Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com - 05/03/2016)
Sau cái chết của Chánh Thẩm Antonin Scalia, hôm
3/13/2016, Tối Cao Pháp Viện trở thành tê liệt, vì tòa án này chỉ xử xét được
khi có đủ túc số chín người -số lẻ; năm chánh thẩm bảo thủ và bốn chánh thẩm
khoáng đạt. Phe bảo thủ Cộng Hòa đã từng chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện,
cũng như họ đang chiếm đa số tại Thượng và Hạ Viện.
ÔngAntonin Scalia
Do việc ông Scalia là một chánh thẩm bảo thủ, nên sự ra đi của ông tạo ra thế lao chao cho cán cân của Tối Cao Pháp Viện; mọi việc tắc nghẽn chỉ vì thăng bằng -bên này bốn chánh thẩm Dân Chủ cộng bên kia bốn chánh thẩm Cộng Hòa, thiếu đa số quyết định.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất, để không quyết định được
nên chống hay nên cho phá thai.
Hôm thứ Tư 3/2/2016, nhóm bốn chánh thẩm phóng
khoáng, nhất quyết vô hiệu hóa đạo luật Texas, tạo ra quá nhiều khó khăn cho việc
phá thai, trong lúc bốn vị chánh thẩm bảo thủ bênh vực luật Texas làm khó thai
phụ.
Chánh thẩm bảo thủ Anthony Kennedy đề nghị hoàn trả đạo luật làm khó phá thai trở lại cho Texas để bổ khuyết thêm chi tiết. Ông muốn bên nguyên cáo -những tổ chức đem luật tiểu bang kiện lên Tối Cao Pháp Viện- bổ túc thêm những chi tiết chứng minh là đạo luật liên hệ tạo ra việc 30 bệnh viện phá thai phải đóng cửa, và số 11 viện phá thai còn hoạt động không đủ đáp ứng nhu cầu phá thai của thai phụ Texas.
Đề nghị này chỉ trì hoãn để chờ cho đến lúc có đủ 9 chánh thẩm mới đem ra xét xử. Mặc dù là một chánh thẩm bảo thủ -do tổng thống Reagan đề cử- nhưng ông Kennedy thường có lập trường công bằng hơn. Ông có thể bênh vực phe nguyên cáo chống chính phủ tiểu bang Texas.
Chánh thẩm Anthony Kennedy
Trong giả thuyết Tối Cao
Pháp Viện hủy bỏ luật Texas làm khó thai phụ phá thai, nhiều tiểu bang Cộng Hòa
khác, có những đạo luật tương tự cũng sẽ gặp khó khăn.
Nhóm chủ trương bảo vệ quyền phá thai trình bày sự khắc nghiệt của luật Texas khiến 30 trong tổng số 41 viện phá thai phải đóng cửa vì không đủ điều kiện do luật tiểu bang đòi hỏi.
Biểu tình đòi quyền phá thai
Ngày mùng 1 tháng Ba, Bạch
Cung nhập cuộc, Tổng Thống Obama mời chủ tịch khối đa số Thượng Viện -Nghị Sĩ
Mitchell “Mitch” McConnell- và chủ tịch tiểu ban tư pháp Thượng Viện -Nghị Sĩ
Charles Ernest “Chuck” Grassley- vào họp với ông trong nỗ lực tìm một người
thay thế chánh thẩm Scalia.
Ông yêu cầu hai vị nghị sĩ Cộng Hòa đề nghị những chánh án mà họ thấy có thể điền vào chỗ trống tại Tối Cao Pháp Viện; hai chính khách Cộng Hòa bảo thẳng tổng thống là trong năm nay, Thượng Viện sẽ không mở điều trần để nghe và tấn phong vị tân chánh thẩm; vì lập trường của đảng Cộng Hòa là không muốn tổng thống Obama đề cử một chánh thẩm có lập trường dân chủ phóng khoáng, thay thế chánh thẩm Scalia -một nhân vật bảo thủ.
Họ quyết liệt chống, không tấn phong một chánh thẩm phóng khoáng để mất thế đa số bảo thủ Cộng Hòa hiện tại.
Phó tổng thống Biden, người đã từng giữ chức vụ chủ tịch tiểu ban tư pháp Thượng Viện, ngày ông còn là nghị sĩ, bảo hai Nghị Sĩ McConnell và Grassley là nếu tổng thống đề cử người thay thế ông Scalia, mà Thượng Viện từ chối không mở điều trần, không nghe vị chánh án được đề cử trình bày quan điểm của mình, thì Thượng Viện không làm tròn trách nhiệm do Hiến Pháp ấn định.
