Đoan Trang
Gửi tới
BBC từ Hà Nội
3-3-2016
.
Báo Petro Times có bài đả kích ứng viên độc lập
là nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng.
Trong
vài ngày đầu tuần qua, gần như tất cả các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14
đều đã và đang bị chính quyền cản phá quyết liệt bằng nhiều hình thức, từ gây
khó khăn ở khâu hồ sơ đến viết bài bôi nhọ trên báo chí chính thống, từ đe dọa
tại địa phương đến quay clip xâm hại uy tín trên mạng xã hội.
Không
cơ quan nào xác minh lý lịch
Sau khi
đã rất vất vả mới lấy được chữ ký xác nhận lý lịch ở phường Thành Công, sáng thứ
ba (1/3), bà Đặng Bích Phượng, 56 tuổi, mang hồ sơ đến Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội
thì đến xế chiều, người của Ủy ban gọi điện yêu cầu bà phải xác minh lại lý lịch
tại UBND phường nơi bà đang cư trú là phường Dịch Vọng, chứ không phải phường
Thành Công là nơi bà có hộ khẩu thường trú.
Bà Phượng
lại mang hồ sơ tới phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, một nữ cán bộ tư pháp ở đây bảo
bà: “Phường không có cơ sở để xác minh lý lịch cho chị”.
Bà Phượng
tức tốc rút điện thoại, gọi cho một người ở Ủy ban Bầu cử tên Thảo. Ông Thảo bảo
bà đưa máy cho cán bộ tư pháp phường Dịch Vọng để ông nói chuyện, nhưng cô này
từ chối nghe.
Bà Phượng
hỏi lại ông Thảo và nhận được câu trả lời: “Tùy chị thôi!”.
Bà Đặng Bích Phượng, ứng viên độc lập 56 tuổi,
nói Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội yêu cầu bà phải xác minh lại lý lịch tại UBND phường.
Cực chẳng
đã, ngày 2/3, bà Đặng Bích Phượng đã làm đơn gửi Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội và
phường Dịch Vọng yêu cầu giải thích bằng văn bản xem “UBND phường nào có thẩm
quyền xác minh lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội cho tôi?”.
Khi bà
mang đơn đến trụ sở thường trực của Ủy ban Bầu cử thì đã thấy công an thường phục,
nhân viên an ninh... có mặt ở đó khá đông.
Sau một
hồi đôi co, cuối cùng, điều duy nhất bà Phượng đạt được cho đến lúc này là Ủy
ban Bầu cử đã tiếp nhận đơn “đề nghị giải thích” của bà (nhưng không nói đến
khi nào sẽ giải thích).
Bị xác
nhận kiểu “phá đám”
Khá gần
với “cảnh ngộ” của bà Đặng Bích Phượng, ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy, 64 tuổi,
cũng bị UBND xã Vĩnh Quỳnh gây khó khăn ở khâu hồ sơ.
Cụ thể,
xã yêu cầu ông Thụy phải khai ở mục Kỷ luật rằng ông từng bị công an quận Hoàn
Kiếm cảnh cáo hai lần vì đi biểu tình chống Trung Quốc. Tuy nhiên, tương tự như
trường hợp bà Phượng, sự việc này của ông Thụy đã xảy ra từ cách đây 4-5 năm chứ
không phải “trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử”, cho nên
đúng ra thì ông không cần khai; nếu ông ghi, hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ.
Ngoài
ra, bản thân ông Nguyễn Tường Thụy cũng không hề biết ông từng bị cảnh cáo hai
lần, và chưa từng nhận được văn bản nào của cơ quan chức năng liên quan đến việc
này.
Sau ba
lần đến UBND xã, ngày 2/3, ông Thụy được Phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Đình Hiếu,
ký xác nhận vào lý lịch rằng ông “trong thời gian sống tại xã, không tham gia
sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã”, “hai lần bị Công an
Quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, “có lời nói và việc
làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Thực
ra, khi xác nhận lý lịch cho công dân, UBND xã, phường chỉ có chức năng xác nhận
chữ ký và hộ khẩu thường trú chứ không có quyền nhận xét.
Ngày
3/3, ông Nguyễn Tường Thụy đã gửi đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Bầu cử
TP. Hà Nội một lá đơn “tố cáo hành vi cản trở quyền ứng cử của công dân”.
Chiến dịch
“bôi nhọ” trên truyền thông
Những
ngày qua tại Hà Nội, một nhóm người tự nhận là “dư luận viên”, biên tập viên của
Viet Vision (một kênh Youtube chuyên về đưa tin chống lại giới hoạt động dân chủ-nhân
quyền ở Việt Nam), đã tổ chức quay và phát một số clip có nội dung xuyên tạc,
công kích và gây hiểu lầm về TS. Nguyễn Quang A - một trong các ứng viên đại biểu
Quốc hội độc lập.
Tuy
nhiên, hành động phỉ báng công khai nhất đối với các ứng viên độc lập là một
bài viết có tựa đề “Quốc hội không phải là phường chèo”, đăng tải trên trang
Petro Times (phiên bản điện tử của báo Tin Nhanh Năng Lượng Mới) hôm thứ tư,
2/3.
Bài báo
trực tiếp đả kích nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng bằng những từ như “chém gió”,
“đốt đền hòng nổi danh”, “lộng ngôn”, “gây sốc”, “kẻ khùng”...
Một loạt
cá nhân khác cũng bị bài báo dùng các từ ngữ nặng nề để mạt sát, như các ứng
viên Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng cùng một số luật sư,
và các nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến...
Được biết,
ông Nguyễn Công Vượng và luật sư Lê Văn Luân đang dự định sẽ có hành động pháp
lý đối với tờ Petro Times.
Và... công an vào cuộc
Một ứng
cử viên đại biểu Quốc hội khác ở Hà Nội, ông Phan Văn Bách (hành nghề lái xe
taxi cho hãng Mai Linh), cho biết ông cũng vừa bị công an ập vào nhà kiểm tra
hành chính đột xuất, tối 2/3, không rõ lý do.
Trong
ngày 2/3, một trong các gương mặt nổi bật ứng cử đại biểu Quốc hội độc lập kỳ
này, luật sư Võ An Đôn, đưa “tin khẩn cấp” trên mạng xã hội rằng ông đã nhận được
giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên, yêu cầu ông ngày 7/3 có mặt tại Phòng An
ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh.
Ông Đôn
đặt câu hỏi có phải chuyện này là do ông vừa nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội
và viết bài nói lên tâm tư của mình về việc ứng cử.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của
tác giả, một nhà báo/blogger sống tại Hà Nội
No comments:
Post a Comment