Tuesday, 31 October 2023

KHỐI G7 CHO VIỆT NAM VAY NẶNG LÃI ĐỂ GIẢM DẦN NHIỆT ĐIỆN THAN (Người Việt)

 



Khối G7 cho Việt Nam vay nặng lãi để giảm dần nhiệt điện than

Người Việt

October 30, 2023

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/khoi-g7-cho-viet-nam-vay-nang-lai-de-giam-dan-nhiet-dien-than/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Khối cường quốc kinh tế G7 đề nghị viện trợ cho Việt Nam hơn $300 triệu để giúp nước này chuyển đổi từ phụ thuộc nhiệt điện than đá sang các loại năng lượng tái tạo, theo Reuters hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười.

 

Qua các tài liệu mà hãng tin Reuters được tiếp cận, số tiền viện trợ vừa kể chỉ vào khoảng 2% của tổng số ngân khoản được họ dành ra để giúp nước này nhưng dưới hình thức tín dụng theo lãi suất thị trường, không phải lãi suất ưu đãi như các định chế tài trợ quốc tế (WB, IMF, ADB) từng giúp Việt Nam thực hiện “xóa đói giảm nghèo” trước kia.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/VN-dien-gio-BinhThuan-AFP-042319-1536x1024.jpg

Một dự án điện gió phối hợp điện mặt trời ở tỉnh Bình Thuận. (Hình: AFP/Getty Images)

 

Do vậy, Reuters cho rằng, tốn phí vay nợ sẽ rất cao nên làm nhà cầm quyền CSVN “ngần ngại chấp nhận.”

 

Những tài liệu liên quan đến dự án giúp chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam đã được hoàn tất từ cuối Tháng Mười hé lộ lần đều tiên về chi tiết của tổng số tiền được G7 và các đối tác cam kết $15.5 tỷ từ Tháng Mười Hai năm ngoái.

 

Việt Nam hứa hẹn sẽ chuyển đổi từ nhiệt điện than sang các loại năng lượng tái tạo để đến năm 2050 sẽ không còn phát ra khí thải độc hại từ các nhà máy điện.

 

Theo nguồn tin trên, Hà Nội vận động để phần lớn tín dụng được hưởng lãi suất ưu đãi để từ từ bỏ nhiệt điện than, thay chúng bằng những trụ điện gió và các tấm điện mặt trời. Tuy nhiên, các nhà tài trợ lại chỉ cấp tín dụng với những loại tài trợ lãi suất cao nhất theo thời giá thị trường trong lúc nhiều dự án năng lượng tái tạo đang bị chậm trễ hoặc trục trặc tại Việt Nam bởi các thủ tục phức tạp.

 

Việt Nam vẫn cam kết hợp tác với G7 và đưa ra một danh sách các dự án chuyển đổi, trong đó hơn 400 dự án có thể được cứu xét tài trợ.

 

Trước khi có cuộc họp quốc tế về đối phó thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra ở Dubai vào ngày 30 Tháng Mười Một, danh sách vừa kể cần được các đối tác quốc tế chấp thuận. Để được chấp thuận, họ đòi Hà Nội phải cải cách triệt để chính sách điều hành năng lượng, đồng thời, họ đòi phải để các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các quyết định đối phó với thay đổi khí hậu, theo lời một nhà tài trợ nói với Reuters.

 

Một số tổ chức và cá nhân thuộc một số tổ chức độc lập nghiên cứu chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù lấy những cớ như trốn thuế hay sử dụng tài liệu mật quốc gia. Người ta đều biết đó chỉ là cái cớ bên ngoài nhằm che giấu sự thật. CSVN là một nước độc tài đảng trị nên không cho bất cứ ai hay tổ chức tư nhân nào hoạt động mà không theo sự chỉ huy của chế độ.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/VN-dien-mat-troi-TrungNam-DanViet-031623-1536x863.jpeg

Một dự án điện mặt trời của nhà đầu tư nội địa Trung Nam tại miền Trung Việt Nam. (Hình: Dân Việt)

 

Để thực hiện các chương trình chuyển đổi năng lượng, Việt Nam cần đến $135 tỷ từ nay đến năm 2030 và còn cần thêm nhiều nữa cho đến giữa thế kỷ này, theo nhà cầm quyền trung ương ước lượng. Ngân khoản mà khối G7 cung cấp là ở giai đoạn đầu từ ba đến năm năm rồi sau đó thu hút các nhà đầu tư tư nhân lớn hơn nhiều.

 

Kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Việt Nam làm các nhà tài trợ nhăn mặt khi người ta được biết nó hồi Tháng Năm vừa qua.

 

Theo đó, điện năng đến từ than đá sẽ tiếp tục gia tăng cho đến năm 2030 trước khi giảm xuống trong hai thập niên tiếp theo. Như một phần của tổng sản lượng điện năng, sử dụng than đá sẽ tiếp tục giảm xuống tới 20% vào năm 2030 trong khi tỉ lệ này là 31% vào năm 2020.

 

Hiện người ta chưa biết nhà cầm quyền CSVN quyết định thế nào khi tiền lời tín dụng không ưu đãi. (TN) [kn]

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats