Thursday 27 June 2024

HÃY CẢNH GIÁC VỚI TÂN CHỦ TỊCH CHUYÊN QUYỀN CỦA VIỆT NAM (Elaine Pearson / Human Rights Watch)

 



Hãy cảnh giác với tân Chủ tịch chuyên quyền của Việt Nam

Human Rights Watch

Elaine Pearson, Giám đốc châu Á của HRW

27/06/2024

https://baotiengdan.com/2024/06/27/hay-canh-giac-voi-tan-chu-tich-chuyen-quyen-cua-viet-nam/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/1-41.png

Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc Hội ở Hà Nội ngày 22 tháng Năm năm 2024. © 2024 Nghia Duc/ National Assembly via AP Photo

 

Bước thăng tiến quyền lực của Tô Lâm là chỉ dấu cho chính sách đàn áp càng ngày càng nặng nề và thù nghịch công nhiên với các quyền dân sự và chính trị cơ bản của chính quyền Việt Nam

 

Một cuộc đấu đá quyền lực nội bộ hiếm có ở Việt Nam trong mấy tháng vừa qua đã dẫn tới kết quả là một số lãnh đạo cao cấp bị mất chức vì tham nhũng và tân chủ tịch nước được bầu ra, là cựu đại tướng công an Tô Lâm.

 

Nhưng chính phủ các quốc gia dân chủ đang coi Việt nam là một thị trường hấp dẫn và là một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc cần cảnh giác. Không hề là một tín hiệu khả quan, bước thăng tiến quyền lực của ông Lâm là chỉ dấu cho một chính sách đàn áp sẽ ngày càng nặng nề, tuyệt đối không chấp nhận tiếng nói phản biện và thù nghịch công khai với các quyền dân sự và chính trị cơ bản của chính quyền Việt Nam.

 

Trong vai trò người đứng đầu Bộ Công an chuyên quyền kể từ tháng Tư năm 2016, ông Lâm đã sưu tập đủ tai tiếng. Hồi tháng Mười một năm 2021 – khi cả nước Việt Nam đang vật vã với đợt cấm túc trong dịch COVID-19 – thì xuất hiện một đoạn video ghi cảnh đầu bếp nổi tiếng “Thánh Rắc Muối” bón miếng bít tết dát vàng trị giá 2000 đô la cho ông Lâm ở Luân Đôn. Đoạn video được lan tỏa rất nhanh. Tệ hại hơn, ông Lâm tận hưởng bữa tiệc phát thải carbon này trong khi đang dẫn đầu đoàn đại biểu chính thức của Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên Hiệp Quốc ở Glasgow.

 

Không lâu sau đó, nhà hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm, người đã nhại không khí bữa tiệc trên mạng xã hội, bị kết án năm năm rưỡi tù giam.

 

Nhưng ăn miếng bít tết trị giá 2000 đô la trong khi thu nhập đầu người bình quân ở Việt Nam chỉ có 3,756 đô la vào năm 2021 chỉ là lỗi nhẹ nhất của ông Lâm. Ông ta đã làm nhiều chuyện tệ hại hơn nhiều.

 

Năm nay đã sáu mươi sáu tuổi, ông Lâm gia nhập Bộ Công an từ năm 1979 rồi nhậm chức bộ trưởng hồi tháng Tư năm 2016. Và dưới sự giám sát của ông, cơ quan này đã gia tăng đàn áp xã hội dân sự ở Việt Nam. Danh sách thật dài:

 

Chỉ vài ngày sau khi ông Lâm lên thay chức bộ trưởng, Việt Nam chứng kiến một thảm họa môi trường tệ hại nhất trong lịch sử khi nhiều cộng đồng ngư dân bị tổn hại do chất thải độc hại bị xả ra biển. Phản ứng của ông Lâm là gì? Huy động công an đàn áp diện rộng để đe dọa, tấn công, bắt giữ và bỏ tù nhiều nhà hoạt động đi biểu tình đại diện cho quyền lợi của các nạn nhân.

