Paulus Lê Sơn thực hiện
Đăng ngày 11.03.2016 -
6:59am
GNsP – Kính thưa quí vị, diễn biến vụ án của Nguyễn Viết Dũng được nhắc
đến khá nhiều từ khi anh bị bắt và đưa ra xét xử theo Điều 245 Bộ luật hình sự
quy định về tội gây rối trật tự công cộng. Trong khi Nguyễn Viết Dũng mặc quân
phục Việt Nam Cộng Hòa và treo cờ vàng ba sọc tại nhà riêng của mình và Dũng từng
tham gia biểu tình phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chặt phá cây xanh.
Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Trương Minh Tam,
với cách nhìn của một người dân và là một Luật gia, ông Tam nói về vụ án này
như thế nào?
Paulus
Lê Sơn: Thưa ông Trương Minh Tam, ông đánh giá thế nào về vụ án của Nguyễn Viết
Dũng theo cách nhìn của một người dân và một luật gia?
Ông
Trương Minh Tam: Đương nhiên là hệ thống cơ quan tố tụng bao gồm các
cơ quan hành pháp và tư pháp đã thiếu tôn trọng luật pháp. Không thể có việc
dùng chiêu bài này để xử một tội khác một cách không chính danh như thế được.
Nhưng ở một mặt khác cần thấy, dư luận truyền thông trong và ngoài nước nhất là
những người yêu thích cờ ba sọc đã đang tạo nên 1 áp lực buộc nhà cầm quyền
không xử mạnh tay không được. Bởi quyền lực luôn có tính áp đặt.
Việc tung hô một ai đó đi quá giới hạn thường rất
nguy hiểm và đôi khi tạo ra những cái bẫy trong trò chơi quyền lực và áp lực. Ở
trường hợp Nguyễn Mai Trung Tuấn dư luận còn vô tình dọn đường cho 1 bản án mà
lẽ ra cộng sản không muốn xử như thế.
Paulus
Lê Sơn: Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội lại xử Nguyễn Viết Dũng theo Điều 245 tội
gây rối trật tự công cộng, thưa ông?
Ông
Trương Minh Tam: Cái đó là cớ tốt nhất vì bắt được Dũng khi đi biểu
tình. Chả lẽ tội trốn thuế, lừa đảo hay 2 bao cao su? Ranh giới giữa biểu tình
và gây rối trật tự công cộng vẫn mong manh và có cớ nhất. Nhưng ai cũng hiểu đó
là việc việt vị với những áo và cờ.
Tôi cho là lỗi
việt vị.
Việt vị là một khái niệm trong bóng đá để chỉ những
tiền đạo xuống sớm. Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) đã làm một việc của một tiền
đạo bản lĩnh đó là xuống sớm trong cuộc chơi với người cộng sản.
việc xử phạt việt vị đến nay vẫn luôn là lỗi gây nhiều
tranh cãi và rất khó phân định. Tôi dùng từ việt vị để dành cho anh ấy vừa có sự
yêu mến và có trong đó cả sự tiếc nuối với chính anh ta.
Paulus
Lê Sơn: Xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án 15 tháng tù, ông có đánh giá thế
nào về phiên phúc thẩm ngày 11.03.2016 ?
Luật
gia Trương Minh Tam: Do những áp lực khác nhau, mức án 15 tháng tù theo
chúng tôi là khó thay đổi. Không có mức án nào là phù hợp cả vì anh ấy không có
tội nhưng khi bất công trở thành luật pháp thì mức án 15 tháng tù là mức mà người
cộng sản cũng đã cân nhắc khá nhiều rồi.
Tôi nghĩ là họ
sẽ giữ nguyên mức án.
Paulus
Lê Sơn: Thưa ông, rất nhiều người bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình nhưng họ
bị bắt bỏ tù. Theo ông thì ông có quan điểm thế nào về việc này?
Luật
gia Trương Minh Tam: Ông Luật Sư Lê Quốc Quân trong một lần trò chuyện
cùng tôi đã nói: Khi một Quốc gia mà hàng loạt các trí thức nhất là các Luật sư
– những người am hiểu luật nhất lại vi phạm pháp luật bị bỏ tù thì đó là 1 Quốc
gia đang có sự bất thường về mặt Luật pháp. Nói như tông thống Mỹ Josep thì “Khi bất công trở thành luật
pháp thì chống lại bất công đó chính là nghĩa vụ”. Do đó tôi cho rằng
việc nhà nước bỏ tù hàng loạt người bất đồng chính kiến chứng tỏ nhà nước Việt
Nam hiện nay đã không còn đáp ứng khả năng cai trị một Quốc gia.
Paulus
Lê Sơn: Ông đánh giá thế nào về hệ thống pháp luật Việt Nam về những điều luật được
áp dụng để bắt những người bất đồng chính kiến?
