Tuesday, 19 March 2024

ĐOẠN TUYỆT QUÁ KHỨ NHỤC NHÃ (Tạ Duy Anh - Lao Ta)

 



 

 

 

ĐOẠN TUYỆT QUÁ KHỨ NHỤC NHÃ

Tạ Duy Anh   (Lao Ta

18-3-2024 lúc 22:56  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02RUQAvp18HY9T3FaDnr1pYxRLv3cJMckym2UMkUMSNH2ocSQRC28GunHszzTajV8Wl&id=1160946631

 

(Kể tiếp về Đài Loan)

 

Giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn, người cực kỳ yêu quý Việt Nam, tổ chức cho chúng tôi tới thăm bảo tàng văn học Đài Nam. Một không gian thực sự ấn tượng về mặt kiến trúc. Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là bức ảnh một nhà văn ngồi bên cửa sổ sáng tác. Bên ngoài là bầu trời cao rộng, mây trắng thanh thản bay, tượng trưng cho tự do. Nhưng ngồi phía bên trong cửa sổ, bóng ông nhà văn nhìn từ phía sau thì như muốn thu người lại, vì ý thức rất rõ xung quanh ông có vô số những cặp mắt đang bí mật theo dõi. Ông có thể bị tố cáo, bị tống vào tù bất cứ lúc nào, bởi những điều mình viết.

 

Hóa ra trước khi bất cứ ai ở Đài Loan cũng có quyền sáng tác và xuất bản, như một quyền tự do không thể bàn cãi và bất khả xâm phạm như những gì tôi đã viết, quốc gia này từng có một quá khứ kiểm duyệt đáng hổ thẹn.

 

Chế độ độc đảng của Tưởng Giới Thạch và sau đó là Tưởng Kinh Quốc luôn run sợ trước tiếng nói của sự thật, cảnh giác với những ám chỉ về cái ác, những tư tưởng hướng đến tự do. Vì thế họ kiểm soát văn nghệ sỹ và kiểm duyệt tác phẩm của họ rất gắt gao và tạo ra không ít bi hài. Một từ, một câu thơ, một hình tượng, thậm chí một cái tên đồng âm với vấn đề nhạy cảm, cũng bị quy cho tội “Bôi xấu chế độ”.

 

Giờ đây cái quá khứ ấy được trưng ra trước thanh thiên bạch nhật theo một cách sắp đặt mang tính tố cáo và có giá trị như tư liệu lịch sử. Xung quanh mỗi cuốn sách, mỗi không gian sáng tạo đều luôn được bao bọc bởi những bóng đen hắc ám đầy tính khủng bố. Người viết không chỉ bị theo dõi, mà còn bị vấy bẩn, bị đe dọa tinh thần, bị hành hung bằng bạo lực.

 

Ai trực tiếp thực hiện điều đó?

 

Chúng là lũ cảnh sát tư tưởng (lời của George Orwell), mật thám văn hóa. Chúng là lũ hậu kiểm đốn mạt có amidan và thùy não ở hậu môn. Chúng là bầy chỉ điểm hèn hạ. Chúng là vô số cộng tác viên tại các nhà xuất bản, nhà in, tòa soạn báo, quán bar nơi các văn nghệ sỹ hay tụ tập. Và bao trùm lên tất cả là cái chế độ coi các quyền cơ bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do phổ biến quan điểm, tự do sáng tác và hưởng thụ nghệ thuật… là những thứ nguy hiểm cho quyền cai trị bất chính của họ.

 

Tuy người Đài Loan đã tha thứ cho quá khứ, nhưng họ sẽ không quên. Việc họ trưng bày những hiện vật, hình ảnh về thời cấm đoán, đàn áp sáng tạo, không phải để trả thù, mà để truyền đi thông điệp: Quốc gia này dứt khoát đoạn tuyệt với phần quá khứ ô nhục ấy.

