Monday 7 March 2016

CƯỚP LỚN Ở SẦM SƠN (Người Buôn Gió)





Thứ Hai, ngày 07 tháng 3 năm 2016

Liên tiếp những ngày đầu tháng 3 năm 2016, các ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.

 Dự án có số vốn 5.500 tỷ VNĐ này được triển khai trên một diện tích 450 héc ta. Tức khoảng 12 tỷ VND trên một héc ta mà FLC và uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đầu tư.

Mặt bằng diện tích đất ở Sầm Sơn trên thị trường bất động sản được người dân rao bán giá dao động từ 10 triệu trở lên tuỳ từng vị trí. Nếu tính ra thị trường thì một héc ta đất được bán ở Sâm Sơn sẽ có giá bình quân là 100 tỷ VNĐ.

https://www.google.com.ph/?gfe_rd=cr&ei=-5PcVvLuNczC8gfKzZWoDg#q=giá+đất+ở+sầm+sơn+giá+rẻ+nhất

Có lẽ sẽ nhiều người vặn vẹo, đất mà người dân Sầm Sơn ra bán 10 triệu kia không thể tính cho giá đất mà FLC cưỡng chiếm làm dự án, vì địa thế không đẹp. 

Hãy nhìn mô hình quy hoạch của FLC công bố để biết vị trí đất trong dự án của họ tại Sầm Sơn.


 Tập đoàn FLC xác định vị trí của dự án này là đắc địa và có giá trị rất cao qua những lời mà chính họ rao bán rằng.

Nằm ở vị trí địa lý đẹp bậc nhất với thế “ỷ sơn, hướng hải” (sau lưng là núi, trước mặt là sông biển), đây không chỉ là nơi hội tụ những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, mà còn là vùng đất an lành, mang đến nhiều may mắn lâu bền. Các căn biệt thự thuộc Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn được xây dựng với ý niệm phong thủy về một vận hội tốt đẹp cho chủ nhân.

Với những lời rao như thế này và hình minh hoạ có lẽ đất của dự án FLC ở Sầm Sơn, nếu bán đất không cũng chẳng có giá 10 triệu một mét vuông, tức 100 tỷ một héc ta. Con số sẽ phải hơn rất nhiều. Nhưng để dễ dàng so sánh chúng ta cứ tạm cho rằng giá đất của dự án FLC chỉ bằng với giá thấp nhất trên thị trường tự do đất ở Sầm Sơn là 10 triệu một mét vuông.

 Thế nhưng chỉ cần bỏ ra 12 tỷ đề đầu tư trên một héc ta, FLC đã ngon lành chiếm không hơn gần 90 tỷ trên một héc ta. Tính ra bèo bọt nhất. Với 450 héc ta thì con số mà FLC ăn ra phải đến 40 nghìn tỷ đồng ở dự án này.

 Chắc sẽ có nhiều người không tin hoặc có những kẻ cố tình phản đối bằng những cách tính này nọ. Nhưng chỉ cần tìm những lời quảng cáo rao bán đất ở Sầm Sơn để biết được gía thị trường một mét vuông ở đây rồi nhân lên với 10 nghìn mét vuông tức một héc ta. Rồi so sánh với số tiền 12 tỷ mà FLC bỏ ra đầu tư cho một héc ta và những lời quảng cáo về vị trí đắc địa của họ, là có thể thấy con số khủng  khiếp mà tập đoàn này thu lời được từ dự án này.

 Có thể cãi là tiền đầu tư đường sá, điện đóm, hạ tầng vân vân và vân vân thống kê. Nhưng cãi đến đâu thì nó cũng chỉ nằm trong số tiền đầu tư 12 tỷ một héc ta do FLC bỏ ra mà thôi.

 Một người dân có đất bị thu hồi ở dự án này cho biết, giá đất của anh có giá từ 35 đến 40 triệu đồng một mét vuông. Anh Lương Văn Ngọc trả lời báo Doanh Nghiệp Việt Nam cho biết.

 “Mức giá đất theo thị trường hiện nay ở khu vực này rơi vào khoảng 35 đến 40 triệu đồng/m2, thế nhưng giá đền bù GPMB của thị xã đưa ra chỉ là 3,2 đến 3,5 triệu đồng/m2 thì chúng tôi chấp nhận sao được. Đành rằng triển khai dự án thì tỉnh, thị xã có lợi, nhưng không thể “đạp” lên trên lợi ích của người dân như vậy”.