Hai nghị sĩ Cộng Hòa vẫn không thay đổi thái độ, họ nhất định chờ một tân tổng thống -có thể là ông Trump- quyết định chọn vị chánh thẩm thứ chín cho Tối Cao Pháp Viện. Câu chuyện TCPV vô cùng quan trọng giữa những vị lãnh đạo quốc gia trở thành bế tắc.
Nghị Sĩ Harry Reid, trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện, kể lại với phóng viên, “Chúng tôi giết được vô số thời giờ bằng cách nói chuyện bóng rổ.”
Nghị Sĩ Grassley nói với các nghị sĩ Dân Chủ, “Vấn đề không phải là cá nhân của vị chánh thẩm mới, mà vấn đề là lập trường của vị này; quan niệm của quý vị chính khách Dân Chủ về bổn phận của chính phủ khác với quan niệm của chúng tôi.”
Ông nói ông không muốn một thế đa số Dân Chủ tại Tối Cao Pháp Viện, và ông sử dụng quyền chủ tịch tiểu ban Tư Pháp Thượng Viện để ngăn chặn tình trạng đa số đó.
Grassley còn nói, “Quý vị tưởng là chỉ với một ngòi bút và một cái điện thoại là quý vị có thể làm bất cứ điều gì quý vị muốn làm, sau lưng quý vị lại còn có một Tối Cao Pháp Viện để yểm trợ quý vị; nhưng chúng tôi không để mọi việc diễn tiến như vậy.”
Nghị Sĩ Dân Chủ Reid than thở, “Họ thật là cứng đầu -nhất định chỉ làm những gì họ thích làm. Điều chúng tôi yêu cầu là họ làm những gì Hiến Pháp quy định họ phải làm, nhưng họ nhất định chờ nghe tổng thống Trump bảo họ làm như thế nào.”
Một ngày sau cuộc họp bất thành tại Bạch Cung, Tổng Thống Obama nói ông chọn bà chánh án Jane L. Kelly đang phục vụ tại tòa phá án Iowa, như một trong những nhân vật có khả năng được ông đề nghị thay chánh thẩm Scalia. Bà Kelly, 51 tuổi, được FBI tiếp xúc để điều tra về những tình tiết trong cuộc sống riêng tư, hầu tạo hồ sơ đề nghị vào Tối Cao Pháp Viện.
Ông yêu cầu hai vị nghị sĩ Cộng Hòa đề nghị những chánh án mà họ thấy có thể điền vào chỗ trống tại Tối Cao Pháp Viện; hai chính khách Cộng Hòa bảo thẳng tổng thống là trong năm nay, Thượng Viện sẽ không mở điều trần để nghe và tấn phong vị tân chánh thẩm; vì lập trường của đảng Cộng Hòa là không muốn tổng thống Obama đề cử một chánh thẩm có lập trường dân chủ phóng khoáng, thay thế chánh thẩm Scalia -một nhân vật bảo thủ.
Họ quyết liệt chống, không tấn phong một chánh thẩm phóng khoáng để mất thế đa số bảo thủ Cộng Hòa hiện tại.
Phó tổng thống Biden, người đã từng giữ chức vụ chủ tịch tiểu ban tư pháp Thượng Viện, ngày ông còn là nghị sĩ, bảo hai Nghị Sĩ McConnell và Grassley là nếu tổng thống đề cử người thay thế ông Scalia, mà Thượng Viện từ chối không mở điều trần, không nghe vị chánh án được đề cử trình bày quan điểm của mình, thì Thượng Viện không làm tròn trách nhiệm do Hiến Pháp ấn định.
Hai nghị sĩ Cộng Hòa vẫn không thay đổi thái độ, họ nhất định chờ một tân tổng thống -có thể là ông Trump- quyết định chọn vị chánh thẩm thứ chín cho Tối Cao Pháp Viện. Câu chuyện TCPV vô cùng quan trọng giữa những vị lãnh đạo quốc gia trở thành bế tắc.
Nghị Sĩ Harry Reid, trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện, kể lại với phóng viên, “Chúng tôi giết được vô số thời giờ bằng cách nói chuyện bóng rổ.”
Nghị Sĩ Grassley nói với các nghị sĩ Dân Chủ, “Vấn đề không phải là cá nhân của vị chánh thẩm mới, mà vấn đề là lập trường của vị này; quan niệm của quý vị chính khách Dân Chủ về bổn phận của chính phủ khác với quan niệm của chúng tôi.”
Ông nói ông không muốn một thế đa số Dân Chủ tại Tối Cao Pháp Viện, và ông sử dụng quyền chủ tịch tiểu ban Tư Pháp Thượng Viện để ngăn chặn tình trạng đa số đó.
