Trên trang Ba Sàm ngày 11 tháng 3 có bài viết của Nguyễn
Hưng Quốc “Những căn bệnh của Việt Nam”. Tác giả bắt đầu : “Nghĩ đến
Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ
đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng
Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú
ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan
tâm nhất là tính cách của con người”.
Tính cách của người Việt có nhiều điều tốt mà mọi người đều biết và ca ngợi, ngoài ra còn có những tính xấu như độc ác, thù hận, tham lam, hoang tưởng, khoe khoang…, theo Nguyễn Hưng Quốc đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối, vô cảm, đó là 3 căn bệnh khá nặng. Tác giả đã vạch ra hiện tượng và tác hại của các căn bệnh này, còn để trống việc chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tôi xin theo lối “tát nước theo mưa” mà bàn thêm về nguyên nhân và biện pháp.
Thực ra các tính xấu, các căn bệnh kể trên ở đâu cũng có, nhưng ở VN hiện nay nó phổ biến và trầm trọng hơn. Và không phải người Việt nào cũng mắc phải, còn biết bao nhiêu người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước.
Nguyễn
Hưng Quốc ( NHQ) cho rằng từ người dân bình thường đến các quan chức lãnh đạo đảng
Cộng sản và Chính quyền đa số mắc phải, mà lên càng cao càng trầm trọng. Ông viết
“…ích kỷ nhất là giới lãnh đạo đảng Cộng sản, … Cũng giống như sự ích kỷ, thành
phần giả dối nhất ở Việt Nam hiện nay là giới lãnh đạo”. Vậy phải chăng đó là
các bệnh truyền nhiễm, các cán bộ lãnh đạo bị mắc phải trước tiên, không chữa
được rồi làm lây lan ra xã hội. Dân Việt, vì nhiều năm bị nô lệ, bị áp bức, bị
chiến tranh, khả năng miễn dịch kém nên rất dễ bị lây bệnh, chỉ có một số ít
người có khả năng miễn dịch cao mới phòng chống được ( xin hiểu miễn dịch về
phương diện tinh thần, tư tưởng).
Câu hỏi. Các cán bộ lãnh đạo bị mắc bệnh trước tiên,
vậy họ bị lây từ nguồn nào. Xin thưa, không lây từ nguồn nào hết mà mầm bệnh đã
có sẵn trong tự nhiên, khi gặp môi trường tốt, thuận lợi thì nó phát triển, lây
lan mạnh, trở thành đại dịch. Môi trường đó chính là những độc hại của Chủ
nghĩa Mác Lênin (CNML). Khi Đảng cộng sản đem áp đặt CNML để lãnh đạo đất
nước thì đồng thời mang luôn những độc hại đó theo vào. Bệnh dịch lây lan, lãnh
đạo kêu gọi mọi người chữa chạy, nhưng càng kêu gọi bệnh càng phát triển, không
có văcxin phòng ngừa, không có thuốc đặc trị để chữa. Vì sao vậy, vì mầm bệnh
có sẵn mọi nơi và chính ĐCS là môi trường tốt cho nó phát triển. Những người
lãnh đạo CS đổ lỗi cho sự xuống cấp đạo đức của người dân mà không có đủ trí tuệ
và dũng khí để nhận ra những độc hại trong CNML mà họ theo đuổi. Không nhận ra
nguồn gốc thì làm sao phòng và chữa được bệnh có hiệu quả.
Hình như NHQ cho rằng các tính xấu của người Việt hiện
nay không hoặc ít liên quan đến chế độ chính trị, vì vậy ông kết luận bài viết
: “Theo tôi, ba tính xấu vừa kể là những
thử thách lớn nhất của người Việt Nam hiện nay. Với ba tính cách ấy, chúng ta
không hy vọng gì chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ sớm. Ngay cả khi chế độ Cộng sản sụp
đổ, ba tính cách ấy cũng sẽ trở thành những trở ngại to lớn cho quá trình xây dựng
một đất nước phát triển, ổn định, dân chủ và độc lập”.
Khác với NHQ, Thạch Đạt Lang, trong bài “Sự
vô cảm của người Việt Nam ” ( Ba Sàm 7430 ), sau khi nêu ra tình trạng
tệ hại do thói xấu của người Việt gây ra, đã viết : “Từ Tổng bí thư đảng Cộng sản, đến Thủ tướng chính phủ, đại biểu Quốc hội…không
ai còn có trách nhiệm, suy nghĩ, tìm cách thức, phương pháp đối phó với các
tình trạng trên”. Viết như thế nói chung là đúng một phần và có thể oan cho
một số nào đó. Số này thỉnh thoảng cũng bị bức xúc, có suy nghĩ, có tìm biện
pháp, nhưng vì thiếu trí tuệ, thiếu dũng cảm nên nghĩ không ra, tìm không đúng.
Một số khác vì mất quá nhiếu công sức để lo bảo vệ sự ổn định của Đảng, của chế
độ, lo đấu tranh vì lợi ích nhóm, lo thu hồi vốn đã bỏ ra khi chạy chức chạy
quyền nên không còn sức đâu mà lo nghĩ thấu đáo đến tình trạng khốn khổ người
dân phải chịu.
Bệnh ích kỷ, cố chấp, nhỏ nhen, gian dối, cơ hội, vụ
lợi, chỉ biết mình không nghĩ đến người khác…thì hầu như ngay từ bẩm sinh không
ít người đã có sẵn hoặc ‘nhiễm’, lâu rồi thành tính cách, bộc lộ ra nhân cách,
lối sống. Không riêng Việt Nam mà ở nước nào, dân tộc nào cũng có. Dân gian có
câu: "Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một cách". Phân giải, luận
bình về tính cách người Việt không dễ mà 'chung quy', không nên 'vơ đũa cả nắm'.
Chỉ hiềm một nỗi, khi đã làm lãnh đạo, được học hành, đào tạo, đứng ra ‘làm
lãnh đạo’ mà vẫn mang nặng những căn bệnh đó thì bất lợi cho dân, nguy hại đến
đất nước.
Để diệt trừ tận gốc các tật xấu là việc làm quá khó,
mất nhiều công sức và thời gian. Nhưng để ngăn ngừa, hạn chế chúng nó thì một
biện pháp khá hữu hiệu là cải tạo hoặc loại bỏ môi trường thích hợp. Không ai
dám chắc rằng khi CNML bị loại bỏ, khi chế độ cộng sản sụp đổ thì các tính xấu
của con người sẽ biến mất, nhưng có thể tin là trong một xã hội thực sự dân chủ,
lãnh đạo không dối trá, mọi nhân quyền được tôn trọng, mọi quan hệ đều minh bạch,
công khai thì môi trường cho các tính xấu bị thu hẹp nhiều. Tấm gương của
Singapore và các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan…) là những dẫn
chứng sinh động.
----------------------
VIỆT NAM ĐANG KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA
.
.
Lữ
Phương 21-11-2010
.
Tống
Văn Công 3-12-2010
No comments:
Post a Comment