 Những người ngư dân đòi đường ra biển họ chỉ nghĩ đến mấy trăm mét bãi biển để tàu thuyền đánh cá có chỗ neo đậu phục vụ ngư nghiệp. Số khác bực tức vì giá đền bù thấp hơn mặt bằng chung. Các vấn đề này chỉ nằm ở cục bộ những người dân địa phương có quyền lợi liên quan.

 Những người dân Việt Nam khác trên mọi miền đất nước mà không có đât đai ở đây liệu có liên quan gì không.?

 Câu trả lời là có, số lời khủng hàng chục nghìn tỷ mà FLC dễ dàng kiếm được ở dự án Sầm Sơn là số lời kiếm trên tài nguyên chung của đất nước, của cả dân tộc. Chỉ cần nhờ vào thế lực chính trị nào đó trong Đảng, nhờ vào chính sách đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý mà FLC ngon lành kiếm lợi hàng chục ngàn tỷ. Một cách kiếm tiền hoàn toàn không minh bạch bằng cách cưỡng chiếm tài nguyên của đất nước về túi riêng của các tư nhân.

 Tập đoàn FLC khởi đầu là công ty luật, đến cuối năm 2011 đổi tên thành tập đoàn FLC. Ngay sau đó họ có được những dự án lớn và tăng vốn điều lệ bất ngờ lên 3500 tỷ khiến dư luận choáng voáng vì tốc độ tăng vốn bất ngờ đến hàng trăm lần chỉ sau một đêm. Những năm sau đó, tập đoàn này liên tiếp dễ dàng có được những dự án khủng khiếp với kiểu làm tương tự như đang làm ở Sầm Sơn ngày hôm nay.

 Đỉnh điểm mà FLC cất cánh lên thẳng với tốc độ của máy bay phản lực vào cuối năm 2011 đến năm 2014 và cho đến nay.  Khi đủ chứng cứ để  khẳng định những dự án của FLC triển khai phải có thế lực chính trị to lớn nào đó ở Việt Nam đỡ đầu,   phải công nhận thế lực đó khuynh loát chính trường Việt Nam manh nha từ năm 2011 và ngày càng thâu tóm quyền lực trong bộ máy chế độ. Cùng với sự lớn mạnh của thế lực này là sự lớn mạnh ăn theo của tập đoàn FLC.

Mặc dù vấp phải nhiều phản đối từ người dân bản địa bị thiệt do dự án và xã hội, nhưng dường như FLC không hề cảm thấy khó khăn, sức ép nào với họ. Bởi những kẻ đứng đằng sau ăn chia những dự án cướp tài nguyên đất nước mà FLC đang làm kia, là những kẻ hiện giờ quyền lực độc tôn trên đất nước, những kẻ có thể dễ dàng huy động cái gọi là sức mạnh toàn dân, hệ thống chính trị theo ý muốn của mình.

 Với 40 nghìn tỷ lời được từ dự án FLC, một phần số tiền nhỏ ấy thừa đủ sai khiến những tên công sai nhãi nhép nổ súng đàn áp người dân Sầm Sơn và những cây viết thuê ủng hộ dự án. Phần lớn số tiền lời còn lại sẽ về tay những quan chức cao cấp trong chế độ hiện hành.

Đại hội Đảng khoá 12 đánh dấu sự độc tôn quyền lực của phe cánh miền Bắc lên nắm quyền, cùng với các dự án tâm linh ở Thái Nguyên, dự án tháp truyền hình ở Hà Nội dự án văn hoá thể thao, nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn được phát triển mạnh mẽ. Tất cả những dự án ấy đều không phải những dự án sản xuất, gia công phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đem lại sức mạnh cho an ninh, quốc phòng, kinh tế đất nước. Các dự án này đều có tính chung là liên quan đến văn hoá, tinh thần.

 Năm 2014 cũng là năm nhà văn hoá lý luận, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra nghị quyết về phát triển văn hoá qua nghị quyết trung ương 9, nghị quyết có đoạn nhắc đến khiếm khuyết đầu tư văn hoá còn dàn trải, chưa tương xứng, chưa tập trung.


Tập đoàn FLC ngẫu nhiên lớn mạnh khi Nguyễn Phú Trọng lên chức TBT vào năm 2011 và từ đó đến nay FLC càng phát triển tột bậc nhờ nhưng dự án được nâng đỡ. Không thể kết luận Trong đứng đằng sau. Nhưng với sự thăng tiến và thâu tóm quyền lực về tay mình của Trong và sự lớn mạnh thâu tóm những dự án khủng của FLC song song với nhau. Khó mà không thể đặt câu hỏi là Trọng hay tay chân Trọng đứng đằng sau tập đoàn này.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 17:27 

----------------------------







No comments:

Post a Comment

View My Stats