Tuesday, 22 March 2016

ĐIỂM TIN NGÀY 22-3-2016





ĐIỂM TIN NGÀY 22-3-2016
.
  • Obama và chuyến thăm Cuba lịch sử (BBC) - Ông Obama trở thành tổng thống đương nhiệm Mỹ đầu tiên thăm Havana kể từ cuộc cách mạng 1959, trong chuyến đi ba ngày.
  • Cuba-Mỹ: Obama còn nổi tiếng hơn cả anh em Castro (RFI) - Mục thời sự quốc tế trên các báo Pháp sáng nay 21/03/2016 dành trọng tâm cho chuyến công du Cuba của tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày 20-22/3. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Hoa Kỳ kể từ sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền đến thăm đảo quốc này. Hầu hết các báo Pháp đều đánh giá sự kiện mang tính « lịch sử » và « biểu tượng ».
  • Từ Che Guevara đến Obama (BBC) - Người Cuba sẽ không bỏ qua cơ hội tạo nên thay đổi sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama?
  • Chính sách xuyên suốt của Barack Obama : Đối thoại hiệu quả hơn quân sự (RFI) - Từ Miến Điện, Syria, Iran trước đây đến Cuba hiện nay, tổng thống thứ 44 của Mỹ chứng tỏ biện pháp đối thoại hiệu quả hơn là trừng phạt. 88 năm sau tổng thống Calvin Coolidge (năm 1928), hôm nay, 21/03/2016, tổng thống Barack Obama thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba, thành quả của nỗ lực vận động năm 2014. Thật ra, Washington thử nghiệm chiến pháp mới một năm trước đó khi đối mặt với khủng hoảng Syria. Tổng thống Barack Obama cân nhắc lợi hại ra sao ? Chính sách xoay trục và TPP cũng nằm trong « logic » này ?
  • Đa số dư luận Mỹ đánh giá cao chuyến thăm Cuba của Obama (RFI) - Bắt đầu từ hôm nay, 21/03/2016, tổng thống Mỹ ỹ Barack Obama bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Cuba. Đây là chuyến công du được mong đợi từ lâu và được dư luận quốc tế đánh giá là chuyến thăm lịch sử đánh dấu chấm dứt nửa thế kỷ đối đầu giữa hai nước. Công luận Mỹ nhìn nhận chuyến thăm Cuba của ông Obama như thế nào? 

    Chuyến công du cuối nhiệm kỳ của tổng thống Obama sẽ giải quyết vấn đề gì cho quan hệ hai nước, có giúp bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước ?
  • Trung Quốc đòi Nhật Bản không bàn Biển Đông tại hội nghị G7 (RFI) - Nếu Nhật Bản đưa vấn đề Trung Quốc tranh chấp Biển Đông với các nước Đông Nam Á vào chương trình nghị sự của nhóm G7 thì điều này sẽ gây tác hại cho quan hệ song phương. Trên đây là cách thức gây áp lực của Bắc Kinh, nhưng đã bị Tokyo khước từ.
  • Indonesia có thể đưa vấn đề chủ quyền lãnh hải ra tòa án quốc tế (RFA) - Một viên chức cao cấp của chính phủ Indonesia nói rằng những nỗ lực xây dựng hòa bình ở Biển Đông mà quốc gia này đã thực hiện trong những năm qua đã bị can thiệp và phá hoại, có thể sẽ phải đưa vấn đề chủ quyền lãnh hải ra tòa án quốc tế để nhờ phân xử.
  • Indonesia phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm hải phận (RFI) - Ngày 21/03/2016, Jakarta đã phản đối Bắc Kinh việc một tầu hải cảnh của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia vào ngày 19/03 trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên.
  • Tình trạng thiếu nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long (BoxitVN) - Biện pháp thực tiễn và khả thi cấp thời là (1) sử dụng khôn ngoan số nước hiện có trong sông Tiền và Hậu để cứu vãn diện tích lúa Đông-Xuân chưa bị thiệt hại trong vùng không bị nhiễm mặn và (2) tránh tối đa việc “lấy ngọt chống hạn” cho các vùng ven biển để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn trong sông Tiền và Hậu hầu duy trì nguồn nước ngọt cho các thành phố lớn như Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh và Mỹ Tho. Các biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm việc (1) thực hiện hệ thống đo đạc lưu lượng và độ mặn đầy đủ và chính xác (đến mức có thể đạt được) dùng cho việc quản lý nguồn nước ở ĐBSCL, (2) giảm bớt số lượng nước dùng cho nông nghiệp bằng cách trồng một vụ lúa trong mùa mưa và hoa màu trong mùa khô ở vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, và (3) nghiên cứu khả thi việc sử dụng hồ chứa của các dự án thủy điện hiện có trên Cao nguyên miền Trung cho mục đích thủy nông. Các biện pháp dài hạn có thể bao gồm (1) thay đổi chánh sách biến tất cả đất đai ở ĐBSCL thành ruộng lúa bằng một chánh sách đa dạng, uyển chuyển dựa theo điều kiện tự nhiên của ĐBSCL, (2) “cải tạo” hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL cho phù hợp với chánh sách phát triển mới, (3) “phục hồi” các nguyên tắc của MC 1957 và điều lệ của Thông cáo chung 1975 bị hủy bỏ khi ký kết Thỏa ước MRC 1995, và (4) thương thảo – song phương hoặc đa phương - với các quốc gia thượng nguồn để đạt đến thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý và có biện pháp chế tài để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong việc phát triển sông Mekong.
  • Nghịch lý về tai nạn hạn hán ở Việt Nam (BoxitVN) - Thời gian qua, liên tiếp nhận thông tin về tai nạn hạn hán ở đồng bằng Nam bộ mà xót xa, uất hận. Ngữa mặt lên trời mà than: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”.

    Ai đã từng học môn Địa lý nước Việt Nam ở bậc tiểu học đều biết đó là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa, sông ngòi chằng chịt, lượng mưa hàng năm trung bình trên 1500 mm, nhân dân cần cù, lại được một Đảng Cộng sản theo Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) lãnh đạo. Mà Đảng tự cho là sáng suốt, là quang vinh, chủ nghĩa được Đảng cho là ưu việt nhất của nhân loại. Thế mà một vùng rộng lớn đang khốn khổ vì tai nạn hạn hán, như vậy có nghịch lý không.
  • Bầu cử Quốc hội mở ra một thời mới? (RFA) - Những người ủng hộ phong trào ứng cử tự do vào Quốc hội Việt Nam sắp tới đã thành lập hẳn một trang mạng xã hội ngay từ lúc những người đầu tiên tuyên bố tự ứng cử để cổ vũ.
  • Mời ông Tổng thư ký Quốc hội nghe tôi hát và học cách xin lỗi (BoxitVN) - Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước Việt Nam, những trẻ em cơ cực mồ côi; tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân Việt Nam mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ!

    Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc hội lên tiếng thay dân Việt Nam?
  • Putin ủy thác cơ quan an ninh phản gián bảo vệ bầu cử Quốc Hội ở Nga (BoxitVN)- Nhân việc thành viên đoàn giám sát Đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông tin mà không đưa ra chứng cớ về việc một số trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động, người viết xin gởi đăng lại nguyên văn bản tin đọc trên đài Sputnik Việt Nam ...
  • Chương trình bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền của Quốc hội Liên bang Đức (1) (BoxitVN) - Những nhà hoạt động để thực hiện và bảo vệ Nhân quyền tại các nước nơi quyền con người đang bị xâm phạm, thường phải chấp nhận đối đầu những nguy cơ rất lớn. Nhưng nếu không có sự can đảm và kiên trì của họ thì tình trạng nhân quyền trên thế giới sẽ thật ảm đạm.

    Đó là những luật gia đang đấu tranh trong nước của họ chống lại tình trạng những vi phạm Nhân quyền không bị trừng phạt, và đang giúp đỡ các nạn nhân của sự độc đóan lạm quyền nhà nước. Họ là những nhà báo đang tố cáo các tội ác có sự tham dự của chính phủ hoặc quân đội, là những bác sĩ đang chăm sóc các nạn nhân bị tra tấn và lên tiếng đòi hỏi thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Họ cũng còn là những công đoàn viên, những đại diện các tôn giáo hay các cộng đồng tôn giáo, những thành viên các nhóm bản địa, các đảng chính trị và các tổ chức phi chính phủ.
  • Người dân Hà Nội với bầu cử Quốc hội (RFA) - Bầu cử Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 năm 2016. Có thể nói đây là cuộc bầu cử sôi động nhất sau bốn mươi năm gọi là thống nhất hai miền Nam Bắc, bởi số lượng ứng cử viên tự do tham gia ứng cử lên đến gần một trăm người trên cả ba miền đất nước.
  • Việt Nam : Quốc Hội mãn nhiệm vội sớm bầu chính phủ mới (RFI) - Quốc hội mãn nhiệm của Việt Nam hôm nay 21/03/2016 họp phiên cuối cùng, đồng thời là phiên đặc biệt để bàn về nhân sự cấp cao của Nhà nước. Và như vậy ban lãnh đạo mới sẽ nhận nhiệm vụ sớm hơn ba tháng, bỏ qua thủ tục bình thường là các chức vụ lãnh đạo phải do Quốc Hội mới bầu lên.
  • Chỉnh cây, hệ thống hành chánh Việt Nam và ngọn gió tả khuynh (BoxitVN) - Nếu áp dụng như thế, trong vòng một thập niên chẳng hạn, khi nền kinh tế tư nhân phát triển, cần nhiều người làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, lương bổng tốt, thì sẽ có cạnh tranh hài hòa giữa công chức và tư chức. Lúc đó, chỉ trừ một vài lãnh vực như kỹ nghệ quốc phòng, an ninh, các lãnh vực pháp lý hoặc tư pháp, các chính quyền địa phương và các dịch vụ hiến định căn bản khác của chính quyền, toàn bộ nền kinh tế quốc gia sẽ thuộc tư nhân và nền tảng của nền kinh tế sẽ hoàn toàn trung thực với tính khách quan của thị trường.

