Matthew
Pennekamp - The
National Interest
Phương
Thảo tóm lược
5-3-2016
(VNTB)
- Matthew Pennekamp đã đặt ra câu hỏi liệu trục xoay về phía Mỹ của Việt
nam có đi đến hồi kết thúc trong thời điểm chuyển giao quyền lực ở Việt nam
trên tờ National Interest.
Matthew
Pennekamp cho
rằng trong hai thập niên qua chính quyền Việt nam đã có những bước tiến đáng kể
để tiến gần đến với Washington hơn trước sự đe dọa của Trung quốc như cuộc gặp
gỡ đáng nhớ của Tướng Giáp với Robert McNamara năm 1997, hay việc tập trận hải
quân hai năm trước cho dến việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương TPP, định hướng địa chính của Việt nam cũng đã khá rõ ràng.
Tuy
nhiên, cuộc chiến quyền lực giữa ông Trọng và ông Dũng trong đầu năm nay tại Đại
Hội Đảng 12 đã có thể đã làm tổn hại đến tình trạng này.
Ông
Dũng người tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 14 tuổi, đã đưa nền kinh tế Việt
nam đạt được mức tăng trưởng 7% một năm, tham gia vào WTO năm 2006 đồng thời
cũng đã đưa mái vòm vàng McDonald – một biểu tượng về sự xâm nhập chủ nghĩa tư
bản – cập đến bến bờ Việt nam. Chưa đầy một năm sau khi có bài phát biểu lên án
tội ác của Đế quốc Mỹ nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước; mới đây tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands ông Dũng đã lên tiếng yêu cầu
tổng thống Obama rằng “Hoa Kỳ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn và hành động thiết thực hơn và hiệu quả hơn” đối với vấn đề Biển
Đông.
Ông Trọng,
người chiến thắng, một nhà nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, người đứng đầu Hội đồng Lý luận của Đảng lại thận trọng với sự thay đổi ở nhịp độ
nhanh. Lý do chính là vì sợ phải trả giá bằng chính Đảng Cộng Sản chính thống.
Một nhà bình luận đã cho rằng “không phải ông ra sợ cải cách, nhưng vì là người
đứng đầu đảng cộng sản, ông ta sẽ ưu tiên duy trì sự tồn tại của Đảng. Nếu cải
cách quá nhanh và trên diện rộng sẽ gây ra sự bất ổn cho đảng.”
Dù ông
Trọng có nhận thức được về sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Trọng luôn can thiệp
vào chính sách đối ngoại của Việt nam mỗi khi ông ta cảm thấy cán cân đối ngoại
này có vẻ nghiêng về phía Hoa Kỳ hơi nhiều. Trước khi chính quyền Việt nam chính thức công bố về chuyến
công du của Tổng thống Obama đến Việt nam vào tháng 5, ông Trọng đã nhanh chóng cử đặc phái viên Tổng Bí Thư Hoàng Bình Quân
sang Bắc Kinh để báo cáo kết quả đại hội đảng đồng thời gởi lời cảm ơn lời chúc
mừng của Tập Cận Bình đối với việc tái đắc cử của ông ta.
Dù ông
Trọng hay ông Dũng có lên nắm quyền thì cả hai cũng đã tới/quá tuổi nghỉ hưu vì
vậy họ đều là những kẻ vội vã. Việc ông Dũng có là tổng bí thư hay không cũng
không phải là mối quan tâm quá lớn cho người Mỹ dù rằng nếu ông Dũng ở vị trí
này thì sẽ có lợi cho người Mỹ hơn. Hoa Kỳ quan tâm hơn đến khoảng trống quyền
lực ở vị trí thủ tướng Việt nam, bởi tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa có
một lập trường vững chắc về Trung-Mỹ. Không giống như Tổng bí thư chỉ là người
chỉ đạo Đảng, thủ tướng sẽ liên quan nhiều hơn đến việc tiếp cận trực tiếp với
các cơ quan chính phủ để đưa ra quyết định nhẹ nhàng hay sóng gió ch o trục
xoay hướng về Châu Á vốn được ca tụng của Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment