Người Việt Online
Tuesday, March 22, 2016 2:54:22 PM
Bài
liên quan
- Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả nước để giảm thiệt hại hạn hán
- Tới lượt Sài Gòn bị hạn hán đe dọa
- Việt Nam sai khi 'nhờ cậy' Trung Quốc cứu hạn
- Việt Nam kêu gọi quốc tế hỗ trợ ứng phó hạn hán
VIỆT
NAM (NV) - Ðại diện các quốc gia trong Ủy Hội Sông Mekong (Việt
Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan) và đại diện Trung Quốc, Myanmar sẽ đối thoại về
sông Mekong vào ngày 23 tháng 3, tại Trung Quốc.
Lần này, đại diện sáu quốc gia vừa kể cho biết họ sẽ
cố gắng thông qua Thỏa Thuận Hợp Tác Mekong-Lan Thương (MLC). Sẽ có một tuyên bố
chung gọi là Tuyên Bố Tam Á (nơi diễn ra cuộc đối thoại về Mekong).
Tác động của các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong
đã khiến hậu quả của El Nino trở thành nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần, cả hạn
hán lẫn hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền đều chưa từng thấy, đang
gây thiệt hại cho hàng loạt quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Ðây cũng là lý do
khiến cuộc đối thoại về Mekong được nhiều giới quan tâm.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, cuộc đối thoại
kéo dài trong hai ngày với quá nhiều chủ đề liên quan tới tương quan giữa dòng
Mekong với chính trị, phát triển kinh tế, an ninh, môi trường, văn hóa, của các
quốc gia thuộc lưu vực Mekong có thể sẽ pha loãng việc tìm giải pháp hữu hiệu
nhằm quản lý nguồn nước, hạn chế tác hại từ những tác động tới dòng chảy của
con sông này.
Trước nay, các chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc từng
liên tục cảnh báo, sáu đập chắn nước mà Trung Quốc đã hoàn tất ở đoạn thượng
nguồn Mekong và hàng loạt đập chắn nước khác mà Lào và Cambodia đang hoặc dự định
xây thêm trên Mekong sẽ hủy diệt hệ sinh thái đất ngập nước và sự đa dạng sinh
học trong vùng, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy Ủy Hội Sông Mekong từng có một hiệp định về
Mekong, thậm chí có cả “Quy trình ra quyết định về các đập trên dòng chính,” với
các bước như: thông báo, tham vấn, thỏa thuận trước, song tất cả chỉ giống như
trang trí, không cản được Lào, cũng như Campuchia bỏ ý định thực hiện những dự
án tác động bất lợi đến Mekong.
Bà Ame Trandem, chuyên gia của Tổ Chức Sông Ngòi Quốc
Tế, từng than rằng, trong việc ngăn chặn thực hiện các dự án thủy điện trên
sông Mekong, khoa học và chính sách đã thất bại bởi cộng đồng cư dân khu vực
Mekong thiếu thông tin, dẫu cho những dự án đó ảnh hưởng đến 40 triệu người là
dân của nhiều quốc gia trong khu vực.
Tin mới nhất cho biết, Trung Quốc vừa cam kết sẽ
chia sẻ thông tin về việc quản lý các đập ở thượng nguồn Mekong, phần mà Trung
Quốc gọi là sông Lan Thương. Trước đây, Trung Quốc luôn luôn úp úp, mở mở, chưa
bao giờ đáp ứng đề nghị này.
Ông Suphot Tovichakchaikul, phát ngôn viên Bộ Tài
Nguyên-Môi Trường Thái Lan, báo rằng, cam kết của Trung Quốc sẽ được đưa vào
Tuyên Bố Tam Á. Cũng theo lời ông Tovichakchaikul thì Trung Quốc đã cam kết sẽ
gia tăng sự hợp tác để cùng nghiên cứu về lũ lụt, hạn hán, chất lượng nước và
quản lý nước trong lưu vực Mekong. Ông Tovichakchaikul hy vọng, điều này sẽ
giúp các quốc gia trong lưu vực Mekong ứng phó với việc thay đổi mực nước ở
Mekong hiệu quả hơn vì không còn tình trạng mù mờ về dữ liệu. Giới khoa học có
thể thực hiện các mô hình dự báo chính xác hơn và điều này sẽ giúp giảm thiểu
tác hại của những biến động về lưu lương sông Mekong.
Bà Pianporn Deetes, chuyên gia của Tổ Chức Sông Ngòi
Quốc Tế, nhận định, tuy việc Trung Quốc cam kết chia sẻ thông tin liên quan đến
việc quản lý các đập nước ở thượng nguồn Mekong đáng được hoan nghênh nhưng
chưa đủ. Bà Deetes nhắc nhở, tác hại của các đập nước đó đã rất rõ ràng nhưng
Trung Quốc chưa bồi thường hay đề ra giải pháp khắc phục, dù mức độ nghiêm trọng
là hiển nhiên.
Bà Deetes khẳng định, Trung Quốc phải đồng ý để các
quốc gia có liên quan cùng quản lý nguồn nước. Khi có quá nhiều lợi ích có nguy
cơ bị xâm hại, không thể để một quốc gia đơn phương chi phối Mekong. Bà cảnh
báo, bảo tồn và bảo vệ hệ sinh thái phải là ưu tiên hàng đầu đối với phát triển
bền vững của tất cả các quốc gia trong lưu vực Mekong.
Cần nhắc lại rằng, gần đây, người ta phát giác, các
tập đoàn của Trung Quốc đứng phía sau phần lớn 12 đập chắn nước mà Lào và
Campuchia đã, đang hoặc dự tính sẽ xây dựng trên dòng chính Mekong. Trung Quốc
không phải là quốc gia quan tâm và tôn trọng các lợi ích chung. (G.Ð)
------------------------------
VOA Tiếng Việt
24.03.2016
Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản cho vay và tín dụng
để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước dọc theo Sông Mekong, Thủ tướng
Trung Quốc Lý Quang Kiệt tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan
Thương (Lancang) lần thứ nhất, diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc, hôm 23/3
giữa 6 nước chia sẻ sông Mekong gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam.
Theo lời thủ tướng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ cung cấp
các khoản vay ưu đãi 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ đôla) và các khoản tín dụng
lên đến 10 tỷ đôla để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kết nối ở
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Trong buổi tiếp đón lãnh đạo các nước hôm 22/3, Thủ
tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh đã xả nước từ đập Cảnh Hồng
để giúp đỡ cho các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam, đang gặp
hạn hán nghiêm trọng, và xem đây là ‘sự chân thành’ cũng như cam kết của Trung
Quốc đối với hội nghị.
Tuy nhiên, tờ Hoa Nam Buổi Sáng trích nhận định của
các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh muốn dùng việc xả nước và hội nghị thượng đỉnh
Mekong-Lan Thương để đánh lạc hướng những chỉ trích nhắm vào các dự án thủy điện
gây nhiều tranh cãi của nước này, đồng thời hồi phục các dự án còn dang dở,
trong đó có đập Myitsone ở Myanmar đã bị đình trệ vì vấn đề môi trường.
Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã
xây 5 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông trong nhiều năm qua. Các
chuyên gia cho rằng mỗi con đập mà Trung Quốc xây dựng đều tạo ra nguy cơ làm cạn
kiệt dòng chảy nhiều hơn.
Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước
là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên
các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà
không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar.
Hội nghị Mekong-Lan Thương cũng thông qua Tuyên bố
Tam Á, trong đó có việc phối xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan
Thương để chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực quản lý bền vững tài nguyên nước
sông Mekong. Việt Nam cho biết sẵn sàng đóng góp tài chính và chuyên gia để làm
việc tại trung tâm này.
Theo
Tân Hoa Xã, SCMP, Người Lao Động, VOV.
No comments:
Post a Comment