https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=787748148701042&id=100023975920044
Tôi tin rằng một Thủ tướng
thì không “bận” bằng một giáo viên phổ thông.
Giáo viên ngày đi dạy 2
buổi, tối về chấm bài, soạn bài, vào điểm… bên cạnh một núi giấy tờ hồ sơ đủ loại;
nếu làm giáo viên chủ nhiệm thì lại càng chất chồng thêm nữa. Một giáo viên, nếu
đúng tiêu chuẩn, là 17 tiết/tuần thì anh ta dạy tương đương khoảng 5 lớp với tổng
học sinh là khoảng 200… Hãy tưởng tượng… Và nhiều giáo viên gần như không có thời
gian để biết rằng mình đang thở nữa. Nếu dạy tiết 5 thì khoảng 12h về tới nhà,
cơm nước xong chưa kịp nghỉ ngơi thì hơn 13h phải có mặt ở trường (nếu dạy tiết
1 buổi chiều); gần như không có thời gian cho gia đình, con cái. Cộng thêm những
áp lực hữu hình và vô hình từ môi trường làm việc luôn khiến người ta căng thẳng,
mệt mỏi.
Dường như có một “tỉ lệ
nghịch” giữa chức vụ và tần suất công việc. Càng ở bậc cao hơn thì sẽ càng
“nhàn” hơn, và ngược lại. Giáo viên bận hơn hiệu trưởng, hiệu trưởng bận hơn
giám đốc sở, giám đốc sở bận hơn bộ trưởng… Công việc của lãnh đạo là tổ chức bộ
máy sao cho khoa học, và depart cho nó vận hành.
Tư-tưởng-quản-lý phải được
tích hợp trong cái cấu trúc bộ máy ấy trên tất cả bộ phận và nguyên tắc vận
hành: từ xây dựng, tổ chức hoạt động, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả… tất
cả đều có các bộ phận đảm nhiệm trong tính hệ thống nhất quán và logic chặt chẽ.
Một lãnh đạo “bận” tối mắt
tối mũi suốt ngày là một lãnh đạo tồi. Vì các yếu tố trong bộ máy của ông ta đã
không thực hiện tốt được vai trò của nó. Cần phải xem lại cách thiết kế cỗ máy ấy.
Khi một lãnh đạo mà từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải “chỉ đạo trực tiếp” thì cấp
dưới mới chịu làm, đó là một sự thất bại.
Lãnh đạo sau khi đã thiết
kế được bộ máy khoa học, thì tiến hành chọn phụ tùng (nhân sự) và ráp vào. Tất
cả công việc của ông ta bây giờ là… ngồi uống trà và “xem” nó làm việc. Lâu lâu
lại bơm nhiên liệu (kêu người bơm…), hay có hỏng hóc gì trong quá trình vận
hành (cái này không thể tránh) thì (kêu người) sửa lại. Người lãnh đạo sẽ ngồi
xem bộ máy ấy làm việc có hiệu quả, năng suất không; lợi ích nó tạo ra như thế
nào… từ đó mà “suy tư” về sự đổi mới. Trên chiếc ô tô thì không có gì phải làm
việc khủng khiếp như bộ máy (động cơ) của nó. Người lái xe, nếu là người thành
thạo, thì nhàn nhã, ung dung vô cùng. Thậm chí ông ta sẽ coi việc lái xe ấy là
một cái “thú” du ngoạn và hạnh phúc với việc điều khiển thong dong này.
Lãnh đạo, như người lái
xe, chính là “linh hồn” của chiếc xe ấy. Ông ta thuộc về phần tinh thần nhiều
hơn, cái tinh thần hiểu như là đạo đức và tài năng chiến lược – chứ không không
phải tài tháo lắp và sửa chữa phụ tùng, việc ấy có thợ làm rồi.
Như thế, lãnh đạo, với sự
“nhàn nhã” của mình, hoàn toàn có thời gian để nghiền ngẫm về lịch sử, về triết
học, văn học và nghệ thuật quản trị v.v.. Vả lại, một lãnh đạo có tầm thì không
thể không am tường những lĩnh vực như thế, vì nó là nền tảng, là mảnh đất để
gieo hạt. Như vậy, ông ta phải không ngừng đào sâu vào nó. Chứ không phải suốt
ngày đi rửa xe, lau chùi phụ tùng, súc bình xăng…
Người ta biện hộ rằng, thủ
tướng bận trăm công nghìn việc, thư ký viết gì đọc nấy, không thể trách ngài.
Thế rốt cuộc ai mới là người làm chủ? Ai phải làm theo ai? Anh mua một con bò về,
để sau đó từ địa vị ông chủ, anh bắt đầu trở thành người phục vụ: cắt cỏ, châm
nước, tắm rửa, dọn chuồng… Anh vô tình biến con bò của mình thành ông chủ từ lúc
nào không hay. Anh làm ra một chiếc xe để sử dụng nó, chứ không phải để nó sử dụng
anh.
Tùy hoàn cảnh/sự kiện mà
sự phát biểu có thể cần những cung cách khác nhau, ví dụ trong lễ
kỷ niệm 90 năm của Tuyên giáo, thủ tưởng chỉ cần bước lên và nói cùng
“anh em” đôi điều chân thành, cởi mở, có tính tư tưởng là ok, việc chi phải đọc
một bài lê thê như thế? Cái bài ấy vẫn có thể có và cần, nhưng anh chỉ cần giao
nó tới những nơi cần phải tới, rồi người ta sẽ sử dụng nó vào nghị quyết, vào
truyền thông hay gì gì đi nữa cũng được.
Vả lại, một bộ máy dốt
thì cũng nên xem lại cách mình đã tạo ra nó. Nói chung là không nên biện minh.
--------------------
LIÊN QUAN
LỜI XIN LỖI - Tạp chí Tuyên Giáo
https://baomoi.com/loi-xin-loi/c/35896310.epi
.
Xin lỗi, xin đừng “xin lỗi” nữa vì dân không muốn “bị xin lỗi …!
No comments:
Post a Comment