Người Việt Online
Wednesday, March 23, 2016 4:37:49 PM
WESTMINSTER
(NV) - Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường,
vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường,
là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. (Hình: Trần Triết/Người
Việt)
|
Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng
từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của
người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.
Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.
Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”
Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.
Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”
Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ
hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là
con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong
phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.
Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt
nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến
tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề
tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới
nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.
Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại
Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802,
trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và
Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và
được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến
ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.
Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn
sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp
nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia
Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại
trong nước từ cuối thập niên 2000.
Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.
Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại
Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt
Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại
Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt
Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ
các chợ sách ngoài trời.
Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của
mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của
ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần,
Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao,
nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử
học, dân tộc học đáng tin cậy.
Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường
mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường
được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về
ngành nghiên cứu.
Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản
tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những
bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn
Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến
Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)
-------------------------------
No comments:
Post a Comment