Trung
Quốc liệu có dám đánh Đài Loan?
Giữa Mỹ và Đài Loan có thoả thuận bảo vệ, đó
là lý do Hạm đội Hoa Kỳ thường xuyên túc trực ở khu vực eo biển. Về ý kiến “chắc
chắn Tập Cận Bình sẽ đánh Đài Loan”, tui đã viết về chuyện này cũng lâu lâu rồi.
1. Đầu tư của tài phiệt xứ Đài ở Đại Lục là rất lớn, không thiếu dự án
có tính kết tinh cao của công nghệ. Nếu chiến tranh, không ai dám chắc là giá
trị của chúng trên thực tế và TTCK còn bao nhiêu.
2. Trung Quốc phải chuẩn bị tinh thần cho cú cấm vận lớn chưa từng thấy
trong lịch sử vì nó ảnh hưởng đến một dân số gấp 10 lần Nga-la-tư. Trung Quốc đến
nay vẫn phụ thuộc nước ngoài không chỉ công nghệ cao, mà cả năng lượng và lương
thực.
3. Nếu bây giờ Trung Quốc chỉ chuẩn bị đánh thôi, chắc chắn là phải thiết
quân luật ở Tân Cương và Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ sẽ bị bắt về nhốt (truy
quét trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, vụ này đã diễn ra một lần hồi Thế vận hội
Olympic 2008). Quân khu Tân Cương và Tây Tạng phải được tăng cường mỗi quân khu
hàng sư đoàn đến hơn. Ngoài ra các điểm tiêm tàng như quân khu Vân Nam cũng phải
được tăng cường. Nếu có chiến sự, Ấn Độ có thể gây hấn ở biên giới, thậm chí
xung đột có thể xảy ra giữa Hàn Quốc và Bắc Hàn. Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) có
thể bị tranh thủ quại chìm toàn bộ số tàu bè TQ có ở xung quanh. Việt Nam cũng
có thể tranh thủ giải quyết được mấy bãi ở Trường Sa.
Trung Quốc có thể đứng trước nguy cơ nội loạn
dẫn đến li khai của ít nhất là Tân Cương.
4. Chắc chắn cuộc chiến sẽ có những điều lặp lại của cuộc chiến tranh giữa
Nga và Ukraine. Ở đây là sự khó khăn khi mang quân qua eo biển, Đài Loan cũng
khá mạnh về quân sự từ góc độ hiện đại hoá. Quân đội Trung Quốc có thể gánh chịu
những thiệt hại rất lớn trong cuộc chiến chủ yếu bằng tên lửa, không chiến và hải
chiến. Có một điều khá chắc chắn là nó khó giữ được vị thế là một "cuộc
chiến hạn chế", mà cũng kéo dài hơn vài tuần đến vài tháng.
5. Về địa thế, Đài Loan với dãy "Trung Ưong Sơn" (中央山脈) thực chất là 5 dãy núi
liên kết tạo thành vùng cao hiểm trở phía đông hòn đảo, bên phía Tây là đồng bằng,
nơi sinh sống của phần lớn dân số Đài Loan. Các vùng nguy hiểm của đảo Đài Loan
có Đài Bắc, Cao Hùng... Vì thế họ phải có khả năng phòng thủ chống tập kích đường
không và chống đổ bộ thật tốt. Ngược lại mé bên đông đảo do hiểm trở, đem lại
khả năng cho Trung Quốc là... không thể có thắng lợi tuyệt đối. Việc đổ bộ lên
chiếm đảo hoàn toàn có thể bị những đòn phản kích từ vùng núi xuống bằng lực lượng
đặc nhiệm, các vũ khí công nghệ cao và không quân. Thậm chí hai tàu sân bay của
Trung Quốc nếu muốn dùng để tấn công phía đông đảo cũng có thể gặp nguy hiểm.
6. Về chính trị quốc tế, Trung Hoa Đại lục sau những gì đã làm ở Malaysia
hồi những năm 1950 của thế kỷ trước, chưa bao giờ được ủng hộ của giới tài phiệt
Hoa Kiều. Nếu nổ súng đánh Đài Loan, các nước có nhiều Hoa Kiều sẽ chống Trung
Quốc có thể có: Singapore, Malaysia, Thái Lan và thậm chí có thể có
Philippines. Hoa Kiều ở Mỹ cũng sẽ gây sức ép lên chính phủ của họ để có thái độ
mạnh mẽ với Trung Quốc.
7. Lãnh đạo Trung Quốc thấm
nhuần triết lý riêng của họ, trong đó coi trọng cái sự "không đánh mà thắng",
nếu không thắng chắc thì phải có kế hoạch cho sự thua (cuộc chiến với Việt Nam
năm 1979 là ví dụ) để chuyển bại thành thắng. Lịch sử cận đại của Trung Quốc
không hề hào hùng về quân sự, xem ra so với hàng xóm phía Nam thì thua xa. Cuộc
chiến tranh Nga Ukraine đã bộc lộ hết tất cả những yếu điểm của hệ thống vũ khí
Nga mà Trung Quốc cũng nằm trong hệ đó. Hiện nay Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào
Nga ở động cơ máy bay và phụ thuộc phương Tây ở động cơ ô tô...
Bây giờ là lúc bấp bênh nhất để tính chuyện
thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, vì thế khó có chuyện Tập Cận Bình muốn lập một
"đệ nhất võ công" trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình. Ngu như Putox quả
là cũng hiếm có.
Fb Phúc
Lai GB
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1170801127121688&set=pcb.1170800387121762
Đảo quốc Đài Loan
.
No comments:
Post a Comment