Ngày
02/3/2016 tòa án Long An sẽ xử phúc thẩm (lần 2) em Nguyễn Mai Trung Tuấn, theo
tin trên Facebook của luật sư Nguyễn văn Miếng, một trong 9 luật sư nhận cãi miễn
phí cho em (1). Bị can là một trẻ vị thành niên sanh năm 31/3/2000 nghĩa là
chưa đủ 16 tuổi. Em không được thông báo ngày phải ra tòa.
Và
các luật sư của em phải thân chinh đến tòa án để được nghe một thư ký tòa hình
sự xác nhận ngày xử và tên ông chánh án.
Đó
là sơ lược tình trạng một vụ án tại nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một
nước hãnh diện là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã
phê chuẩn Công Ước Quyền Trẻ Em. Các ủy viên trung ương đảng Cộng sản Vũ đức
Đam (Phó Thủ tướng Chính phủ) và Phạm thị Hải Chuyền (Bộ trưởng Lao động-Thương
binh và Xã hội) đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn Dũng ủy quyền phối hợp
các bộ, ngành liên quan để tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm phê chuẩn Công ước tại Hà
Nội ngày 20/12/2015 vừa qua.
Trích
báo Nhân dân Điện tử, tự xưng là cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam,
tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam: (2)
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Công ước là một văn kiện quốc tế mang tính
nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn "trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai". Trong suốt 25 năm qua Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các nghĩa vụ
thành viên Công ước và đạt được nhiều kết quả thực chất trong việc cải thiện đời
sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam. Kết quả này có được trước hết là do cam kết
chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong thực thi Công ước về quyền trẻ em của Liên
hợp quốc.
Trích
vài đoạn trong Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em (3)
Nhắc
lại rằng,
trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng,
trẻ em có quyền được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt;
Tin
tưởng rằng,
gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự
phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ
và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng;
Thừa
nhận rằng,
để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên
trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm
thông;
Xét
rằng,
trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để có thể sống một cuộc sống riêng trong xã hội
và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc, nhất là tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do,
bình đẳng và đoàn kết;
Ghi
nhớ rằng,
sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được
khẳng định trong Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924...
Ghi
nhớ rằng,
như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, "trẻ em, do còn non
nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự
bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”;
Phần
I điều 3:
1.
Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan
phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành
chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối
quan tâm hàng đầu.
2.
Các Quốc gia thành viên cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và
chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em, có tính đến những quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hay những cá nhân khác có trách
nhiệm pháp lý đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ tiến hành mọi biện pháp lập
pháp và hành pháp thích hợp.
3.
Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu
trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các
nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức
khỏe, về số lượng và tính phù hợp của đội ngũ nhân viên các cơ quan đó, cũng
như về sự giám sát trình độ chuyên môn.
Phần
I điều 6
1.
Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có
là được sống.
2.
Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống
còn và phát triển của trẻ em.
Phần
I điều 16
1.
Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việcriêng
tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp
pháp vào danh dự và thanh danh của các em.
2.
Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công
kíchnhư vậy.
Phần
I điều 27
1.
Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống
thích đáng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.
2.
Cha mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ hay những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có
trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết cho sự
phát triển của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chính của mình.
3.
Các Quốc gia thành viên, phù hợp với điều kiện của nước mình và trong phạm vi
các phương tiện sẵn có của mình, phải thi hành các biện pháp thích hợp
để giúp đỡ các bậc cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực
hiện quyền này, và trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện những chương trình
hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt là về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.
4...
Phần
I điều 37
Các
Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng:
1.
Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo
hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm
pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả
năng được phóng thích;
2.
Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc
bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ
được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;
3.
Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm
giá vốn có của con người, theo cách thức có tính đến các nhu cầu của những người
ở lứa tuổi các em. Đặc biệt, mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với
người lớn, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ mà không nên làm như vậy,
và các em phải có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình qua thư từ và các cuộc
viếng thăm, trừ những trường hợp ngoại lệ;
4.
Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý
và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp
pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập,
vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ
hành động nào như vậy.
Phần
I điều 40
1.
Các Quốc gia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc
hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với
việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức
tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người
khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa
nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong
xã hội
*
Tòa
án lương tâm của riêng từng người.
Loại
tòa án cao cả nhất trên thế gian này là tòa án lương tâm của từng người.
Mọi
bất công xã hội, tham nhũng, cướp đất, cướp của, hà hiếp..., không duy nhất do
sự tàn ác điêu xảo của đảng Cộng sản Việt Nam. Một dúm 4 triệu đảng viên không
thể vô cớ mà có thể hoành hành trên đầu trên cổ của 90 triệu dân.
Tại
chúng ta dốt, tại chúng ta ích kỷ, tại chúng ta hèn yếu, tại chúng ta cầu an, tại
chúng ta nhầm lẫn, tại chúng ta thua chạy. Nên những đứa trẻ Việt Nam ngày nay
đang lớn lên trong một môi trường bệnh hoạn, không được tới mức tạm đủ dinh dưỡng,
quần áo, nhà ở, trong khi về mặt tinh thần thì bị hà hiếp, ngày ngày chứng kiến
cảnh cướp của, đánh người!
Ai
là những người lớn thừa ăn thừa mặc, sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ hay cả bắt tay với
tội ác để mưu đồ tư lợi, mà dám kết tội một đứa trẻ bị dồn vào chân tường chỉ
biết châu chấu đá voi, mong chống chỏi lại sự tàn bạo đang ập vào đầu gia đình
mình?
Ai
là những kẻ vô đạo đức có thể đứng chứng kiến cha mẹ mình bị đánh đập mà không
xả thân vào chống đỡ, để cao giọng bắt tội bạo động?
Em
Tuấn chỉ vỏn vẹn liều thân gầy yếu để tự vệ bằng phương tiện có trong tay!
Đây
là lúc mà dân trí và đạo đức Việt Nam bị đưa ra xét xử!
Để
coi gần 90 triệu dân trong nước có nuốt nhục, bỏ mặc cho đứa trẻ này bị vùi dập
hay không?
Cũng
xin các ông bà ở xa, không bị khó đến thân, đừng bẻ cong sự thật, biến sự tự vệ
trong tuyệt vọng của một trẻ nhỏ thành một sự tranh đấu chống độc tài qúi vị
mong muốn, cổ võ, nhưng không tự làm.
Tuấn
chỉ mong được sống như một con người.
____________________________________________
Chú
thích:
(1)
Theo LS Trần bá Học cho biết trên facebook của ông, chín luật sư cãi miễn phí
cho Nguyễn Mai Trung Tuấn:
1.
Luật sư Dương Phi Anh
2.
Luật sư Lê Quang Hiến
3.
Luật sư Trần Bá Học
4.
Luật sư Lê Thị Minh Nhân
5.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng
6.
Luật sư Trần Hồng Phong
7.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi
8.
Luật sư Trần Văn Thanh
9.
Luật sư Phùng Thanh Sơn
Địa
chỉ liên hệ chung: 843 Lê Hồng Phong, P.12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.
No comments:
Post a Comment