Có thể nói trong cuộc đời con người phải tốn rất nhiều
thời gian để đi học. Trong 60 năm cuộc đời (năm mà người lao động về hưu) thì hết
2% thời gian trong đó là người ta dùng để học mẫu giáo, 20% trong đó là dùng
cho việc học phổ thông, 4% trong đó học nghề, 8% trong đó dùng để học đại học
(xem như đã học đại học thì không học nghề), 4% thời gian cuộc đời là dùng để học
cao học, và 10% cuộc đời để làm nghiên cứu sinh.
Tổng cộng con người mất cỡ từ 26% đến 44% cuộc đời để
học trước khi cống hiến. Có thể nói đấy một tỷ lệ rất lớn trong mỗi cuộc đời
con người. Nếu việc học là hữu ích thì thành quả rất lớn, mà nếu việc học là vô
ích thì đó là sự hoang phí vô cùng. Như vậy chúng ta thấy, cả xã hội này đã phải
bỏ ra một thời gian quá lớn để đi học, chính vì thế mà xã hội loài người mới
không ngừng phát triển.
Thế nhưng trên thế giới, chúng ta nhìn thấy rằng,
trách nhiệm đưa nhân loại tiến lên đang nằm trên vai các quốc gia trong tóp đầu
của thế giới, chẳng hạn như những nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc Châu, Đông Á v.v…
chứ không phải toàn bộ các quốc gia đều cống hiến cho nhân loại để thúc đẩy xã
hội loài người phát triển. Những quốc gia nghèo họ đã không làm được gì cho thế
giới cả, mà ngược lại họ chỉ là kẻ ăn bám và gây ra nhiều hệ lụy, làm cho thế
giới phải gánh vác cho họ.
Câu
hỏi đặt ra là, lấy tiêu chuẩn nào để làm thước đo thành quả của một nền giáo dục?
Câu trả lời là 3 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá: Thứ
nhất đó là đạo đức xã hội; thứ nhì là kinh tế đất nước; thứ 3 là khoa học công
nghệ.
Ở tại Việt Nam, một người bình thường cũng nhìn thấy
3 tiêu chuẩn này đang ở mức cực thấp, nó đang phản ánh rất thực một nền giáo dục
thất bại. Những nước chậm tiến hầu hết là những nước có nền giáo dục thất bại.
Hôm nay ngày 01/09/2019, trên báo Vneconomy có bài “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh”.
Trong bài này có giới thiệu bức thư của ông tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước, gởi
cho ngành giáo dục. Cũng giống như ông Hồ Chí Minh trước đó, bức thư chỉ toàn
là những lời nói sáo rỗng chứ chẳng có lấy một sự nhìn nhận nghiêm túc nào sự yếu
kém ngành giáo dục. Đánh giá thành quả giáo dục, bài báo này viết như sau:
“Ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng
bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực. Đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục được chuẩn hóa; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên;
việc chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện tích cực.
Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần chấn chỉnh,
duy trì kỷ cương trong hoạt động giáo dục; các đoàn học sinh, sinh viên Việt
Nam tham gia thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao, được bạn bè thế giới mến
phục”. (Hết trích).
Vâng! Chúng ta không biết ngành giáo dục này có những
kết quả tích cực gì mà sao không vực dậy được đạo đức xã hội đang ở tầng đáy nhỉ?
Rồi những con người tham gia thi Olympic quốc tế ấy đã “làm quốc tế nể phục”
nhưng sao nền khoa học công nghệ nước nhà cũng đang lẹt đẹt tầng đáy nhỉ?
Hãy nhìn 2 nhân vật từng “làm rạng danh Việt Nam” một
thời là Lê Bá Khánh Trình và Ngô Bảo Châu thì sao? Ông Trình giờ cũng như bao
người khoa bảng bình thường khác tại Việt Nam, chỉ là kiếm sống cho bản thân
thôi, hết. Còn ông Châu thì đã đi tìm vùng đất khác để cống hiến, cuối cùng Việt
Nam chỉ có cái tiếng còn nước ngoài thì đang hưởng trọn miếng bánh mà ông Châu
nghiên cứu ra.
Rõ ràng nếu nhìn sâu hơn vào những thành quả Olympic
ấy, thì chúng ta thấy rõ nền giáo dục Việt Nam đã thất bại vì nó không phát huy
được tác dụng của những khối chất xám hàng đầu. Như vậy thì lấy kết quả thi cử
kia tự hào làm gì nhỉ? Xã hội cần miếng để tiến bộ chứ không cần cái tiếng để
khoe khoang.
Phải công bằng mà nói, ĐCSVN là một nhóm người đã
đưa gian manh và giả dối vào đường lối, dùng bộ máy nhà nước như là công cụ để
hiện thực hóa thủ đoạn nhằm phục vụ tham vọng cai trị chứ họ hoàn toàn không hề
có trí tuệ nào để quản trị đất nước. Đấy được gọi là “tính đảng” trong họ. Khi
tính đảng cấy vào trong giáo dục thì tất nhiên nền giáo dục này bị nhiễm bẩn
không thể cứu chữa nổi.
Cả xã hội, nếu ai ai cũng dùng 30% thời gian cuộc đời
để nhận lấy sự khai phóng thì đất nước sẽ cất cánh, xã hội bình an và đạo đức
được nâng cao. Còn ngược lại, nếu cả xã hội mà dùng ngần ấy thời gian để ướp
tính đảng vào trong bộ não thì trí tuệ con người bị rửa trôi sạch trơn, và thay
vào đó là sự lưu manh, ích kỷ, vô cảm, vô đạo đức sẽ trở nên phổ biến.
Nền giáo dục Việt Nam mãi mãi là nền giáo dục thất bại
nếu nó cứ nằm mãi dưới sự cưỡng bức của ĐCS.
-Đỗ
Ngà-
No comments:
Post a Comment