Chris Hannas -
VOA
09.03.2016
Thượng
nghị sĩ Bernie Sanders giành được thắng lợi bất ngờ trong cuộc bầu cử sơ bộ của
đảng Dân chủ ở tiểu bang Michigan hôm thứ ba, trong lúc tỉ phú Donald Trump gia
tăng mức dẫn đầu với những chiến thắng tại ba tiểu bang Michigan, Mississippi
và Hawaii.
Thông tín viên Chris Hannas của đài VOA tường thuật.
Nhiều cuộc thăm dò ý kiến trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan cho thấy cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ thắng ở tiểu bang miền bắc này, nhưng rốt cuộc Thượng nghị sĩ Sanders đã thắng với tỉ lệ chiếm phiếu 50%. Bà Clinton đã thắng một cách dễ dàng trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày hôm qua tại tiểu bang Mississippi ở miền nam.
Nhiều cuộc thăm dò ý kiến trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan cho thấy cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ thắng ở tiểu bang miền bắc này, nhưng rốt cuộc Thượng nghị sĩ Sanders đã thắng với tỉ lệ chiếm phiếu 50%. Bà Clinton đã thắng một cách dễ dàng trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày hôm qua tại tiểu bang Mississippi ở miền nam.
Ông Sanders cho rằng chiến thắng ở Michigan cho thấy
điều mà ông gọi là “cuộc cách mạng chính trị” nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên
cả nước và ông tin rằng những khu vực mà cuộc vận động của ông có vị thế mạnh
nhất là những khu vực chưa tới ngày bỏ phiếu. Ông nói “Khi nào có thêm nhiều
người biết được chúng tôi là ai và quan điểm của chúng tôi là gì thì khi đó
chúng tôi sẽ đạt được những thành quả rất tốt.”
Ông Matt Grossman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính
sách và Xã hội của Đại học Tiểu bang Michigan, cho biết yếu tố then chốt là sự ủng
hộ mà ông Sanders giành được từ những người thuộc giới trẻ, là những người mà
các chuyên viên thăm dò ý kiến khó tiếp xúc nhưng đã đi bỏ phiếu ở Michigan.
Ông Sanders cũng đảo ngược tình trạng thiếu sự ủng hộ của những người thuộc các
nhóm thiểu số.
Giáo sư Grossman nhận định như sau:
"Đây là một sự
việc rất quan trọng vì nó cho thấy ông ấy có thể cạnh tranh với bà Clinton vượt
khỏi cơ sở ủng hộ của ông là những người trẻ da trắng có chủ trương tiến bộ. Nó
cho thấy ông ấy có thể cạnh tranh để giành phiếu của một số người thuộc các
nhóm thiểu số. Nó cho thấy cử tri thiểu số ở miền bắc có thể bỏ phiếu khác với
những người thiểu số ở miền nam."
Khi diễn thuyết trước các cử tri ở thành phố
Cleveland, tiểu bang Ohio, một trong 5 tiểu bang mà phe Dân chủ sẽ tổ chức bầu
cử sơ bộ vào tuần sau, bà Clinton nói bà cảm thấy hãnh diện về cuộc vận động
tranh cử của bà và ông Sanders. Bà so sánh cuộc vận động này với cuộc vận động
của phe Cộng hoà mà bà nói là các ứng viên đang dùng những lời lẽ gay gắt để
công kích nhau :
"Tranh cử tổng
thống không phải là để chửi bới nhau, mà là để mang lại kết quả cho người dân
nước Mỹ."
Trước cuộc bầu
cử sơ bộ ngày hôm qua, bà Clinton dẫn đầu khá xa về số phiếu đại biểu và tuy bị
thua ở Michigan nhưng số phiếu đại biểu của tiểu bang này mà bà giành được cũng
ngang ngửa với số phiếu của ông Sanders. Giáo sư Grossman
cho biết ông Sanders cần phải bắt đầu thắng với tỉ lệ chênh lệch 20% mới có thể
đuổi kịp bà Clinton.
Thống đốc Ohio, ông John Kasich, cũng đối mặt với một
vấn đề tương tự. Ông đang đứng hạng tư về số phiếu đại biểu của phe Cộng hoà.
Ông về hạng ba tại tiểu bang Michigan với tỉ lệ chiếm phiếu 24%, sau ông Ted
Cruz và ông Donald Trump.
Ông Kasich đang đặt nhiều hy vọng vào việc chiếm được
một số khá lớn phiếu đại biểu vào tuần sau, khi tiểu bang Ohio tổ chức cuộc bầu
cử sơ bộ mà người nào thắng sẽ chiếm toàn bộ số phiếu đại biểu của tiểu bang.