Luật
gia Trương Minh Tam: Như đã nói, Luật ở Việt Nam hiện nay không thiếu
nhưng rất lạc hậu và quá thiên về thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hơn là
các chuẩn mực điều tiết xã hội. Ông Luật sư Lê Luân, TS Nguyễn Quang A cũng từng
than phiền rằng cần phải sửa đổi nhanh hệ thống luật pháp hiện hành, các điều
luật mơ hồ, diễn giải không theo chuẩn mực, vi phạm quyền con người dùng để thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị cần phải sớm được loại bỏ để giải phóng con
người, xây dựng một xã hội hài hòa hơn giữa nhà nước và công dân.
Paulus
Lê Sơn: Vâng, xin chân thành cám ơn ông đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Paulus
Lê Sơn thực hiện
-------------------------------
Huyền Trang, GNsP
Đăng ngày 10.03.2016 -
2:08pm
GNsP (10.03.2016) – Theo lịch xét xử vào lúc 8 giờ sáng ngày
mai 11.03.2016, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử
Nguyễn Viết Dũng.
Tòa án Hà Nội kết tội
Nguyễn Viết Dũng có hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS và
tuyên án 15 tháng tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 14.12.2015 vừa qua.
Thông báo trên được Thẩm phán Lê Thị Bích Lan gửi đến
Luật sư Võ An Đôn, một trong những LS tham gia bào chữa cho anh Dũng.
Được biết, trong phiên tòa phúc thẩm lần này, LS Võ
An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành sẽ tham gia bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng.
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, Luật sư Võ An
Đôn cho GNsP biết: Tòa đã vi phạm các thủ tụng tố tụng khi liên tục ngắt lời Luật
sư (LS) trong phần tranh luận. Dẫn đến các LS đã đồng lòng đứng dậy, ra về vì
cho rằng bài bào chữa của các LS không còn ý nghĩa gì trong phiên tòa này.
Sau khi làm các thủ tục cần thiết trong phiên tòa sơ
thẩm, anh Dũng yêu cầu hoãn phiên tòa vì sức khỏe yếu không thể tham gia phiên
tòa được. “Nguyễn Viết Dũng, người tái xanh, tinh thần cương quyết, và suốt
phiên Tòa anh chỉ ngồi nhắm mắt, im lặng, không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào
của Hội đồng xét xử (HĐXX).” LS Đôn nhận xét.
Nguyễn
Viết Dũng có quyền im lặng, không trả lời HĐXX?
Tại sao anh Dũng lại im lặng trước tòa sơ thẩm? Vì sức
khỏe của anh Dũng quá yếu nên anh không thể tiếp tục tham gia tiến trình tố tụng?
Dù sức khỏe yếu thì anh Dũng vẫn có đủ khả năng trả
lời các câu hỏi chất vấn của HĐXX đưa ra, nhưng dù thế nào đi nữa anh vẫn chọn
thái độ im lặng trước các câu hỏi của HĐXX. Phải chăng Nguyễn Viết Dũng đang thực
hiện quyền im lặng của anh?
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) không quy định
cụ thể và rõ ràng về “quyền im lặng” của công dân khi bị tình nghi là phạm tội,
bị tạm giữ, tạm giam và bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên tại Điều 10 BLTTHS quy định:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị
can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Theo điều luật này, trong quá trình tố tụng, bất kỳ
một công dân nào bị tình nghi là phạm tội, bị tạm giữ, tạm giam và bị đưa ra
xét xử thì không buộc phải đưa ra những “lời khai” để chứng minh mình vô tội.
Mà việc chứng minh và “xác định sự thật của vụ án” thuộc về các Cơ quan Điều
tra, Viện Kiểm Sát và Tòa án “phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ
xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. (Điều 10 BLTTHS)
Tại phiên tòa, đối với bị cáo tức là “người đã bị
tòa án có quyết định đưa ra xét xử” thì BLTTHS quy định rõ tại khoản 1, khoản 2
Điều 50: bị cáo có quyền “trình bày ý kiến, tranh luận, tự bào chữa…” trước
tòa. Và ngay tại phiên tòa xét xử, bị cáo vẫn có quyền “không khai tại phiên
tòa” khi được xét hỏi; và/hoặc “không trả lời các câu hỏi” của HĐXX, kiểm sát
viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo qui định tại điểm
b khoản 2 Điều 208 và khoản 4 Điều 209 BLTTHS.
Chính vì thế, Nguyễn Viết Dũng “im lặng” trước tòa
cũng chính là cách anh “tự bào chữa” để phản đối, bác bỏ những cáo buộc không
có căn cứ mà các cơ quan đại diện pháp luật đưa ra để kết tội anh có hành vi
“gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS và tuyên án 15 tháng tù giam,
khi anh mặc quân phục VNCH, cùng người dân tham dự tuần hành ôn hòa phản đối
nhà cầm quyền Hà Nội chặt cây xanh diễn ra vào 12.04.2015 vừa qua.
Huyền
Trang, GNsP
No comments:
Post a Comment