 

Tháng Năm năm 2016, chỉ một tháng sau khi ông Lâm lên chức bộ trưởng, lực lượng an ninh dưới quyền ông ta đã cản trở không cho nhiều nhà hoạt động đến gặp Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama trong chuyến thăm Hà Nội.

 

Hai năm sau, vào năm 2018, bộ công an của ông Lâm dàn dựng ra Luật An ninh mạng đầy vấn đề, thực chất là để dập tắt tự do ngôn luận, để rồi thẳng tay đàn áp những người phản đối bộ luật này.

 

Lực lượng an ninh dưới quyền ông Lâm cũng vươn cánh tay đàn áp ra ngoài biên giới Việt Nam, như trong vụ bắt cóc một cựu quan chức đảng, ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin hồi tháng Bảy năm 2017 và một blogger, ông Trương Duy Nhất, từ Bangkok hồi tháng Giêng năm 2019. Cả hai người nêu trên đều bị kết án tù giam nhiều năm. Một blogger khác, Đường Văn Thái, bị bắt cóc ở Bangkok vào tháng Tư năm 2023 và hiện vẫn đang bị tạm giam chờ xét xử.

 

Thái độ coi thường hiển nhiên của ông Lâm đối với những quan ngại về môi trường còn thể hiện ở nhiều việc khác ngoài vụ diễn ăn miếng bít tết. Trong hai năm 2022 và 2023, lực lượng an ninh bắt giữ một số nhà hoạt động về môi trường với các cáo buộc ngụy tạo. Hai người trong số đó – Đặng Đình Bách và Hoàng Thị Minh Hồng – đang thụ án tù giam. Một người khác, Ngô Thị Tố Nhiên, đang bị công an tạm giam chờ xét xử. Các luật sư dám đứng ra bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền như Võ An ĐônĐặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng đều đã phải chạy khỏi nước và sống lưu vong. Các luật sư còn ở trong nước đều buộc phải im tiếng do bị công an đe dọa và sách nhiễu.

 

Dưới trướng của ông Lâm, cơ quan công an đầy quyền lực đã hầu như xóa bỏ hoàn toàn phong trào nhân quyền còn đang phôi thai ở Việt Nam. Các lực lượng an ninh đã bắt gần như tất cả những người có nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, trong đó có các thành viên của Hội Anh em Dân chủLiên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyếtHội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà Xuất bản Tự Do. Công an nhắm vào bất cứ hiệp hội nào có tên gọi chứa đựng những từ ngữ Đảng Cộng sản Việt Nam sợ nhất như: “Dân chủ,” “Tự quyết,” “Độc lập” và “Tự do.”

 

Cơ quan công an cũng đã bắt gần như tất cả các nhà hoạt động nhân quyền có nhiều ảnh hưởng và các nhà báo nổi tiếng dám lên tiếng chỉ trích chính sách của chính quyền Việt Nam. Hồi tháng Hai năm nay, ông Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân chính trị, bình luận rằng phong trào dân chủ Việt Nam đang ở giai đoạn “gặp những khó khăn, trầm lắng.” Một tuần sau đó, chính ông cũng bị bắt. Trong số 164 tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam chỉ vì thực hành các quyền dân sự và chính trị cơ bản của mình, có 147 người bị truy tố và xét xử trong thời gian ông Lâm nắm quyền bộ trưởng.

 

Giờ đây, với vị trí người đứng đầu nhà nước, ông Lâm sẽ tiếp đón nhiều phái đoàn quốc tế trong các dịp nghi lễ chính thức và trao đổi ngoại giao. Khi bắt tay ông ta, các quan chức quốc tế đừng quên một vệt dài các hậu quả ông Lâm đã để lại trên con đường lên ngôi quyền lực của mình, và các thảm họa về nhân quyền ông ta đã và đang gây ra ở Việt Nam.

