã bị bắt, trong khi đó các bản án dành cho những nhà hoạt động nổi trội khác vẫn đang được tiến hành, bất chấp áp lực từ quốc tế kêu gọi trả tự do cho họ.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc trở nên cực kỳ căng thẳng vào tháng Năm năm 2014 sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông; một vài vụ va chạm giữa hai nước đã diễn ra trước khi Trung Quốc quyết định thu hồi giàn khoan vào tháng Bảy. Các cuộc bạo loạn do công nhân gây ra đã nhằm vào Trung Quốc để phản đối môi trường làm việc tồi tệ trong các nhà máy của Trung Quốc và chủ nước ngoài trên khắp Việt Nam. Sau đó, lực lượng an ninh đã dập tắt cuộc bạo loạn và bắt giữ một số người biểu tình ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vào tháng Tám năm 2014, Thông tư 28 đã được thông qua nhằm kiềm chế sự lạm quyền của công an. Tuy nhiên, giới phê bình đã bày tỏ sự nghi vấn trước tính thực thi của thông tư và đã trích dẫn các vấn đề pháp lý liên quan.

Mặc dù Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giám sát thời kỳ bùng nổ kinh tế của nước này vào cuối những năm 80, nhưng tốc độc tăng trưởng đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Sự suy thoái của Việt Nam còn bao gồm cả khoảng cách giàu nghèo sâu sắc và các khoản nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước.

CHẤM ĐIỂM QUYỀN TỰ DO CHÍNH TRỊ VÀ DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM

Quyền chính trị: 3/40

A. QUY TRÌNH BẦU CỬ: 0/12
Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng phái duy nhất được nhà nước công nhận. Quốc hội đơn viện, gồm 500 thành viên được chọn cho nhiệm kỳ 5 năm, và thường tuân theo lệnh của đảng độc tài này. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm chỉ định thủ tướng, người được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp.
Với sự kiểm soát chặt chẽ cuộc bầu cử Quốc hội năm 2011, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chiếm 454 ghế, các thành viên trung lập chiếm 42 ghế và các ứng cử viên còn lại chiếm 4 ghế. Vào tháng Bảy năm 2011, Quốc hội bầu ông Trương Tấn Sang là Chủ tịch nước và chấp nhận ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi vào ghế thủ tướng lần hai, kể từ nhiệm kỳ đầu tiên năm 2006.

B. POLITICAL PLURALISM AND PARTICIPATION: 1 / 16
Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất được công nhận tại Việt Nam. Theo lý thuyết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một liên minh của các tổ chức đại diện cho nhân dân và chịu trách nhiệm chỉ định các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội, nhưng trên thực tế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ như một cơ quan hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản. Nạn tham nhũng và gia đình trị tiếp tục là một vấn đề của đảng này. Mặc dù người dân tộc thiểu số cũng được phép chiếm một số ghế đại biểu nhưng số lượng của những người ngày gần như không bao giờ tăng lên và hiếm khi chiếm vị trí lãnh đạo cấp cao trong đảng.

C. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ: 2/12
Chính phủ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn tham nhũng, bất đồng nội bộ và không đủ khả năng để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước. Sự mất đoàn kết trong đảng cũng đã được thừa nhận, và có rất nhiều lời chỉ trích cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc giải quyết nạn tham nhũng và gia đình trị hay các công ty nhà nước. Mặc dù lãnh đạo cấp cao đã thừa nhận sự bất mãn trong công chúng ngày càng tăng, họ vẫn không đáp ứng bằng việc thực hiện cải cách và gia tăng minh bạch. Đảng Cộng sản cũng đã đưa ra kết hoạch tăng cường minh bạch ngân sách của các công ty nhà nước, giải quyết nợ xấu và chỉnh đốn hoạt động của các công ty này nhưng thực sự là những cải cách này có rất nhiều hạn chế, và nhiều công ty nhà nước tiếp tục hoạt động mập mờ.

Quyền tự do dân sự: 17 / 60

D. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TÍN NGƯỠNG: 4 / 16
Nhà nước kiểm soát mọi thông tin được phát sóng và báo chí thông qua cơ quan của Đảng, quân đội và các cơ quan khác của chính phủ. Chính quyền cũng chủ động bắt giữ, kết án và dùng nhiều cách để sách nhiễu những người đối lập. Một điều luật vào 1999 còn yêu cầu nhà báo phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức bị tố cáo trên báo chí ngay cả khi bài báo đó là chính xác. Một nghị định của năm 2006 còn xử phạt nhà báo từ chối thành tựu cách mạng, đăng tải thông tin “có hại” hoặc truyền bá “tư tưởng phản động”. Vào năm 2013, Nghị định 72 đã giới hạn phát ngôn của người dân trên mạng xã hội và blog. Vào tháng Một năm 2014, Nghị định 174 đã bắt đầu có hiệu lực, áp dụng những hình phạt nặng nề cho những người sử dụng mạng xã hội và blog để tuyên truyền “chống nhà nước” hoặc “tư tưởng phản động”.