Grassley còn nói, “Quý vị tưởng là chỉ với một ngòi bút và một cái điện thoại là quý vị có thể làm bất cứ điều gì quý vị muốn làm, sau lưng quý vị lại còn có một Tối Cao Pháp Viện để yểm trợ quý vị; nhưng chúng tôi không để mọi việc diễn tiến như vậy.”
Nghị Sĩ Dân Chủ Reid than thở, “Họ thật là cứng đầu -nhất định chỉ làm những gì họ thích làm. Điều chúng tôi yêu cầu là họ làm những gì Hiến Pháp quy định họ phải làm, nhưng họ nhất định chờ nghe tổng thống Trump bảo họ làm như thế nào.”
Một ngày sau cuộc họp bất thành tại Bạch Cung, Tổng Thống Obama nói ông chọn bà chánh án Jane L. Kelly đang phục vụ tại tòa phá án Iowa, như một trong những nhân vật có khả năng được ông đề nghị thay chánh thẩm Scalia. Bà Kelly, 51 tuổi, được FBI tiếp xúc để điều tra về những tình tiết trong cuộc sống riêng tư, hầu tạo hồ sơ đề nghị vào Tối Cao Pháp Viện.
Bà chánh án Jane L. Kelly
Mặc dù hành pháp chưa
chính thức đề nghị, nhưng cái tin nói bà Kelly có thể là ứng viên thay thế
chánh thẩm Scalia làm ông Grassley bối rối. Bà Kelly là một nhân vật uy tín tại
tiểu bang Iowa, địa phương ông Grassley đang là nghị sĩ đại diện, và cũng là đấu
trường ông sắp phải tái tranh cử, vì nhiệm kỳ sáu năm của ông chỉ còn vài tháng
nữa là chấm dứt.
Năm 2013, đứng trước diễn đàn Thượng Viện, Nghị Sĩ Grassley đã hết lời ca tụng chánh án Kelly, khiến bà được Thượng Viện đồng thanh tấn phong vào chức vụ Chánh án Tòa Phá Án liên bang hạt Tám -trong hạt này có tiểu bang Iowa.
Nhiều người cho là lập trường của Nghị Sĩ Grassley sẽ bớt quyết liệt; có thể ông thấy không cần phải chờ một vị tân tổng thống mới có thể tấn phong một vị chánh thẩm, nhất là khi vị chánh án được đề nghị lại có uy tín lớn tại Iowa, tiểu bang ông sắp phải tái tranh cử.
Tình riêng tạo ảnh hưởng đến công vụ là chuyện thường tình trong cả xã hội Tàu, lẫn xã hội Mỹ. Có thể ông Grassley đang thấy thế đa số Cộng Hòa tại TCPV không quan trọng bằng cái ghế nghị sĩ ông đang ngồi và còn muốn tiếp tục ngồi nữa. (nđt)
-------------------
Năm 2013, đứng trước diễn đàn Thượng Viện, Nghị Sĩ Grassley đã hết lời ca tụng chánh án Kelly, khiến bà được Thượng Viện đồng thanh tấn phong vào chức vụ Chánh án Tòa Phá Án liên bang hạt Tám -trong hạt này có tiểu bang Iowa.
Nhiều người cho là lập trường của Nghị Sĩ Grassley sẽ bớt quyết liệt; có thể ông thấy không cần phải chờ một vị tân tổng thống mới có thể tấn phong một vị chánh thẩm, nhất là khi vị chánh án được đề nghị lại có uy tín lớn tại Iowa, tiểu bang ông sắp phải tái tranh cử.
Tình riêng tạo ảnh hưởng đến công vụ là chuyện thường tình trong cả xã hội Tàu, lẫn xã hội Mỹ. Có thể ông Grassley đang thấy thế đa số Cộng Hòa tại TCPV không quan trọng bằng cái ghế nghị sĩ ông đang ngồi và còn muốn tiếp tục ngồi nữa. (nđt)
-------------------
Xem thêm :
Bà
Kelly có vào được Tối Cao Pháp Viện?
Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng
Tuesday, March 8, 2016
5:23:44 PM
Các tin khác
• Ơn
Trời (09-03-2016)
• Đảng
chính trị không tự tử (07-03-2016)
• Điểm
kết tụ (02-03-2016)
• Tảng
đá nóng bỏng (29-02-2016)
• Tôn
giáo và phá thai (27-02-2016)
• Thống
trị Đông Á (24-02-2016)
• Nguyễn
Đạt Thịnh: Sức mạnh cuồng phong (22-02-2016)
• Tối
Cao Pháp Viện (21-02-2016)
• Job
mới của Dũng (17-02-2016)
• Cảnh
sát viên người Mỹ gốc Á (16-02-2016)
No comments:
Post a Comment