Cho đến giờ, nhiều khi ngồi và
ngẫm lại những gì đã qua, tôi thực sự không hiểu cuộc chiến thần thánh chống lại
đế quốc Mỹ nó mang ý nghĩa thế nào với dân tộc này.
Nếu nói là để xây dựng XHCN,
thì hiện tại XHCN ở Việt Nam chỉ là cái bánh vẽ mà người ta đang nhân danh nó,
buộc số đông dân số phải cày ải để phục vụ cho thiểu số, mà cụ thể ở đây là giới
cầm quyền. Mọi tiêu chí mà một nhà nước XHCN cần có như tập trung, bao cấp,
HTX..vv…đều được xoá bỏ vì nó phi thực tiễn, và người ta buộc phải đi theo nền
kinh tế thị trường mà bọn tư bản giãy chết đang đi; khác chăng, là nó gắn thêm
cái đuôi định hướng XHCN để duy trì sự cai trị độc tôn của ĐCS mà thôi. Vậy thì gần 2 triệu người đã hy
sinh cho cuộc chiến, chỉ là để người ta thí nghiệm cho cái mô hình xã hội quái
gỡ này thôi sao?
Còn nếu cuộc chiến là để giải
phóng đất nước khỏi ách nô lệ của đế quốc Mỹ thì thấy hơi vô lý. Bởi, Mỹ tuy
tham chiến nhiều nơi nhưng người ta chưa thấy nơi nào là thuộc địa của Mỹ cả.
Hãy nhìn cách mà Mỹ đổ quân vào Nam Hàn, giúp họ chống lại cộng sản Bắc Hàn để xây
dựng nên một Hàn Quốc hùng cường như hôm nay. Hay, Mỹ ném xuống Nhật hai quả
bom nguyên tử, biến Nhật thành bình địa rồi lại giúp người Nhật tái thiết đất
nước. Trong danh sách 10 người ảnh hưởng nhất đến sự thành công của nước Nhật
bây giờ, ta thấy tên của 1 vị tướng Mỹ trong đó. Tức là khi tham gia vào bất cứ
cuộc chiến nào, mục đích của người Mỹ chỉ là lập lại trật tự và xây dựng lại đất
nước đó theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Nhật Bản và Hàn Quốc chính là 2 bằng chứng xác thực nhất
cho tiêu chí tham chiến của người Mỹ.
Có bao giờ bạn thử hỏi, nếu những
người thắng cuộc là VNCH, hay đất nước cứ chia đôi như Hàn Quốc và Triều Tiên
thì Việt Nam sẽ giàu có và phát triển hơn bây giờ không?
Đừng đổ lỗi cho chiến tranh bởi
chiến tranh đã qua rất lâu, như lời phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: Nhiều nước
cách đây mấy chục năm họ nghèo hơn Việt Nam, nhưng hiện tại bây giờ họ đã giàu
hơn rất nhiều.
Vậy có phải thể chế hiện tại là
rào cản cho sự phát triển của đất nước không, khi mà nó tạo ra quá nhiều bất
công, tạo ra rất nhiều vấn đề tiêu cực mà dù có mất vài thế hệ nữa cũng chưa chắc
giải quyết xong.
Tôi nghĩ sau mấy mươi năm, nếu
có cái đầu, tất cả chúng ta đều đã có câu trả lời.
No comments:
Post a Comment