Các đại diên của các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng không được phép đi lại tự do ở Hà Nội nếu không có sự cho phép của chính phủ. Truyền hình vệ tinh thường bị giới hạn.
Một điều luật năm 2003 đã cấm việc nhận và rải truyền các thư điện tử chống chính phủ. Các trang web bị xem là “phản động” đều bị chặn và chủ các trang web trong nước bắt buộc phải đệ trình nội dung để được chính quyền chấp nhận. Các quán café Internet đều phải đăng ký thông tin cá nhân của người dùng và ghi lại các trang web họ ghé thăm. Vào năm 2014, có thông tin cho rằng chính phủ đã thuê khoảng 1000 “dư luận viên”: những người có nhiệm vụ là tấn công các tài khoản facebook thường chỉ trích chính phủ và tuyên truyền các thông tin có lợi cho nhà nước qua mạng xã hội.

Việt Nam cũng gia tăng đàn áp đối với những nhà báo vào năm 2014. Hồi tháng Hai, chính quyền đã bắt giữ 8 nhà hoạt động, bao gồm một số blogger nổi tiếng chỉ vì vi phạm lỗi giao thông rất nhỏ khi nhóm gồm 21 người đang đến thăm luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển. Đến tháng Tám, một phiên tòa đã mở ra để xét xử nhà hoạt động cho quyền tự do tôn giáo Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyện Thị Thúy Quỳnh – với bản án phạt tù từ 2 đến 3 năm. Khoảng 33 người cố tham dự phiên tòa đã bị bắt giữ, một số còn bị ngăn cản ra khỏi nhà. Vào tháng Năm, chính quyền tiếp tục bắt giữ hai blogger nổi tiếng khác điều hành trang Ba Sàm với tội danh “chống nhà nước”. Đến tháng Tám, chính quyền đã bắt giữ và bị cho là đã tra tấn nhà hoạt động – blogger nổi tiếng Phạm Lê Vương Các khi anh trở về Việt Nam sau hội nghị ở Geneva.

Quyền tự do tôn giáo bị đàn áp nặng nề. Tất cả các tổ chức tôn giáo và các giáo sĩ đều phải tham gia vào một cơ quan giám sát của đảng và phải nhận được sự đồng ý mới được phép hoạt động. Giáo hội Công giáo chọn linh mục và giám mục nhưng họ phải được sự chấp nhận của chính quyền. Những người Công giáo tiếp tục bị khủng bố đàn áp, đặc biệt là những khu vực ngoài các thành phố lớn. Vào tháng Sáu năm 2014, lực lượng an ninh đã xông vào một nhà thờ và một trường Dòng tại Bình Dương, đánh đập và bắt giữ 76 người đang làm lễ. Vào tháng Hai, lực lượng an ninh đã tấn công một nhóm gồm 15 người Phật giáo Hòa Hảo khi những người này đang trên đường đến thành phố Hồ Chí Minh để thăm luật sư nhân quyền từng bị bắt giữ Nguyễn Bắc Truyển. Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo đã báo cáo rằng có hàng chục người “đang bị giam giữ vì các hoạt động cho quyền tự do tôn giáo của họ tại Việt Nam”.

Vào tháng Ba năm 2014, Giáo hoàng Francis đã có buổi gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam để bàn luận về vấn đề tự do tôn giáo và Công giáo ở Việt Nam. Cuộc gặp gỡ được xem là tín hiệu cho thấy chính quyền muốn mở rộng quan hệ với Vatican, dù không có mối quan hệ ngoại giao nào chính thức được thiết lập. Việt Nam cũng cho phép Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡi Heiner Bielefeldt tiếp xúc với một nhóm các lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam vào tháng Bảy. Sau cuộc gặp, ông Bielefeldt đã báo cáo rằng “sự đàn áp nghiêm trọng về tôn giáo và tín ngưỡng là có thật ở Việt Nam”. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho phép một số người nước ngoài đứng đầu Công giáo đến thăm Việt Nam, dù điều này vốn bị cấm trước đây.

Tự do học thuật bị hạn chế rất nhiều. Các giảng viên đại học phải kiềm chế không được chỉ trích chính sách của nhà nước và phải tuân thủ các quan điểm của đảng khi viết hoặc giảng về chính trị.

Mặc dù hiện tại người dân được hưởng nhiều quyền tự do thảo luận cá nhân hơn trước đây, chính quyền vẫn tiếp tục trừng phạt những người chỉ trích công khai.

E. QUYỀN TỰ DO KẾT HỢP VÀ LẬP HỘI: 1 / 12
Quyền tự do lập hội và kết hợp bị thắt chặt tại nước này. Các tổ chức bắt buộc phải đăng ký với chính quyền để có được tính chính danh và bị kiểm soát bởi chính quyền. Một số tổ chức phi chính phủ đề cao việc bảo vệ môi trường, tư hữu đất đai, nữ quyền và y tế công cộng đều được phép hoạt động nhưng các tổ chức hoạt động về nhân quyền và các tổ chức tư nhân khác đều bị cấm.

Những nhà hoạt động về quyền tư hữu đất đai thường xuyên bị bắt giữ. Vào tháng Ba và tháng Tư năm 2014, bảy người nông dân Dương Nội thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội đã bị đánh đập, bắt giữ và sau đó bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” sau khi họ phản đối việc chính phủ cướp đất của họ.

Lúc đầu chính quyền không kiểm soát những cuộc biểu tình phản đối chủ nhà máy Trung Quốc do công nhân tổ chức vào tháng Năm, 2014. Nhưng khi cuộc biểu tình vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chính quyền đã ra tay đàn áp, khoảng hơn 1000 người bị bắt giữ và có ít nhất 4 người được xác định là đã chết. Hơn 350 nhà máy của chủ nước ngoài bị thiệt hại và phá hủy.

Liên đoàn Lao động Việt Nam cơ hiệp hội duy nhất có tính chính danh và nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả các công đoàn đều phải tham gia Đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chính quyền đã chấp nhận hàng trăm công đoàn độc lập. Việc nông dân và công dân biểu tình phản đối chính quyền địa phương lạm dụng quyền lực, ví dụ như tịch thu đất đai và điều kiện lao động khắc nghiệt, đã trở nên phổ biến hơn.

F. THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT: 4 / 16
Hệ thống tư pháp của Việt Nam là đơn vị trực thuộc Đảng Cộng Sản, và đảng kiểm soát mọi tòa án ở các cấp. Theo hiến pháp, bị cáo có quyền được quyền mời luật sư nhưng số lượng luật sư rất ít, và nhiều người không muốn đi sâu vào vấn đề nhân quyền và các vụ nhạy cảm khác vì sợ bị nhà nước trả thù. Luật sư bào chữa không thể gọi hoặc hỏi các nhân chứng và hiếm khi được yêu cầu sự khoan hồng cho bị cáo mà họ nhận bào chữa. Trong khi đó công an có thể bắt giữ người hàng năm trời vì nghi ngờ đe dọa an ninh quốc gia. Có cáo buộc cho rằng công an đã lạm dụng tù nhân và những người bị tình nghi, còn tình trạng trong các nhà tù thì rất tồi tệ. Việt Nam có hơn 200 tù nhân chính trị, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khối ASEAN.

Vào tháng Sáu năm 2014, có báo cáo rằng công an Việt Nam đã đánh chết một người đàn ông ngay tại chốt kiểm tra vì nghi ngờ người này uống rượu. Một nghi phạm khác đã chết khi đang bị tạm giam vào tháng Bảy. Mặc dù Thông tư 28 ban hành vào tháng Tám 2014 cấm công an ép cung nghi can nhưng giới phê bình cho rằng những cải cách và thủ tục thực thi vấn đề này còn rất nhiều thiếu sót.

Cộng đồng dân tộc thiểu số thường xuyên phải chịu phân biệt đối xử, và một số quan chức địa phương còn hạn chế quyền được đi học và có việc làm của những người này. Chính quyền Việt Nam tiếp tục hứng chịu chỉ trích khi vào năm 2014 đã trả lại những người Ngô Duy Nhĩ về Trung Quốc mà không xem xét rằng họ có thể là những người tị nạn.

Mặc dù các quyền tự do chính trị và dân sự bị xâm phạm nặng nề nhưng chính phủ Việt Nam đã nâng cao các quyền của cộng đồng LGBT. Việt Nam thậm chí đã thảo luận về vấn đề chấp nhận hôn nhân đồng tính nhưng vào tháng Năm 2014, quy định về quyền và các vấn đề pháp lý cho các cặp hôn nhân đồng tính đã bị cản trở bởi chính bộ luật hôn nhân và gia đình.

G. QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TỰ DO CÁ NHÂN: 8 / 16
Mặc dù quyền tự do là được phép và được luật pháp bảo vệ, nhưng những người di cư đến thành phố lớn thường bị phân biệt đối xử và chính quyền thường xuyên giữ những người dân tộc thiểu số ở lại những vùng núi cao. Quyền tư hữu đất vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại, vì đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng cho nông dân thuê lại. Gần 70 phần trăm các khiếu nại gửi đến cơ quan chính quyền từ năm 2004 đến 2011 là về vấn đề tư hữu đất.

Hiện nay phụ nữ đã được tiếp cận với nền giáo dục và được đối xử bình đẳng trong hệ phống pháp luật như đàn ông. Phụ nữ chiếm 122 ghế trong Quốc hội vào năm 2011. Mặc dù các cơ hội làm ăn cho phụ nữ đã tăng lên nhưng họ vẫn phải đối mặt với vấn đề phân biệt đối xử về tiền lương và thăng chức. Rất nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình, và có đến hàng nghìn người bị bán sang nước ngoài và bị ép trở thành gái mại dâm. Rất nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã dành cho Việt Nam lời khen ngợi vào năm 2014 khi nước này tăng cường điều tra và truy tố những kẻ buôn người.

Tuy nhiên, việc thực thi luật lao động bao gồm sử dụng lao động trẻ em, điều kiện lao động an toàn, và các vấn đề các vẫn duy trì ở mức tồi tệ.






No comments:

Post a Comment

View My Stats