Lã Yên
Tác
giả gửi tới Dân Luận
11/03/2016
Những ngày qua dư luận cả nước đang nóng lên bởi những
lời nói thật của những người làm công tác chống tham nhũng. Qua đó cũng lý giải
tại sao, công tác phòng chống tham nhũng được Đảng, nhà nước Việt Nam hô hào,
quán triệt, đẩy mạnh như thế lại không hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại.
Chế độ độc đảng bao
che lẫn nhau, tham nhũng thì phây phây, người chống tham nhũng thì khốn khổ đủ
đường.
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống
tham nhũng (4/3/2016) do Bộ Tư pháp tổ chức, Ông Phạm Trọng Đạt – Cục
trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ nói "Tham nhũng
là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho.
Chúng tôi chống lại có khi 'chết' trước” (Vietnannet.vn
4/3/2016).
Thiếu
tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP Hồ Chính Minh nói thẳng giữa
hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 ngày 8/3 rằng:“Tôi
cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao
án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là
ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối
tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền
tổ chức trinh sát đảng viên” (infonet.vn 9/3/2016).
Qua những câu nói thật lòng của những người làm công
tác chống tham nhũng thì rỏ ràng cống tác phòng chống tham nhũng bấy lâu chỉ là
hô hào, là khẩu hiệu, là hình thức. Có chăng, nó chỉ là công cụ để các nhóm lợi
ích đấu đá tranh giành quyền lợi chứ không phải để loại trừ những kẻ hại nước,
hại dân.
Chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã thừa nhận,
tham nhũng trở thành quốc nạn, là nội xâm, là thách thức, nguy cơ đe dọa đến sự
tồn vong của chế độ... Ngay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng than vãn rằng: "Hiện
tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn
vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có... (vneconomy.vn29/6/2012)". Ngay trước thềm đại hội
12 vừa qua, cụ thể ngày 28/12, tại Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Năm
tới, sau Đại hội XII của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan
tâm đẩy mạnh hơn nữa, có bước tiến mạnh hơn nữa, hiệu quả rõ ràng hơn" (cand.com.vn29/12/2015).
Còn
các vị lãnh đạo khác nói như thế nào về chống tham nhũng. Xin dẫn chứng vài người.
Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng từng tuyên
bố rằng: "Đảng ta kiên quyết chống tham nhũng đến cùng để làm
trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước". Nhưng với một tư gia như
cung vua phủ chúa, không biết ông lấy tiền đâu để xây dựng nếu không tham
nhũng?.
Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhận chức
Thủ tướng Chính phủ vào ngày 27/6/2006 cũng đã hùng hồn tuyên thuệ: "Tôi
kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng,
tôi xin từ chức ngay". Nhưng sau hai nhiệm kỳ của ông tham nhũng trở
nên trầm trọng hơn, với các vụ tham nhũng lớn như VINASIN, VINALINE, Sông Đà...
Ngay cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày
23/6/2012, cho rằng, dứt khoát phải tiến hành thành công nhiệm vụ chống tham
nhũng. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân...
Không biết những lời nói, lời hứa của các vị lãnh đạo
Đảng, nhà nước chỉ là nói xuông hay chính các vị cũng bất lực trước nạn tham
nhũng?
Chống tham nhũng, theo tôi không phải là việc khó,
cái khó là có muốn chống hay không, có làm triệt để hay không. Muốn diệt chuột
đôi khi phải chấp nhận vỡ bình, cần thiết cũng phải thay máu. Chứ còn thái độ
thiếu dứt khoát thì chẳng làm được gì cả, giống như diệt cỏ dại nếu không nhổ tận
gốc sẽ mọc lại như nấm sau mưa.
Ai tham nhũng? Chỉ có những người có chức
có quyền mới có điều kiện tham nhũng, mà những người có chức có quyền điều là đảng
viên. Vậy nên nếu chống tham nhũng mà gặp "lệnh bài miễn tử" như
cái chỉ thị 15, không cho phép đụng đến đảng viên tham nhũng thì sao chống? chống
cái gì nữa? Chính vì vậy vô hình chung Chỉ thị 15-CT/TW ngày 7/7/2007của Bộ Chính trị
(nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật
trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng) lại bảo kê
cho tham nhũng?
Từ thực tế xã hội Việt Nam hiện tại, tham nhũng đã
là một căn bệnh khó chữa, nó sẽ dẫn đến suy vong đất nước trong tương lai. Với
cơ chế độc tài, độc đảng thì việc chống tham nhũng chỉ là giấc mơ xa vời.
Lã
Yên
---------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment