Bùi
Quang Vơm
Mời
xem lại:
Việt
Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không?
Phần
I — Phần
II — Phần
III — Phần
IV — Phần
V — Phần
VI — Phần
VII — Phần
VIII — Phần
IX (Blog RFA/ BS).
*
*
Những ai đọc ANHBASAM nhiều tháng nay, đều có
thể biết câu
hỏi này là của tác giả Nguyễn Thị Từ Huy, một người viết có uy tín, uy tín bởi phương pháp tiếp cận
có tính cách hàn lâm, bởi sự mạch lạc của tư duy lôgíc và sự sâu
sắc phong phú trong kiến thức.
Nhưng đề tài được đề cập là vấn đề có tính
bao quát lớn, vừa là vấn đề có tính lý luận cơ bản, vừa là vấn đề
thực tiễn, cần nhiều dữ liệu.
Rất nhiều người đọc không giấu sự tâm đắc
với những ý kiến mà tác giả nhận định, những gợi ý cho những kết
luận khả dĩ.
Nhưng phải thú thật rằng theo dõi cả chín
phần của bài viết, tôi chờ đợi một đáp án, khả dĩ làm dịu phần
nào sự bức bối. Tuy nhiên, có vẻ như tác giả vẫn để treo câu trả
lời, bởi vì, đọc xong, người đọc vẫn không thực rõ “Việt Nam có thể
tiến hành cải cách hay không”? Nhưng chính gợi ý của tác gỉả là
tiền đề của bài viết này.
Bài viết sẽ được trình bày thành ba phần.
Phần một là Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không tự cải cách.
Phần hai Thay đổi là tất yếu. Phần ba Thay đổi bằng
cách nào.
Với tính chất một bài báo, không thể hy vọng
độ sâu và độ chín của các phân tích, nhưng trước một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn lớn, tôi nghĩ có nhiều ý kiến khác nhau chỉ giúp
tiệm cận chân lý. Vả lại, cả “cột đình” “cái quạt” cùng rất nhiều
những cái khác nữa mới làm ra con voi.
o0o
1- Suốt 85 năm đảng
Cộng sản VN không thay đổi mục tiêu
Chánh cương của Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 do
chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Cương lĩnh thứ hai tại Đại hội lần thứ nhất
năm 1930 gọi là Luận cương chính trị, do Trần Phú biên soạn ghi “cách
mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
Cương lĩnh thứ ba, Đại hội đảng toàn quốc
lần thứ hai ( tháng 2-1951) gọi là “Luận cương cách mạng Việt Nam”, do
Trường Chinh trinh bày tiếp tục “xác định nhiệm vụ cơ bản hiện thời của
cách mạng là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập
thống nhất, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày
có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; gây cơ sở vật chất – kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội“.
Cương lĩnh thứ tư được gọi là “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
(6-1991)” do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 24 đến 27-6-1991 vẫn khẳng
định “phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa theo chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Cương lĩnh thứ năm, năm 2011 là cương lĩnh “bổ
sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991” khẳng định “Đi lên chủ nghĩa xã hội
là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Cương lĩnh này xác định Quá độ đi lên xã hội
chủ nghĩa là một giai đoạn phức tạp cần phải “kiên trì thực hiện đường
lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội”.
Nghị quyết Đaị hội XII 28/01/2016 “Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa”.
Như vậy, Mục tiêu xã hội chủ nghĩa trên cơ sở
nền tảng Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hòn đá
tảng, là linh hồn, là sợi chỉ xuyên suốt sự tồn tại của đảng.
2- Đổi mới không
phải là cải cách
“Đổi mới, đổi mới đồng bộ và toàn diện” là
những từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, theo cách nói hàn lâm là
có tần số xuất hiện nhiều nhất trong các văn kiện chính trị của
đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là trong tất cả các báo cáo chính
trị, các nghị quyết Đại hội từ những năm 80 của thế kỷ trước, tức
là suốt từ Đại hội VI cho đến Đại hội XII mới kết thúc ngày
28/01/2016. Thực sự là đảng Cộng sản đang rất quyết tâm đổi mới. Nhưng
nếu tìm từ ‘cải cách’ thì chỉ thấy ‘cải cách hành chính’, ‘cải
cách giáo dục đào tạo’, ‘cải cách chế độ tiền lương’, ‘cải cách
thông tin tuyên truyền’ v.v… mà không thấy có cải cách chính trị, cải
cách tư tưởng.
Nếu hiểu cải cách là bỏ hẳn cái cũ và thay
bằng cái mới, thì rõ ràng chúng ta thấy, đảng cộng sản chỉ thay
công cụ, thay phương tiện, không thay đổi mục tiêu. Mục tiêu đó là Xây
dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Mục tiêu này cùng với lấy “Chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ Nam
cho mọi hành động” vẫn không có gì thay đổi từ Luận cương chính trị
của Trần Phú tới Cương lĩnh 1991, cương lĩnh bổ sung 2011, Hiến pháp
2013, Nghị quyết đại hội XI, Nghị quyết Đại hội XII mới đây. Đó là
tư tưởng nhất quán, bất di bất dịch. Đó là cái Bất Biến.
Trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng
3/2/2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố: “Chúng ta đã đổi mới,
nhưng chúng ta quyết không đổi mầu. Những khó khăn và những thử thách sẽ không
ép buộc được chúng ta đi ra ngoài con đường xã hội chủ nghĩa”.
Những năm cuối 70, đầu 80 thế kỷ trước, chế
độ cộng sản đứng trước nguy cơ tan vỡ, sụp đổ. Vừa ra khỏi cuộc
chiến tranh tàn khốc kéo dài, sa lầy Khmer Đỏ trên đất Campuchia,
chiến tranh biên giới với Trung Quốc, cấm vận của Hoa Kỳ, một miền
Bắc xơ xác, chạy ăn từng bữa vì hợp tác hóa, một miền Nam tan hoang
tiều tụy sau cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Hoặc chết
hoặc trả ruộng đất về cho nông dân, bỏ ngăn sông cấm chợ, giải phóng
sản xuất, giải phóng thị trường.
Nguyên lý “từ một nước nông nghiệp lạc hậu
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đọan phát triển tư bản
chủ nghĩa” buộc phải nhường chỗ cho “vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”. Và lý thuyết “giai
đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ra đời, thừa nhận nền kinh tế đa
sở hữu, đa thành phần. Đây không phải là kết quả của thay đổi nhận
thức mà là gỉải pháp tình huống, cứu cánh tức thời. Cuộc đấu
tranh giữa hai con đường vẫn giữ nguyên tính gay gắt giữa cách mạng
và phản cách mạng, giữa cách mạng và kẻ thù của nhân dân, dân tộc.
Nghị quyết TW 4 Đại hội XI ngày16/01/2012 xác
định “các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa
bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống
phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân,
làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”.
30 năm đổi mới từ Đại hội 6 năm 1986, nhưng
Nghị quyết Đại hội XII 28/01/2016 vẫn ghi “phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
3- Sở hữu toàn
dân, sở hữu nhà nước là thành quả của cách mạng vô sản
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình phi
sở hữu hóa xã hội.
Lị̣ch sử cách mạng vô sản Việt Nam trong cương
lĩnh của Trần Phú là cuộc cách mạng gọi là “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản” được
gói gọn thành khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận
rễ”, rồi được tóm gọn mang tính thiết thực là “đánh đổ phong kiến
địa chủ, giành ruộng đất về tay nông dân”. Khẩu hiệu này đánh trúng
vào ước nguyện ngàn đời của tầng lớp nông dân nghèo khổ đang chiếm
tới 98% dân số Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là sức mạnh giúp cho cho
đảng Cộng sản Việt Nam với chỉ gần 5000 đảng viên giành được chính
quyền.
Nhưng con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là con
đường phi sở hữu hóa tư liệu sản xuất theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lênin, nhằm gỉải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất với tính tư
hữu tư bản chủ nghĩa của quan hệ sản xuất, tức là tính tư hữu đối
với phương tiện sản xuất.
Rập theo khuôn mẫu của Liên xô những năm sau
Đại chiến II và của Trung quốc những năm 60, hai quốc gia lần lượt
được coi là thành trì của chủ nghĩa Mác Lênin, thành trì kiên cố
của phe xã hội chủ nghĩa, Chiến dịch tập thể hóa, hợp tác hóa nông
nghiệp, cùng với quốc hữu hóa và cải tạo công thương nghiệp tư bản
tư doanh trên toàn miền Bắc những năm 60, ở miền Nam sau giải phóng
bắt đầu từ năm 78, xoá sạch dấu vết của sở hữu tư nhân trên toàn
cõi Việt Nam. Đây là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đễn đến sự tiêu
huỷ hoàn toàn, triệt để mọi hạ tầng cơ sở của một nền kinh tế
thông thường, biến Việt Nam thành một đất nước tan hoang, ngược trở
lại thời kỳ đồ đá, nhưng vẫn tiếp tục được coi là một thành quả
cách mạng, theo khía cạnh là thủ tiêu tiềm lực của các đối trọng
chính trị, của các lực lượng đội kháng, tiềm ẩn trong chế độ tư
hữu ruộng đất và tư hữu tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp, công
thương, kẻ thù của cách mạng vô sản. Điều này phù hợp với nguyên
tắc chuyên chính vô sản của Lênin, và sau này thành công cụ tập quyền
cá nhân của Stalin, là nguyên tắc được đảng Cộng sản các nước tôn
thờ như một vũ khí vô địch của cách mạng.
Điều 4 Luật đất đai ra đời năm 2013 và được
sửa đổi năm 2015 vẫn ghi “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý”, bất chấp sự phản đối của toàn dân, ý
kiến đóng góp của rộng rãi mọi tầng lớp tinh hoa của xã hội.
Quốc hữu hóa đất đai, quốc hữu hóa toàn bộ
tài nguyên khoáng sản, toàn bộ rừng biển, quốc hữu hóa toàn bộ công
xưởng, nhà máy, xí nghiệp tư nhân là thành quả to lớn của cách mạng
vô sản trên con đường xóa bỏ sở hữu để tiến tới xã hội chủ nghĩa,
dù phải chấp nhận tạm thời cơ chế đa sở hữu, chấp nhận cơ chế thị
trường, chỉ là giải pháp cho thời kỳ quá độ để giữ ổn định xã
hội, để bảo vệ sự tồn tại của chế độ. Sau khi thời kỳ quá độ này
hoàn thành, các thành phần kinh tế tư nhân, các hình thức sở hữu tư
nhân sẽ dứt khoát bị dẹp bỏ.
Cương lĩnh chính trị bổ sung và phát triển
2011 nói, “đến giữa thế kỷ XXI, chúng ta phải xây dựng xây dựng nước ta
trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
4- Hoà hoãn với
Trung Quốc để bảo vệ chế độ
Chính danh của cách mạng Việt Nam được dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Xa rời chủ nghĩa Mác, xa rời quốc tế cộng sản là biểu hiện rời bỏ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, là phản bội cách mạng, là không còn tính chính danh. Trung quốc có vai trò thay thế Liên xô là thành trì duy nhất còn lại của phong trào cộng sản quốc tế, trụ cột của lý tưởng cách mạng vô sản toàn cầu.
Chính danh của cách mạng Việt Nam được dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Xa rời chủ nghĩa Mác, xa rời quốc tế cộng sản là biểu hiện rời bỏ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, là phản bội cách mạng, là không còn tính chính danh. Trung quốc có vai trò thay thế Liên xô là thành trì duy nhất còn lại của phong trào cộng sản quốc tế, trụ cột của lý tưởng cách mạng vô sản toàn cầu.
Duy trì mối quan hệ hữu nghị với đảng Cộng
sản Trung Quốc là nguyên tắc trong điều lệ sinh hoạt tư tưởng và công
tác xây dựng đảng. Bất chấp mọi mâu thuẫn xung đột về quyền lợi hay
chủ quyền quốc gia, đảng Cộng sản Trung quốc luôn được coi là đồng
minh ý thức hệ tin cậy nhất, chỗ dựa bền vững nhất cho chế độ độc đảng
Cộng sản cai trị, vì vậy mới có cách gọi các xung đột là “xích
mích của anh em trong nhà”.
Một trong những cơ chế gắn bó mật thiết giữa
hai đảng mà không một mối quan hệ nào có được, đó là Hội thảo Lý
luận hàng năm, được tổ chức luân phiên, một năm tại Việt Nam, một năm
tại Trung quốc, giữa hai uỷ viên bộ chính trị, nắm giữ trách nhiệm
lý luận và tư tưởng của mỗi đảng, cùng với khoảng 50 cán bộ nghiên
cứu lý luận cao cấp của mỗi bên. Nguyễn Phú Trọng là một bên đồng
sáng lập, năm 2003. Đây là cơ chế vừa đảm bảo tính trung thành với
chủ nghĩa cộng sản của hai đảng, vừa là cơ chế giải quyết các xung
đột mọi phương diện thông qua thương lượng trên nền nguyên tắc của tinh
thần quốc tế cộng sản. Việc mỗi bên lập viện bảo tàng thành tựu
Hội thảo và tổ chức kỉ niệm, tổng kết thành quả mỗi kỳ 5 năm là
cơ chế đảm bảo tương hỗ cho sự tồn tại của chế độ như một đồng minh.
Hội thảo gần đây nhất là Hội thảo lần thứ XI, do Chủ tịch Hội đồng
lý luận Tw Đinh Thế Huynh, uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo
TW dẫn đầu phía Việt Nam, và Lưu Bảo Châu, uỷ viên bộ chính trị đảng
Cộng sản Trung Quốc, bí thư Ban bí thư và là trưởng Ban tuyên truyền
TW đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu, họp tại Thượng Hải, ngày
17/06/2015.
Không còn cơ chế Hội thảo lý luận thì cũng
không còn Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh
tương quan.
5- Thúc đẩy quan
hệ với Mỹ cũng chỉ để bảo vệ chế độ
Quan hệ với Mỹ luôn là nhu cầu và nguyện
vọng của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, trước hết vì Mỹ là một
đảm bảo chắc chắn cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, một đảm
bảo cho sự ổn định của xã hội, cũng có nghĩa là ổn định của chế
độ.
Một khía cạnh khác là Mỹ vốn không bao giờ
có ý định bành trướng lãnh thổ, quan hệ với Mỹ không bị đe dọa chủ
quyền, trong khi trên thực tế, với tư cách người giữ trật tự thế
giới, Mỹ là người có vai trò đặc biệt có ảnh hưởng tới khả năng
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước nguy cơ và áp lực bành trướng,
chiếm đoạt lãnh thổ, lãnh hải của láng giềng Trung quốc.
Nhưng Mỹ là quốc gia cổ súy tự do dân chủ,
là quốc gia luôn đứng đầu thế giới trong cuộc chiến chống độc tài
chính trị và vi phạm nhân quyền, trên quy mô địa cầu. Ở khía cạnh này,
Mỹ là kẻ thù của đảng. Vì vậy quan hệ với Mỹ trước hết phải được
đảm bảo không nhằm lật đổ hay thay đổi chế độ.
Chuyến thăm Mỹ theo lời mời của tổng thống Mỹ
OBAMA được bà Hillary Clinton chuyển tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
từ tháng 7/2012, nhưng mãi ba năm sau, ngày 5/7/2015 mới được thực
hiện. Không phải đảng Cộng sản Việt Nam thiếu nhiệt tình. Đây là ước
muốn bất ngờ đối với toàn đảng và với chính bản thân ông Trọng.
Lời mời của tổng thống Mỹ là một chứng chỉ cho tính chính danh đang
chìm trong khủng hoảng của đảng cộng sản. Nhưng trước hết phải khẳng
định lời mời không phải là một cái bẫy chính trị, chính phủ Mỹ sẽ
lợi dụng chuyến thăm để gây áp lực dân chủ hóa xã hội Việt Nam, tạo
dựng các nhân tố thay đổi chế độ trong tương lai.
Một chiến dịch thẩm soát được tổ chức hết
tốc lực, bất chấp mọi tốn kém. Phải soi xét tất cả các góc khuất,
phát hiện mọi bí ẩn. Phải xét từng từ trong các văn bản sẽ phải
đưa ra ký kết. Trước hết và trên hết, thể chế cộng sản độc đảng
Việt Nam phải được thừa nhận như một chính thể chính đáng, một thứ
chủ quyền quốc gia, bất khả xâm phạm. Chuyến thăm Mỹ vừa kỳ lạ vừa
bất ngờ của ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, một nhân vật không
chức vụ trong chính phủ, không đại diện thủ đô, một nhân vật thuần
tuý chính trị, không tương ứng với bất kỳ tư cách nào của chính phủ
Mỹ, được ném đi như viên đá dò đường, vào ngày 21/07/2014, đúng một
năm trước ngày ấn định chính thức. Sau nữa là an ninh chính trị, uy
tín ngọai giao, và cuối cùng là an ninh cá nhân của tổng bí thư phải
được bảo đảm tuyệt đối. Chuyến công du 5 ngày, từ 15 đến 20/03/2015
của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang là thẩm định lần cuối, là bảo
đảm cho việc hoàn tất mọi công tác chuẩn bị.
Nhưng dẫu cho sự thân thiện cởi mở chân thực
trong suốt hai mươi năm quan hệ bình thường giữa hai nước là có thật,
mối nghi ngờ về một đe dọa “diễn biến” “chuyển hoá” đã khiến tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng buộc phải lợi dụng lễ kiỹ niệm 100 ngày sinh
của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ngày 1/07/2015, đúng bốn ngày
trước ngày thăm chính thức để chuyển thông điệp tới tổng thống OBAMA
và chính phủ Mỹ, rằng “Trong điều kiện nước ta, không có sự cần thiết
khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa
đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một
cách hợp pháp các lực lượng phản động… hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân,
chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận“.
6- Chống tham nhũng
chỉ để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ
Mặc dù Luật phòng chống tham nhũng được ban
hành từ 29/11/2005, nhưng tham nhũng không hề suy giảm mà ngược lại,
đã trở thành một tệ nạn phổ biến tràn lan, trên toàn bộ hệ thống
xã hội, như phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “người ta ăn
của dân không từ một thứ gì“. GS. Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý
luận Trung ương, cũng nói rất đúng rằng “Giờ có cả tham nhũng trong
chính sách, tham nhũng trong chính trị chứ không chỉ có tham nhũng trong kinh tế.
Tham nhũng giờ không phải là tham nhũng vặt mà là tham nhũng lớn, không chỉ
tham nhũng cá biệt mà còn thành cả hệ thống“.
Đấy là biểu hiện bất lực của pháp luật.
Chính ông Trọng cũng phải thừa nhận, “muốn chống được tham nhũng
phải chống ngay trong các cơ quan chống tham nhũng”. Ông Thủ tướng là
trưởng ban TW phòng chống tham nhũng, nhưng chính ông này là một đối
tượng tham nhũng. Nhưng thu quyền trưởng Ban phòng chống tham nhũng vào
tay, thì ông chỉ làm được việc gạt bỏ ông Dũng và một loạt những
phần tử tham nhũng khác. Nhưng nguyên nhân, gốc rễ của tham nhũng vẫn
còn nguyên.
Luật Phòng chống tham nhũng 2005 định nghĩa “Tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi. ” và tài sản có khả năng tham nhũng cao nhất là những
tài sản công và những loại tài sản không xác định được sở hữu, như
đất đai, tài nguyên, các tài sản thuộc vốn và tài sản nhà nước,
các tập đoàn, các tổng công ty quốc doanh.v.v…
Như vậy, rõ ràng giải pháp cho phòng chống
tham nhũng phải cơ bản có hai mặt. Một là tính tối thượng và
độc lập của Pháp luật. Nhưng nghị quyết đảng nói quyền lực của nhà
nước là thống nhất. Lập pháp hành pháp và tư pháp được phân công
tách bạch về chức năng nhưng thống nhất về mục tiêu chính trị. Mà
mục tiêu chính trị là độc quyền của đảng với những con người bằng
xương bằng thịt là bộ chính trị. Thực chất của sự thống nhất này
là cả ba cơ quan đều chịu sự phân công và điều chỉnh của bộ chính
trị. Hai là sở hữu hóa tất cả mọi lọai tài sản. Nhưng đất đai, tài
nguyên khóang sản, rừng, biển, các loại tài sản công là tài sản
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hửu. Nhà
nước là tất cả, nhưng Nhà nước là vô hình, thực chất mọi tài sản
kể trên kia đều là tài sản vô chủ. Nếu phi chính trị hóa Lập pháp,
và Tư pháp, nếu sở hữu hóa mọi tài sản công, thì chủ nghĩa xã hội
tự tan vỡ, đảng Cộng sản tự tiêu tan.
6- Ông Trọng không
phải là người cải cách
Ông Nguyễn Phú Trọng không phải là người có
tư tưởng cải cách. Ông Trọng là người ít xuất hiện trên truyền thông
đại chúng và rất hạn chế phát ngôn trước công chúng. Ông có ý thức
trong việc tránh gây dư luận. Tuy nhiên, không khó để thấy ông chính là
tảc giả của cái chế độ hiện nay của nhà nước cộng sản Việt
Nam.
Trong lịch sử, Chủ tịch đảng, Tổng bí thư
đảng từ Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Trường
Chinh, Lê Duẩn thường đồng thời là linh hồn, là cột trụ lý luận
Trung ương, nền tảng tư tưởng của toàn đảng. Sau cái chết của Nguyễn
Văn Linh, nền lý luận của đảng Cộng sản bắt đầu thời kỳ khủng
hoảng, cùng với sự sụp đổ của Liên xô, ngọn cờ đầu của chủ nghĩa
chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào cộng sản quốc tế, thành trì kiên
cố của phe xã hội chủ nghĩa. Tổng bí thư Đỗ Mười, một người mà
chính cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi là một “người võ biền”. Nền
lý luận thực sự không còn gì sau hai nhiệm kỳ làm Tổng bí thư của
Nông Đức Mạnh. Chính lúc đó, Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Biên tập
Tạp chí cộng sản, xuất hiện như vị cứu tinh của nền lý luận cộng
sản Việt Nam. Năm 2001vừa làm bí thư Hà Nội vừa kiêm chủ tịch Hội
đồng lý luận TW, phụ trách việc soạn thảo các văn kiện chính trị
chuẩn bị Đại hội đảng lần thứ X. Có thể coi là từ lúc này, ông
trở thành kiến trúc sư trưởng của chế độ. Cương lĩnh chính trị năm
2011 bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991, chính là sự khẳng định tư
tưởng nhất quán của ông kế tục tư tưởng của Nguyễn văn Linh, trung
thành tuyệt đối với lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác Lê nin.
Ông là người đầu tiên trong số uỷ viên Bộ
chính trị nói rõ quan điểm không chấp nhận đa nguyên đa đảng. Trả lời
phỏng phấn thông tấn xã Ấn độ ngày 23/02/2010, trong chyến thăm Ấn Độ
với tư cách Chủ tịch Quốc Hội, ông Trọng khẳng định “Việt Nam không
có nhu cầu khách quan để đa nguyên, đa đảng”.
Ngày 30/06/2015, trong lễ kỷ niệm 100 ngày sinh
cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ông một lần nữa tuyên bố “dứt khoát
không chấp nhận đa nguyên đa đảng”… “không để hình thành đảng
chính trị đối lập”.
Tháng Hai, năm 2013 đánh giá các kiến nghị
sửa đổi Hiến pháp của 72 nhân sỹ, trí thức có uy tín, đại diện
giới tinh hoa trong nước, ông nói “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng
có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”
Sau đó ông quy chụp “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ
Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa
nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội
không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại
chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký
đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó“.
Ông nghiền ngẫm để cho ra được nghị quyết 4,
nhằm kết tội “suy thoái, diễn biến”. Ông phát động chiến dịch luân
chuyển cán bộ để tẩy não, để thay máu bộ máy quyền lực, để tạo
không khí khủng bố trong toàn đảng và toàn xã hội, chỉ với một mục
đích duy nhất là bảo vệ sự kiên cố bất khả chuyển hóa của lập
trường Mác Lênin, của chế độ cộng sản độc đảng, của con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh 2011 của đảng ghi: “Từ nay đến giữa
thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa“,
còn ông thì nói: có lẽ phải đến giưã thế kỷ này mới kết thúc giai
đoạn quá độ. Rồi ông lại tự hỏi “Đến hết thế kỷ này không biết đã có
Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa...”
Khoan chưa tranh luận với ông về cái chủ nhĩa
xã hoàn thiện của ông là gì và có tồn tại hay không, điều chúng ta
quan tâm ở đây là sự chết cứng trong tiềm thức tư duy của ông. Cái ảo
ảnh không tưởng xuất hiện trên thế giới từ gần hai thế kỷ nay vẫn
còn nguyên trong đầu ông như chất kết tủa, là bằng chứng không thể
chối cãi rằng ông Không phải là người cải cách.
Kết luận
Trong phần kết bài “Việt Nam có thể tiến
hành cải cách hay không?” Tác giả Nguyễn Thị Từ Huy có viết: Chỉ có
một số rất ít người nhìn vào sự liêm khiết về tiền bạc của ông mà
đặt một hy vọng mong manh rằng ông có thể thực hiện các cải cách
cần thiết. Trong số rất ít này có tôi, người viết bài này.
Như vậy, trong số rất ít người ấy, không có
tôi. Có thể tôi chưa có đủ lý lẽ, nhưng với những gì tôi thấy tới
lúc này, thì tạm thời, tôi không nói khác được.
No comments:
Post a Comment