 

P/S: Khi tôi đang viết những dòng này, thì nghe tin hàng triệu người dân Cu Ba đang xuống đường, điều cũng suýt xảy ra ở Đài Loan bốn thập kỉ trước, không phải do đói khát, mà vì bị tước đoạt tự do. Ngày đó, ở vào phút chót, Tưởng Kinh Quốc (người mà ông Lý Quang Diệu ca ngợi hết lời), thay vì đàn áp khốc liệt với lực lượng hùng hậu được chuẩn bị, đã nghe thấy TIẾNG GỌI CỦA LỊCH SỬ, nên dừng tay đúng lúc. Và đảng Dân Tiến, đảng hiện đang cầm quyền ra đời, cùng với một đất nước Đài Loan thịnh vượng, tự do, đầy lòng vị tha như ngày nay chúng ta chứng kiến.

 

Không biết những người Cu Ba đang đòi điều gì trước: Cơm áo hay tự do? Có lẽ cả hai.

 

.

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228700167226668&set=pcb.10228700169346721

Cảnh sát tư tưởng

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228700167626678&set=pcb.10228700169346721

Tác phẩm văn học bị "nhốt"

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228700168146691&set=pcb.10228700169346721

Tên một bài hát của Đặng Lệ Quân, có một từ đồng âm với từ bị cấm

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228700168586702&set=pcb.10228700169346721

Biểu tượng nhục nhã của kiểm duyệt một thời

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10228700169106715&set=pcb.10228700169346721

Đen có mắt đen, đỏ có mắt đỏ, đều bị kiểm duyệt.

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228700166866659&set=pcb.10228700169346721

Bầu trời tự do và những cặp mắt theo dõi trong bóng tối

 

.

 61 BÌNH LUẬN

 

----------------------------------------------------------------------------------

 

VÀI CHUYỆN NHỎ TÍ VỀ ĐÀI LOAN

Lao Ta 

16-3-2024  lúc 20:57  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid08mAMSbGaGte7WzbwpTYQgBiUMshV7dkro7nBz81mxeQG7iyG2YQzMCvHdycHDhgVl&id=1160946631

 

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

 

Đây là lần thứ 2 tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo" nhất nước.

 

Tuy nhiên ấn tượng từ 6 năm trước, về một đất nước Đài Loan thanh bình, bao dung, an toàn, sạch sẽ, người dân tốt bụng, hạnh phúc thì vẫn không thay đổi.

 

Trên đường đi đến điểm du lịch Thánh Sơn, huyện Nam Đầu, nơi tưởng niệm những anh hùng của Đài Loan, cách Đài Nam 150 km, tôi ghi nhanh lại vài điều trông thấy, nghe kể và trải nghiệm.

 

Hệ thống đường giao thông vẫn không tìm thấy điểm gì để chê, với mạng lưới kết nối dày đặc rất tiện lợi, mà lại đầy chất thơ và tạo cảm giác an tâm cho những người từ phương xa đến.

 

Ví dụ đoạn đường chúng tôi qua có 4 làn xe cho cả hai chiều, thua cao tốc Hà Nội-Hải Phòng một làn. Tuy nhiên mặt đường không lượn sóng, không có gờ ở những vị trí cống ngầm chạy ngang bên dưới, hoặc có thì cũng không đáng kể, điều có vẻ rất "khó thực hiện" ở Việt Nam? Hệ thống biển báo, vách ngăn chống ồn, khả năng thoát nước mưa, trạm dừng nghỉ...thì thuộc loại cực tốt. Trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc Đài Loan tôi mới chỉ thấy ở châu Âu.

 

Có thu phí quý vị ạ. Phí được tính giảm dần theo quãng đường. 20 km đầu free. Từ 20 km trở lên đến 60 km, mỗi km khoảng 1000 đồng tiền Việt. Nếu đi trên 100 km đến 200 km, thì quy đều mỗi cây cho cả quãng đường là 700 đồng.