    Tuy nhiên hành chánh hay quản trị quốc gia (national or public administration) là một trách nhiệm lớn lao và trọng đại, luôn cần phải duyệt xét và trau đồi, cũng như tính dân chủ của một chế độ vậy. Nếu tự mãn sẽ có tai họa. Chính vì thế tại các nước dân chủ, hệ thống hành chánh luôn được duyệt xét, giám sát và trau dồi hầu phục vụ tốt cho toàn dân. Việt Nam hậu cộng sản cũng sẽ làm như thế.
  • Bắt ba người sau vụ sập cầu Ghềnh (BBC) - Giới chức Việt Nam bắt chủ tàu và hai người trực tiếp gây tai nạn trong vụ án 'vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy'.
  • Trao đổi lại về một nội dung trong bài viết “Trăm năm Xuân Diệu” (BoxitVN) - Lang thang, gặp bài viết “Trăm năm Xuân Diệu” của ông Cù Huy Hà Vũ trên trang Bauxite Việt Nam (http://boxitvn.blogspot.com/2016/02/tram-nam-xuan-dieu.html). Tôi xin trích đoạn ông viết: “Văn học Việt Nam đã chẳng phải đợi lâu, năm 1936, vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường “người thơ” Xuân Diệu đã xuất hiện trước công chúng một cách đầy chinh phục với thi phẩm “Với bàn tay ấy” đăng trên tuần báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn”.

    Có lẽ ông nhầm chăng? Xin được đính chính là Xuân Diệu xuất hiện lần đầu tiên trên báo Phong Hóa, số 158, thứ 6 ngày 18 Octobre, 1935, năm thứ 4, trang 9, bài “Với bàn tay ấy”. Ở lần đăng đầu tiên này, bài thơ cũng không đúng như bản ông trích dẫn (Bản ông Vũ trích dẫn là bản đã được Thế Lữ sửa về sau).
  • Australia có thể bầu cử sớm (BBC) - Thủ tướng Úc đưa ra khả năng bỏ phiếu giải tán lưỡng viện Quốc hội khi đạo luật hạn chế tham nhũng không được thông qua.
  • Vụ MH370 : Báo cáo chính thức « không tin cậy » (RFI) - Hai năm sau vụ chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 bị mất tích một cách bí ẩn, nhà báo Pháp Florence de Changy , thông tín viên của RFI tại Hong Kong, người đã tiến hành một cuộc điều tra riêng về vụ này đã nhận định cách diễn giải chính thức về vụ tai nạn « không tin cậy ».
  • TQ xả nước, 'gây hại Thái Lan' (BBC) - Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng giúp Việt Nam đối phó hạn hán nhưng cư dân Thái Lan lo ngại ảnh hưởng đời sống của họ.
  • Bắc Hàn pháo kích vào vùng biển phía Đông (RFA) - Các giới chức quân đội Hàn quốc xác nhận là có năm vật lạ được phóng đi từ thành phố duyên hải Hamhung ở miền Bắc và rơi xuống biển cách nơi phóng khoảng 200 cây số.
  • Trung Quốc cam kết giải quyết vụ buôn lậu vắc-xin (RFI) - Chính quyền Trung Quốc cam kết triệt phá thị trường chợ đen vắc-xin sau khi phát hiện một đường dây buôn bán vắc-xin bất hợp pháp với giá trị gần 90 triệu đô la và được bán tại hàng chục tỉnh trên toàn quốc.
  • Nga : Nữ phi công Ukraina khó thoát án tù (RFI) - Tại Nga, vụ xét xử nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko đang trong giai đoạn nghị án. Nữ quân nhân người Ukraina bị lực lượng thân Nga bắt giữ trong cuộc xung đột tại Donbass vào mùa hè năm 2014 và bị cáo buộc can dự vào vụ bắn chết của hai nhà báo Nga. Cô đã bị tòa buộc tội và có thể phải chịu 23 năm tù.
  • Twitter kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 (VOA) - Twitter tròn 10 tuổi. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, dịch vụ này đã trở thành phương cách thông tin liên lạc chính của nhiều người

--------------------------------

Posted on 21/03/2016 by Doi Thoai
  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

---------------------

.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
.
.
.
.
------------------------

Thứ ba, 22 tháng 3, 2016








No comments:

Post a Comment

View My Stats