Nguyễn
Quang Vinh
12-3-2016
Điều
đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu Chỉ thị 15 trong
ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc Chỉ thị 15 là chỉ thị gì?
Báo chí và mạng xã hội nóng rực bởi lời nói thật của
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị
tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý
giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham
nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà
là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành Chỉ thị 15, hầu hết đối tượng
thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức
trinh sát đảng viên”.
Thiếu tướng Phan
Anh Minh
Trên mạng xã hội, dưới bài đăng của các báo, bạt
ngàn những cảm nhận của người đọc tập trung vào ý, có phải đảng viên có một
“thượng phương bảo kiếm”? có phải Chỉ thị 15 là “vỏ bọc bảo vệ”, nó có sức mạnh
tới độ “công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”?
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên
các báo đều nêu Chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh
mà không cung cấp cho bạn đọc Chỉ thị 15 là chỉ thị gì? Chỉ thị này có phải rất
bí mật mà bây giờ qua lời phát biểu của tướng Minh mới lộ?
Cái bạn đọc rất quan tâm thì không thấy báo nào nói
tới trong khi việc nói tới nội dung Chỉ thị 15 là không có gì phải giấu giếm,
cũng chả có gì bí mật.
Ngày 7/7/2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 15-CT/TW về sự
lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra,
xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Tôi chỉ nói tới nội dung trong chỉ thị
này có liên quan đến sự “bất lực” trong phát biểu của tướng Minh: Các cơ quan bảo
vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng
văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được
tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ
quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. Vì thế “công an
không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” nằm trong ý nếu không được tổ chức
đảng, cấp uỷ quản lý trực tiếp đảng viên đó ra văn bản đồng ý.
Chỉ thị 15 là cách để thực hiện quyền lãnh đạo toàn
diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa chạy
án, ngăn ngừa đánh án có động cơ không trong sáng, ngăn ngừa mất đoàn kết gây
án “giả” để gây chia rẽ, làm mất uy tín cán bộ, đảng viên…Nói chung chỉ thị này
chủ yếu để đảng quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của
một vụ án có liên quan đến đảng viên của đảng: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu,
củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm nhằm bảo đảm khách
quan, chính xác, trung thực, bảo vệ tốt công tác chính trị nội bộ, không để lợi
dụng chống tham nhũng, lãng phí để làm mất đoàn kết, trù dập cán bộ đảng viên…
và làm đúng như câu các văn bản vẫn hay dùng “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Trên thực tế
thì thế nào? Có một sự thật không thể nói khác, nhiều tổ chức đảng đã tận dụng
ngay sức mạnh của Chỉ thị 15 để làm “trái”: Biến một sai phạm phải xử lý hình sự
với cán bộ đảng viên thành xử lý hành chính, làm chậm hoặc can thiệp làm thay đổi
bản chất vụ việc, bảo vệ nhau, thậm chí còn thăng chức cán bộ đảng viên sai phạm
lên chức cao hơn để xoá tội, can thiệp thô bạo vào quá trình điều tra, họp án,
o bế, bảo vệ, “cứu” nhau, cấp trên cứu cấp dưới, thủ trưởng cứu lính, tập thể cứu
lãnh đạo… ngăn cản những bước đi tiếp theo của cơ quan tố tụng, dần dần như dân
gian vẫn nói “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Ngoài những động cơ lợi ích nhóm, cùng
hội cùng thuyền, cùng bè cánh cứu nhau, còn là bệnh thành tích, né không cho án
xảy ra trong tổ chức cơ quan ban ngành mình để luôn luôn “100% cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh”, tạo cơ hội nhận thành tích cao, lấy bàn đạp cho sếp lên cao…
Hình minh họa
Như vậy, Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã bị một số cơ
sở đảng bóp méo, chuyển từ thế tiêu diệt sai phạm sang thế “bảo vệ” sai
phạm mà hầu như “thủ phạm” trong những vụ việc như thế này đều rất khó chỉ mặt
đặt tên vì nó được thực hiện rất đúng quy trình qua nhiều cuộc họp với những
biên bản, biểu quyết tuyệt đối ủng hộ… tha… Một khi có đảng viên sai phạm, một
khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật, nếu tổ chức đảng, cấp uỷ đó
không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ không
hình thành, mọi công việc tố tụng không được tiếp diễn, thậm chí có nhiều vụ án
phải ngưng, huỷ, thay đổi.
Hình minh họa
Phát biểu của tướng Minh rất tâm huyết và chính xác
với tình hình, vì thế, dễ hiểu trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện việc
phòng chống tham nhũng, lãng phí, hầu hết cơ quan, ban ngành, địa phương đều rạo
rực công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Tham nhũng, lãng phí, sai phạm nếu
có ở cơ quan ban ngành nào đó thì đã bị người có trách nhiệm lợi dụng “sức mạnh”
của Chỉ thị 15 gạt bỏ rồi còn đâu, còn cơ hội đâu để điều tra phá án và tố tụng.
Đây là một câu chuyện dài, phức tạp. Cuộc chiến chống
tham nhũng vì thế nó chỉ có thể được thực sự bắt đầu khi cơ quan tố tụng phải
là những cơ quan độc lập, toàn quyền và thực hiện trách nhiệm đúng nghĩa “mọi
công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật”, pháp luật không phân biệt anh là
đảng viên hay dân chúng, đối tượng của pháp luật chỉ có một từ duy nhất để gọi:
công dân.
*
Đọc
thêm :
------------------------
Phụ lục
Nguyễn
Cường
“Nhiều
trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không
tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng mà không tới mức hủy án” –
Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP HCM chia sẻ.
