08/10/2023
https://baotiengdan.com/2023/10/08/bai-tap-nang-cao-so-ku-ro-ty/
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/1-6.jpeg
Ảnh tư liệu
Tôi nhiều lần lên tiếng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định
phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa. Cách phiên âm trên sách giáo
khoa trước đây và cho đến bây giờ rất tùy tiện, thậm chí đọc lên nghe rất tục
tĩu, phản văn hóa, vô giáo dục. Thực chất đó là tiếng bồi của kẻ vô học ở ngoài
Bắc chứ tiếng bồi vô học ở trong Nam trước 1975 cũng không kinh dị như vậy.
Cách đây vài mươi năm, có thể chấp nhận cách phiên
âm đó để thầy và trò dễ đọc. Nay chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án
ngoại ngữ quốc gia rồi phổ cập tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Riêng học đại
học, sau đại học và chuẩn năng lực thầy cô giáo đều bắt buộc phải có trình độ
và chứng chỉ ngoại ngữ tiêu chuẩn châu Âu hoặc bậc của khung trình độ quốc gia.
Vậy mà hà cớ gì cứ phải đọc tên nước, tên địa phương, tên người của người ta
bằng thứ tiếng bồi của đứa vô học?
Lẽ nào các loại bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ tiêu
tốn hàng ngàn ngàn tỉ đồng lâu nay đều là giả?
Hội nhập mà gọi tên người ta như thứ ngôn ngữ mách
qué thì có mạo phạm người ta không?
Tôi thật ngạc nhiên là trong Chương trình 2018, ông
Thuyết, ông Thống còn bắt buộc đưa vào sách bài học, bài tập riêng về cách viết
phiên âm. Cả hệ thống sách giáo khoa phiên âm rất tùy tiện, không thống nhất
trên một quy tắc nào cả. Khi thì phụ âm kép, nguyên âm đôi bị tách ra thành 2
âm tiết độc lập (chẳng hạn Xít-ta-lin, Anh-sờ-tanh, Xi-át-tơn…), khi thì ghép
một âm (chẳng hạn Ốt-strây-lia, Pát-scan, Stiêng…), khi thì âm cuối ng giữ
nguyên (King, Sing, Hê-ming-way…), khi thì biến thành nh (Kinh, Xinh, Râu-linh,
Hê-minh-uê…).
Kể cả thích thì bỏ dấu thanh (sắc, huyền, nặng – U-nai-tịch, Oai-chịch, Uy-lích, Mai-cồ..), không thích thì không bỏ dấu thanh. Các phụ âm khi thì S khi thì X tùy tiện, bừa bãi. Bất quy tắc như vậy thì học sinh chỉ có thuộc lòng và nhớ mặt chữ ư? Trong khi ngay ở một tập sách, chỉ một tên người, tên đất mà phiên âm thành nhiều chữ khác nhau, khi thì phiên âm theo cách đọc tiếng Pháp, khi thì theo cách đọc tiếng Anh, loạn cả lên. Tổ chức học hành như vậy thì có làm loạn não trẻ em khô
ng?
Tác hại rõ nhất là khi học tiếng Anh, trẻ em đang
thẩm âm và phát âm chuẩn theo người bản ngữ thì đến khi học tiếng Việt với cách
đọc phiên âm méo mó của ông Thuyết, ông Thống, tiếng Anh của trẻ em bị méo mó
theo và hỏng hết.
Tôi đề nghị ông Thuyết, ông Thống chấm dứt ngay việc
áp đặt tiếng bồi của các ông vào tai, vào mắt, vào não bọn trẻ. Thứ tiếng đó
không chỉ làm hỏng tiếng Anh mà còn hỏng cả tiếng Việt. Sờ-ku-rờ-ty là thứ
tiếng của văn hoá con heo!
Chu Mộng Long
.
No comments:
Post a Comment