 

Ví dụ, từ Hà Nội xuống Hưng Yên, nếu đi trên cao tốc Đài Loan, không tính tiền. Đi tiếp đến Hạ Long khoảng 150km, phí đường cho ô tô con (xe lớn thu phí mức cao hơn chút) tầm 105.000 đồng, bằng một nửa mức thu hiện tại của Việt Nam.

 

Theo lời kể của Thạc sĩ, nhà dịch thuật Lù Việt Hùng, người đã sinh sống và thành rể Đài Loan hơn 20 năm và là bố của 3 đứa trẻ, thì cặp vợ chồng nào đẻ một con, thị trưởng thành phố lì xì ngay 10 triệu đồng. Đẻ đứa thứ 2, lì xì 15 triệu. Từ đứa thứ 3 trở đi, lì xì 20 triệu. Sinh đôi hay ba thì cứ mức đó nhân với số con.

 

Vẫn theo Hùng, bất kể đứa trẻ nào sinh ra và sống ở Đài Loan, không phân biệt quốc tịch bố mẹ, từ 0 đến 6 tuổi, đều được nhà nước trợ cấp tiền sữa, bỉm... khoảng 5- 6 triệu đồng một tháng. Xe ô tô nào mà có chở trẻ con, đến mọi điểm đỗ đều có chỗ đỗ riêng và tất nhiên free.

 

Khi sản phụ đến kì sinh nở, chỉ cần đăng kí thời gian, địa điểm, đúng giờ bác sỹ phải có mặt và trong thời gian lưu tại bệnh viện hầu như mọi thứ miễn phí. Nói hầu như, vì bố mẹ vẫn phải trả một khoản nhỏ. Ví dụ vợ Lù Việt Hùng phải đẻ mổ, được ở trong phòng riêng đầy đủ tiện nghi cho cả người nhà, sau năm ngày, tổng chi phí phải trả khoảng 10 triệu đồng. Còn lại kệ xác bảo hiểm đi mà lo nốt phần lớn còn lại.

 

Nông dân Đài Loan, với mức đóng bảo hiểm không đáng kể, cứ từ 65 tuổi trở lên, đều có trợ cấp, gọi là lương hưu cũng được. Mức hiện tại ở thành phố Đài Nam là 5,5 triệu đồng một tháng, quy ra tiền Việt.

 

Riêng chuyện xuất bản sách, thì cứ như chuyện bịa. Không ai phải xin giấy phép xuất bản. Nhà nước không kiểm soát nội dung. Nhưng xin mã ISBN thì bắt buộc. Mà là mã sống, chứ không phải mã hình thức, tức là có thể tra cứu toàn bộ thông tin về cuốn sách. Thời gian xin nhiều nhất 3 ngày và không phải nộp một xu nào.

 

Chính phủ Đài Loan đang khuyến khích mảng sách giấy, vì thế hiện tại, ngoài miễn thuế thu nhập đánh trên mỗi cuốn sách căn cứ giá bán, họ luôn chờ để hỗ trợ tác giả xuất bản (nếu tác giả tự in) cũng như phát hành.

 

Ví dụ, bạn có bản thảo tiểu thuyết "Mối chúa" hoặc "Đất mồ côi", phản ánh hiện thực hoặc lịch sử đất nước, nhà nước cực kì hoan nghênh và bạn hãy cho chính quyền biết dự định xuất bản, số lượng, để họ hỗ trợ thêm về tài chính và tạo điều kiện quảng bá. Ngoài ra có rất nhiều quỹ văn hóa, quỹ văn học... luôn chờ bạn yêu cầu để tiếp sức.

 

Điều bắt buộc duy nhất là bạn phải nộp 2 cuốn sách mỗi loại cho Thư viện quốc gia.

Thực lòng, riêng chuyện này, tôi rất muốn và cứ cầu mong đó là... CHUYỆN BỊA!

 

Chả hiểu sao...

 

-------

Ảnh: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228690113655335&set=a.10213683197371807

Một trạm dừng nghỉ trên cao tốc ở Đài Nam

 

.

325 BÌNH LUẬN    






No comments:

Post a Comment

View My Stats