 

------------------------------

 

NGUỒN :

Hãy Cảnh giác với Tân Chủ tịch Chuyên quyền của Việt Nam

Bước thăng tiến quyền lực của Tô Lâm là chỉ dấu cho chính sách đàn áp càng ngày càng nặng nề và thù nghịch công nhiên với các quyền dân sự và chính trị cơ bản của chính quyền Việt Nam

Published in:Al Jazeera

 

Elaine Pearson

Asia Director

 

------------------------------------------

 

Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo nổi tiếng

Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng

https://www.hrw.org/vi/news/2024/06/07/vietnam-free-prominent-journalist

 





TIẾP TỤC CHUYỆN ÁC MA THÍCH TRÚC THÁI MINH (Phạm Lưu Vũ / Facebook)

 



 

TIẾP TỤC CHUYỆN ÁC MA THÍCH TRÚC THÁI MINH

Phạm Lưu Vũ

26-6-2024  21:18   

https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/pfbid02ZGuyKqATYedPPensFMqUpYFLHTyUjAu1Xn1SGYapESjV1bELRSnM41Gg3dYPWT8Ml

 

Mấy hôm nay, mạng xã hội tràn ngập chuyện “văn bằng” sặc mùi gian lận của gã lưu manh Vương Tấn Việt, lột xác thành một tên trọc, tiếm danh Thích Chân Quang. Và gã đã rơi tuột hết mọi mặt nạ, hiện nguyên hình là một tên lưu manh kiểu chợ búa, ít học, cơ hội và háo danh. Nhưng gã chỉ là một tên ma đầu mạt hạng, thấp kém một cách thô thiển.

 

Trong một xã hội văn minh thì Thích Chân Quang chỉ đáng làm trò cười, cùng lắm chỉ làm hại trong phạm vi một vùng, những người bị gã mê hoặc, kể cả những “thầy, cô” ở Đại học Luật phải quỳ gối… trước mặt gã kia, chẳng qua do nghiệp của họ quá nặng, phước quá cạn, phận quá thấp, và danh quá hèn mà thôi.

 

Nhưng chớ lãng quên tên đại ma đầu Vũ Minh Hiếu, tức tên trọc Thích Trúc Thái Minh, kẻ cầm đầu “cung ma” Ba Vàng, cũng là hang ổ của một băng nhóm lưu manh tâm linh, tổ chức theo kiểu hội Tam Hoàng. Tên này mới đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm đối với cả đạo pháp lẫn tín ngưỡng, từ tư tưởng đến tiến hóa, từ văn hóa đến chính trị, từ nghiệp thức đến lương tri… Đại ác ma này gây hại không chỉ trong phạm vi cả nước, mà còn gây hại đến nhiều đời, nhiều kiếp về sau.

 

Có những thế lực rất bẩn thỉu, đang muốn dư luận lãng quên tên này, nên đã hướng dư luận vào tên Vương Tấn Việt thảm hại kia. Không phải tình cờ, mà những thông tin gian lận học đường của tên rác rưởi họ Vương cứ liên tục được tung ra, một cách rất bài bản, có thứ tự, lớp lang… đàng hoàng. Tất cả đều có bàn tay “đạo diễn” cả đấy. Trước nay tôi chưa tin, rằng Ba Vàng là “cỗ máy” kiếm tiền nghìn tỷ, cho những hạng “thân cận xứ” trùm sỏ và tội lỗi nào đó của Thích Trúc Thái Minh, nhưng nay thì bắt đầu tin.

