Tuesday 12 July 2022

CHIẾT TỰ CHỮ HÁN (Kỳ Thanh)

 



Chiết Tự Chữ Hán 

Kỳ Thanh

viet-studies.net  |  11-7-2022

http://www.viet-studies.net/KyThanh_ChietTu.pdf

 

 

Chiết tự chữ Hán

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 3

CHIẾT TỰ LÀ GÌ? ........................................................................................................ 4

BẢNG MINH HỌA “PHÂN TÍCH” TỪ ĐƠN...........................................................................7

CHIẾT TỰ CHỮ HÁN TRONG CA DAO VIỆT .....................................................................17

CHIẾT TỰ TRONG TRUYỆN KIỀU ...................................................................................20

HAI HÌNH THỨC CHIẾT TỰ ...........................................................................................23

Lối chiết tự hàn lâm ....................................................................................................23

Lối chiết tự bình dân....................................................................................................25

VÍ DỤ MINH HỌA ....................................................................................................... 32

 

 

Lời nói đầu

 

Thực tế là trong tiếng Việt của chúng ta đang dùng đã có đến gần 60 % là từ Hán Việt, đa phần là những từ không có tiếng thuần Việt thay thế; thí dụ như việt, nam, dân, chủ, văn, minh, thành công, độc lập, tự chủ... Chính là nhờ các từ Hán Việt này mà ngôn ngữ Việt Nam đã trở nên đa dạng, phong phú và sâu sắc.

 

Các kinh sách Phật giáo, đa phần là từ Hán Việt; là Phật tử muốn thông hiểu những lời Phật, Tổ đã dạy; để việc hoằng pháp độ sinh đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ: điều kiện tối thiểu là thông hiểu từ Hán Việt.

 

Ví dụ: phân biệt: yếu điểm 要点 (theo văn phạm Hán Việt) với điểm yếu (theo văn phạm Việt ngữ), hoặc hiểu chữ “minh”, với: minh nghĩa là sáng sủa như “văn minh 文明”; minh là tối tăm như “u minh 幽暝”; minh là thề ước như “đồng minh ”; minh là chim hót như “điểu minh 鸟鳴”; minh là tạc ghi như “minh tâm 铭心” v.v.

 

Thiết nghĩ, người Việt cần phải học chữ Hán để hiểu rõ nghĩa của từ Hán Việt, và sẽ khắc phục phần nào những nhầm lẫn (đáng tiếc) trên; sẽ hiểu các điển tích, các kinh điển trong văn, sách Việt cổ. Việc học Hán văn không chỉ giúp cho việc học tiếng Việt và văn hóa Việt (trong đó có Phật học) mà còn là việc làm trong ý thức là bảo vệ văn hóa dân tộc. Ông Cha ta đã sáng tạo ra phương pháp đặc thù riêng để dễ học, dễ nhớ chữ Hán, đó là “Chiết Tự”. Vì chính việc học chữ Hán có bài bản và trong tinh thần khai phóng, sáng tạo của Ông Cha ta, mà dân tộc Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa; đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.

 

XEM TIẾP TẠI ĐÂY : http://www.viet-studies.net/KyThanh_ChietTu.pdf

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats