Sáng
chủ nhật 6/03/2016, Hội giáo chức Chu Văn An tổ chức họp mặt lần đầu tiên tại
Sài Gòn. Cuộc họp mặt diễn ra tại văn phòng Công lý và Hòa bình, nằm trong
khuôn viên Dòng Chúa Cứu Thế.
Sau nhiều tháng vận động, các thành viên sáng lập của
Hội giáo chức Chu Văn An dự trù lễ ra mắt ở Hà Nội vào ngày 05/01/2016 nhưng tất
cả các anh em ở Hà Nội đều bị chặn từ cửa nhà mình. Các thầy bị canh tới cường
độ không thể tin nổi, có những thầy bị an ninh canh ở lan can. Vì vậy, hội giáo
chức Chu Văn An đã ra mắt online trong một tiếng rưỡi đồng hồ.
Cho đến ngày hôm nay, đây là buổi sinh hoạt gặp mặt
đầu tiên. Tham dự cuộc họp có các hội viên hội giáo chức Chu Văn An ở Sài Gòn
và miền Nam, cùng với đông đảo thân hữu. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các
cơ quan truyền thông.
Ở phần đâu chương trình, thầy Phạm Minh Hoàng, một
thành viên của Hội thì hiện thời Hội giáo chức Chu Văn An có 41 hội viên. Khoảng
một phần ba số đó ở Hà Nội, một phần ba ở Sài Gòn, một phần ba còn lại ở khắp
các tỉnh trên đất nước: Lạng Sơn, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Trà Vinh…
Kể cả sau khi đã thành lập không rầm rộ, Hội giáo chức
Chu Văn An vẫn bị “để ý”. Ngay từ ngày đầu, có 2 thầy ở Hà Nội bị an ninh tới
yêu cầu rút tên ra khỏi hội vì hội không do nhà nước quản lý ?! Theo an ninh,
trên trang của hội giáo chức có những bài nội dung không phải là ý của nhà nước.
Tuy nhiên các thầy cô đã vững vàng và đủ sức để giải thích cho những an ninh đó
hiểu ra vấn đề, rằng đó là quyền tự do và nghĩa vụ thiêng liêng.
Hội quy tụ những người giáo viên có ước mơ thay đổi
nền giáo dục, và tất cả những ai trong ngành có suy tư về giáo dục có thể tham
gia. Hội giáo chức Chu Văn An nhận thức được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của
nền giáo dục Việt Nam do nhà nước một đảng kiểm soát. Sự kiện giáo sư Nguyễn
Đình Cống ở đại học Xây dựng tuyên bố bỏ Đảng mới đây đã cho thấy các nhà giáo
Việt Nam không thể mãi bị nạn độc quyền chân lý khuất phục.
Tôn chỉ của Hội giáo chức Chu Văn An là những mục
tiêu có tính xây dựng và thiết thực. Ba nội dung chính đó là: góp phần chặn đứng
tình trạng xuống cấp của hệ thống giáo dục hiện nay; góp phần giải quyết những
vấn đề ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn. Trong tinh thần đó, Thầy Hoàng đã kêu gọi
các thân hữu giúp đỡ bằng cách mời gọi các bạn bè từng làm trong ngành giáo dục
cùng tham gia vào Hội đề góp phần vào giải quyết một vấn nạn vô cùng quan trọng
của đất nước
Sang phần hai của buổi họp mặt đầu tiên này, Hội
giáo chức Chu Văn An mời một thân hữu thuyết trình về đại học tư ở Việt Nam, và
những bất công mà hệ thống trường tư thục gặp phải khi phải nộp quá nhiều thuế
để nuôi đại học công. Bài thuyết trình này tạo nên một không khí tranh luận sôi
nổi trong khán phòng, rằng làm sao để mang lại công bằng trong giáo dục đến với
mọi sinh viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong thời gian tới, Hội giáo chức Chu Văn An hứa hẹn
sẽ tiếp tục tổ chức những giờ giao lưu học thuật định kỳ như vậy.
Tổng kết cuộc họp mặt, giảng viên Phạm Minh Hoàng
thay mặt Hội giáo chức Chu Văn An gửi lời cám ơn đến các khách mời. Những vấn đề
về giáo dục do Hội giáo chức Chu Văn An đề xướng gây được sự hưởng ứng tích cực
từ dư luận và nhận được những ý kiến góp ý đa chiều.
(Kiều Phong - Bài tóm tắt từ trang Việt Nam Thời
Báo)
No comments:
Post a Comment