 

Những ai còn chút phân vân, trước “quy ước xã hội” đối với những anh đầu trọc khoác cà sa, thì cần phải biết, sở dĩ có cái “quy ước xã hội”, mà Ngài Huyền Trang nói với vua Đường ngày trước, vì thời đó không có ma tăng, ác tăng… Cần phải hiểu “định nghĩa” thế nào là người xuất gia chân chính, đã được “ấn chứng” từ trước đó, thời Đức Phật còn tại thế. Người “xuất gia”, ít nhất cũng phải biết “tri túc, thiểu dục”. Tri túc là biết thế nào là đủ, thiểu dục là dục vọng ít nhất. Hai tên này lòng tham vô độ, dục vọng vô bờ, tìm mọi cách vơ vét tiền của bá tánh càng nhiều càng ít… thì thực chất không phải xuất gia. Nghĩa là không còn phân vân gì nữa, chúng ta không cần phải “kính trọng”, cho dù chúng khoác cà sa và hoàng bào, ngồi trên ghế rồng và ngai vàng, nhân danh đại đức và Tam Bảo…

 

Tên Thích Trúc Thái Minh nguy hiểm gấp trăm lần gã Thích Chân Quang. Nếu gã Thích Chân Quang cần phải dọn dẹp, như quét rác để giữ cho nhà sạch, thì tên Thích Trúc Thái Minh như những ổ mối mọt, phải tiêu diệt kẻo sập cả tòa nhà.

 

Vụ giải vong kéo dài nhiều năm là vụ lừa đảo kinh tởm, mang lại hàng trăm tỉ… cho Ba Vàng, đẩy hàng ngàn người vào vòng khốn khổ, phải viết riêng một cuốn sách để ghi lại tội ác này của y và mụ Yến hố tiêu. Đến vụ xá lợi tóc Phật là vụ bịp bợm đông đảo, công khai và trắng trợn, vô tiền khoáng hậu. Nếu sợi tóc mà y tha về, cho mọi người cầm, sờ mó và vuốt vuốt mà là xá lợi tóc thật, thì đó là một sự báng bổ và xúc phạm ghê gớm. Tôi biết có di vật của Đức Phật, người xem nhìn qua 3 lớp kính còn là có phước đấy. Cảnh sát quốc gia súng ống đầy mình còn ngăn không cho chụp ảnh, không cho vượt quá lan can… Đến khi bị lật tẩy, y còn trơ tráo: “Xá lợi cũng có xá lợi thật và xá lợi… ‘biểu tượng’. Dẫu là xá lợi… biểu tượng, thì ta cũng vẫn cứ cung kính…”

 

Sau vụ giải vong, vụ xá lợi, Thích Trúc Thái Minh và thị Yến đã chẳng hề sám hối, chúng tiếp tục nghĩ ra một quái chiêu khác, bẩn thỉu tột cùng vô đạo lý để moi tiền thiên hạ, đánh vào tâm lý người nạo phá thai. Nạo phá thai là việc làm thất đức, nhưng nhiều người vì hoàn cảnh buộc phải làm việc này, làm nhưng trong tâm vẫn hằng lo sợ. Thích Trúc Thái Minh đã khai thác tâm lý này và bày ra trò thỉnh “linh thức” ra khỏi thai nhi (?).

 

Đây là sự lừa đảo trắng trợn và bẩn thỉu, chà đạp cả đạo lý, chà đạp cả lương tri Nhân loại. Y đã thách thức pháp luật, thách thức cả nền văn minh… Vậy mà không thấy cơ quan có trách nhiệm nào để mắt tới. Phải chăng y đang mang lại những dòng tiền tội lỗi khổng lồ cho những ai đó? Nên nhớ rằng trong đó có mùi lạnh của nghĩa địa, có mùi phân và nước tiểu, cả mùi máu của thai nhi…

 

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo/?fbid=1136448344278663&set=pcb.1136448497611981

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136448377611993&set=pcb.1136448497611981

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136448420945322&set=pcb.1136448497611981

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136448454278652&set=pcb.1136448497611981

 

.

394 BÌNH LUẬN   

 .

 ====================

.

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG... ÁC MA Ở TRONG CÕI NGƯỜI  

Phạm Lưu Vũ cùng với Nguyễn Xuân Diện.