Giáo sư Grossman nhận định như sau về triển vọng của
cuộc vận động của ông Kasich:
"Tôi nghĩ rằng
ông Kasich đã có thành quả đủ tốt để tiến vào cuộc bầu cử ở Ohio và được mọi
người xem là một ứng viên có lý do chính đáng để tiếp tục cuộc đua. Vấn đề là
ông ấy sẽ phải làm gì nữa sau Ohio, và làm thế nào mà ông ấy có thể thu hẹp khoảng
cách về số phiếu đại biểu với các ứng viên khác, nhất là với ông Donald
Trump?"
Thượng nghị sĩ Ted Cruz đang ở vị trí hạng nhì của
phe Cộng hoà tính theo số phiếu đại biểu đã chiếm được, và hôm qua ông đã giành
thêm một chiến thắng tại tiểu bang Ohio ở miền tây. Ông Trump về nhì ở tiểu
bang này.
Người về hạng ba bên phía Cộng hoà là Thượng nghị sĩ
Marco Rubio của tiểu bang Florida. Hôm qua ông về hạng tư trong các cuộc bầu cử
ở Michigan và Mississippi. Ông Rubio cũng đặt nhiều hy vọng vào việc giành được
toàn bộ 99 phiếu đại biểu của Florida khi tiểu bang nhà của ông tổ chức bầu cử
vào tuần sau.
Ông phát biểu như sau trước những người ủng hộ:
"Tôi thật lòng
tin tưởng là người chiến thắng ở Florida tuần sau sẽ là người được đảng Cộng
hoà đề cử."
Tuy nhiên, giáo sư Grossman không tin điều đó sẽ xảy
ra và ông nói rằng nếu ông Rubio không bỏ cuộc trước cuộc đầu phiếu ngày 15
tháng 3 thì ông ấy cũng sẽ bỏ cuộc sau đó:
"Quí vị sẽ bắt
đầu thấy một số người ủng hộ ông Rubio bắt đầu dồn phiếu cho ông Kasich tại những
tiểu bang khác."
Các nhân vật lãnh đạo đảng Cộng hoà mới đây đã phát
động một chiến dịch mạnh mẽ để ngăn chận ông Trump vì họ cho rằng thương gia
này là người quá khó tiên đoán và sẽ bị đánh bại vào tháng 11 nếu bà Clinton là
người được đảng Dân chủ đề cử. Một số tổ chức chống ông Trump cũng chuẩn bị chi
tiêu hàng triệu đô la quảng cáo vào tuần sau, phần lớn là ở Florida và
Illinois.
Ông Trump đã tỏ ý phớt lờ những nỗ lực đó và tuyên bố
rằng ông tiếp tục giành được thắng lợi:
"Chỉ có một
người duy nhất đã thắng tối nay – đó là Donald Trump."
Ông Trump cho rằng ông sẽ thắng ở Florida, nơi ông gọi
là quê hương thứ hai của ông và là nơi ông đang dẫn trước ông Rubio trong các
cuộc thăm dò ý kiến.
---------------------
---------------------
Elizabeth Lee - VOA
09.03.2016
LOS ANGELES — Trong lúc tỉ phú Donald Trump tiến gần
hơn tới chỗ được đảng Cộng hoà đề cử làm ứng cử viên tổng thống, nhiều người gốc
Châu Mỹ La Tinh nói họ bất mãn vì những luận điệu bài di dân của ông Trump và họ
sẽ bỏ phiếu cho một người khác. Theo tường thuật của thông tín viên Elizabeth
Lee của đài VOA ở Los Angeles, tuy phần lớn người gốc Châu Mỹ La Tinh lâu nay vẫn
dồn phiếu cho phe Dân chủ, nhưng số người không về phe nào đang mỗi ngày một
tăng.
Trong lúc đang bận rộn để chuẩn bị cho những sinh hoạt
trong nhà thờ trước ngày Lễ Phục Sinh, ông Renes Burgos, một người Mỹ gốc El
Salvador, cho biết tín ngưỡng
chi phối những quyết định của ông…kể cả việc bỏ phiếu để chọn vị tổng thống kế
tiếp của nước Mỹ:
"Một người nào
đó có lòng trắc ẩn nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn tới người khác."
Trước đây, ông Burgos và vợ ông – bà Maria Elena
Burgos, định bỏ phiếu cho phe Cộng hoà. Nhưng bây giờ, họ đã thay đổi ý kiến,
sau khi ông Donald Trump bắt đầu giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử
trong đảng Cộng hoà. Bà Burgos cho biết như sau:
"Khi tôi bắt đầu
xem những cuộc tranh luận và trông thấy các kết quả bầu cử, tôi rất chán nản.
Tôi nói 'Sao kỳ vậy!'"
Trong những phát biểu của ông Trump mà nhiều người
cho là bài xích di dân, có phát biểu về việc xây một bức tường ngăn đôi biên giới
Hoa Kỳ và Mexico:
"Tôi sẽ xây một
bức tường khổng lồ ở biên giới phía nam và tôi sẽ buộc Mexico trả tiền cho bức
tường đó. Họ đang đưa [sang Mỹ] những người có rất nhiều vấn đề. Họ đang đưa
vào [nước Mỹ] ma tuý, họ đang đưa vào [nước Mỹ] tội phạm, họ là những kẻ hiếp
dâm…"
Luận điệu bài xích di dân đó làm phát sinh những cảm
xúc mạnh mẽ nơi nhiều người gốc Mỹ châu La tinh. Bà Burgos cho biết:
"Tôi muốn nói
cảm xúc đó là sự phẫn nộ, và đồng thời là sự thất vọng."
Ông Burgos có cùng một cảm nghĩ:
"Chúng tôi có
mặt ở đây và tìm cách đóng góp để làm cho đất nước này trở thành một quốc gia
vĩ đại. Chúng tôi làm điều này qua việc làm việc một cách cần cù và thành thật."
Ông Rene Burgos đã chạy sang Mỹ để tránh cuộc nội
chiến El Salvador và đã nhập tịch Mỹ dựa theo chương trình đặc xá của Tổng thống
Reagan dành cho những người di dân không có giấy tờ hợp lệ.
Ông Burgos cho rằng những người gốc Châu Mỹ La Tinh
mang lại những sự thay đổi tích cực cho nước Mỹ, chứ không phải gây tổn hại như
quan điểm của ông Trump.
Ông Luis Alvarado, một chuyên viên tư vấn chính trị
của phe Cộng hoà nhận định như sau:
"Trong bất kỳ
một cuộc vận động bầu cử nào, đối với bất kỳ một khối cử tri nào, không có sức
thúc đẩy nào mạnh mẽ cho bằng sự phẫn nộ."
Ông Alvarado cho biết mặc dù người gốc Châu Mỹ La Tinh lâu nay vẫn bỏ phiếu cho
phe Dân chủ, nhưng nhiều người thuộc thế hệ cử tri mới của khối người này hiện
nay chưa quyết định bỏ phiếu cho phe nào. Ông cho rằng sự thành công của ông
Trump trong các cuộc bầu cử sơ bộ có thể thúc đẩy những người này bỏ phiếu cho
bà Hillary Clinton, người được dự kiến sẽ trở thành ứng cử viên tổng thống của
đảng Dân chủ.
"Không phải họ
ủng hộ những ý tưởng của bà ấy, ủng hộ bà ấy làm Tổng thống hay ủng hộ các
chính sách của bà ấy. Họ chỉ muốn trừng trị ông Donald Trump mà thôi."
Bà Maria Elena Burgos cho biết nếu phải chọn giữa
ông Trump và bà Clinton, bà sẽ chọn bà Clinton:
"Không phải
tôi đồng ý với những chính sách bà ấy. Tôi chỉ muốn cứu nước Mỹ khỏi tay ông
Trump."
Trong những tuần lễ trước ngày Lễ Phục Sinh, ông
Burgos và vợ ông luôn nghĩ tới những chuyện liên quan tới tín ngưỡng và những
giá trị của mình. Họ cho biết họ cầu nguyện cho người thích hợp nhất để giữ chức
tổng thống trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của nước Mỹ.
------------------
Tổng
kết số phiếu đại biểu
Tính đến ngày 9 tháng 3, 2016
Đảng
Cộng Hòa
Donald Trump: 446
Ted Cruz: 347
Marco Rubio: 151
John Kasich: 54
Đảng Dân chủ
Hillary Clinton: 1,221
Bernie Sanders: 571
Donald Trump: 446
Ted Cruz: 347
Marco Rubio: 151
John Kasich: 54
Đảng Dân chủ
Hillary Clinton: 1,221
Bernie Sanders: 571
Tổng
số phiếu đại biểu cần thiết để được đảng đề cử:
Đảng Dân chủ: 2,383
Đảng Cộng hòa: 1,237
Đảng Dân chủ: 2,383
Đảng Cộng hòa: 1,237
No comments:
Post a Comment