Chiều ngày 8/3 Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội nghị tổng
kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015. Trong phần phát biểu của
mình Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP HCM đã có những phát
biểu rất thẳng thắn về vấn đề này.
Thiếu tướng Phan Anh Minh tại buổi tổng kết ngày 8/3.
Một
số giải pháp không mang lại tác dụng
Mở đầu bản tham luận, tướng Minh cho biết cá nhân
ông nằm trong số ít những người trong ngành công an va chạm với án tham nhũng
nhiều nhất, do vậy ông “xin có một số kiến nghị” để điều chỉnh việc phòng chống
tham nhũng sao cho có hiệu quả cao hơn.
“Về phát hiện tham nhũng theo tôi không thể nói là
phát hiện ít hay nhiều vì sự đánh giá đó đều là cảm tính, phỏng đoán, bởi bản
chất án tham nhũng là án tiềm ẩn nên đến khi kết luận mới có. Ngay cả khi cơ
quan điều tra đã khởi tố thì với những nghi vấn cũng chỉ kết luận được khoảng
50%. Những vụ án nào kết luận được 80% được coi là thành công vượt mức mong đợi”
– ông Minh nói.
Theo tướng Minh, qua những việc phát hiện và đã xử
lý thì có thể khẳng định, với án tham nhũng, vụ sau phát hiện thiệt hại thường
lớn hơn vụ trước, thậm chí là lớn hơn rất nhiều.
“Chúng ta thường phát hiện chậm, hành vi xảy ra 3
năm thậm chí 10 năm mà hệ quả là thu hồi rất thấp vì lúc đó việc tẩu tán tiêu
thụ gần như đã hoàn thành. Do đó tôi tán thành rằng chống tham nhũng “chưa đạt
yêu cầu” – ông Minh cho biết.
Từ đó tướng Minh cho rằng hiện nay các quy định, biện
pháp như công khai minh bạch hay xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, chuẩn hóa
đội ngũ cán bộ… vẫn chưa đủ để ngăn ngừa được tham nhũng.
Tướng Minh cho hay: “Có thể nói một số giải pháp được
đưa vào Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) và nghị định của Chính phủ, thậm chí
là chương trình quốc gia thì tôi nghĩ rằng có một số là ảo, không mang lại tác
dụng răn đe, ngăn ngừa gì cả. Ví dụ như kê khai tài sản.
Theo báo cáo của Công an Thành phố (CATP) thì trong
biên chế có hơn 1/3 phải kê khai tài sản, nhưng mà kê khai xong rồi cơ quan quản
lý đút vào ngăn cất, còn kê khai có đúng hay không, có hợp lý hay không thì
không ai biết. Cần phải thay đổi để đảm bảo kê khai tài sản thành một dữ liệu
mà có thể căn cứ vào đó để tiến hành phòng ngừa và điều tra tham nhũng.
Tôi nói thật là hiện nay có một số vụ án mà CATP đã
được ý kiến của Thường trực Thành ủy để tiếp cận bản kê khai tài sản của một số
cán bộ, nhưng cho tới nay CATP không tiếp cận được. Thế thì bản kê khai để
trong hộc bàn đó không có ý nghĩa gì cả”.
*
Đề cập đến những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng trong
năm tới, tướng Minh xếp lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa lên đầu tiên.
“Hiện nay 50% các vụ án buôn lậu phát hiện tại TP có
bóng dáng của nhân viên Hải quan dính đến tiêu cực, thông đồng” – ông Minh cho
biết. Ông cũng nhận định rằng ngay cả trong việc chuyển giá cũng đều phải có sự
móc nối thông qua hải quan, trong khi đó chính sách quản lý hiện nay khiến cho
nhân viên có ý tiêu cực có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện hành vi.
Lĩnh vực được ông Minh xếp thứ hai là ngân hàng, tài
chính và cho thuê tài chính. Thậm chí Phó giám đốc CATP còn “bật mí”: “Tôi cho
rằng hiện nay tình hình tài chính ngân hàng của TP cũng đang tiềm ẩn một số vụ
án mà có thể khởi tố được rồi, vấn đề là còn lượng giá xem tác động của nó với
khủng hoảng dây chuyền tài chính tiền tệ nữa”.
Ngoài ra ông Minh cũng đề cập đến các lĩnh vực như đền
bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án hay tham nhũng tại quỹ xóa đói giảm
nghèo ở các phường xã.
Về vấn đề xử lý, tướng Minh cho rằng dù TP đã đưa ra
xét xử nhiều án lớn nhưng không thể tự hào về kết quả này được. Theo ông Minh
lý do là vì Luật PCTN chỉ có điều chỉnh trong lĩnh vực phòng ngừa và xử lý hành
chính, còn chống tham nhũng “là chuyện của Luật Tố tụng hình sự”.
Trong khi đó cán bộ tiến hành tố tụng hiện nay rất
thận trọng và cầu toàn khi phải đối đầu với người tham nhũng “có bản lĩnh”.
Chính điều này khiến cho không phải chỉ TP HCM mà trên toàn quốc xử lý tham
nhũng đều rất chậm.
“Trong các loại án mà chúng ta đã điều tra bổ sung,
hủy, cải, sửa thì án tham nhũng là đứng đầu, thậm chí có vụ bị điều tra bổ sung
tới 3, 4 lần. Tỷ lệ trả hồ sơ án tham nhũng là 1 vụ trả 2,5 lần, tỷ lệ hủy cũng
rất nhiều” – ông Minh cho biết thêm.
“Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm
tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng
nhưng mà không tới mức hủy án” – tướng Minh chia sẻ.
“Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu
Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là
ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải
chấp hành Chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng
viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” – Thiếu tướng
Phan Anh Minh nói.
Nguyễn
Cường
No comments:
Post a Comment