23 tháng 6, 2024 lúc 21:54  

https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/pfbid0GcjWZHZbXo1DPr9iBmE9bV5uzvnyCtyVeoiitkmM7uF52WsDXDWvfC2KaGmcUjWRl

 

Sau khi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia sẻ bài viết “HÃY CHẶN ĐỨNG TÊN ÁC TĂNG THÍCH TRÚC THÁI MINH” của tôi, kèm theo 2 video phát ngôn nhổ ra liếm lại của tên trọc này, thì liền bị FB xóa và cấm đăng bài trong 24 tiếng. Bài trên trang của tôi còn nguyên, vì tôi chỉ đăng ảnh cắt ra từ clip. Đây là một “cài đặt” kĩ thuật và phàm tục của FB, khi có đủ số lượng người sử dụng “báo cáo” về cùng 1 nội dung, chứ không phải bọn truyền thông của Ba Vàng có “phép lạ” gì. Điều đó chỉ chứng tỏ bọn ma quỷ này khá đông, và rất sợ hãi sự thật. Cũng chẳng ngạc nhiên, khi tên trọc Thích Trúc Thái Minh đã lừa đảo được hàng trăm tỉ... thì với số tiền ấy, gã sai bọn tay chân về đào mả bố lên, chúng cũng dám làm, huống hồ chỉ chửi tục và báo cáo FB về việc “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”.

 

Vậy nên thay vì chia sẻ, các bạn nên copy, hoặc chụp màn hình, thì dẫu FB có xóa trang gốc, cũng không xóa trên trang của các bạn được.

 

Vì lương tâm của cộng đồng mạng không thể cho phép bọn ác tăng thách thức dư luận, thách thức pháp luật, thách thức cả tiến hóa tư tưởng, trí tuệ, và phá hoại Chánh Pháp của Đức Phật mãi. Nên hiện nay, tôi sẽ tạm thời xếp lại những ma tăng, tà tăng... khác, mà chỉ tập trung vào hai tên đại ma đầu: Thích Trúc Thái Minh và Thích Chân Quang. Xin lỗi các vị chân tăng, thiện tăng vẫn âm thầm “ẩn tu”, ẩn danh ở các ngôi chùa nhỏ bé, thanh tịnh, và nghèo nàn như ở làng tôi, và ở khắp mọi miền đất nước. Hai tên ác tăng “quý sờ tộc” này đang phá hoại đạo Phật, phá hoại việc tu hành của chính các vị, đang đầu độc huệ mạng của cả cộng đồng... cho nên cộng đồng cần phải lên tiếng. Hai tên này còn nguy hiểm hơn bọn quan quyền tham nhũng trăm tỷ, nghìn tỷ... Vì tham nhũng chỉ hại nước hại dân trong đời này, còn ác tăng thì hại vô lượng chúng sinh, trong vô lượng kiếp.

 

Và chớ có trách tôi không “kính trọng người xuất gia”, bất kể người đó tốt hay xấu... Đây vốn là một “quy ước” xã hội, chứ không phải luật lệ, vốn có từ hàng ngàn năm nay, ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, về sau được chính Ngài Huyền Trang nhắc lại với vua Đường Thái tông. Tôi cũng biết và ghi nhớ “quy ước” ấy, và mọi người cũng nên như thế. Nhưng cần phải phân biệt chân tăng với ác tăng, chân tu với ngụy tu... Hạng xuất gia dù hạ liệt, độn căn, giải đãi (nghĩa là xấu)... nhưng không làm hại đến ai, thì vẫn cần phải kính trọng, vì tu hành là một loại lao động đặc biệt, thuộc về tiến hóa, giác ngộ, để chứng minh Phật tính là bất sinh bất diệt, để khám phá sức mạnh trí tuệ của con người, đời này dẫu độn căn, hạ liệt... thì đời sau, đời sau nữa sẽ tinh tấn, sẽ góp phần độ thoát cho vô lượng chúng sinh... Xuất gia đích thực là như thế, không sự dấn thân nào cao cả hơn sự dấn thân của những bậc chân tăng, chân tu, cho nên phải kính trọng. Còn đối với những ma tăng, ác tăng... thì khác. Sự kính trọng là không thể hồ đồ, bạ ai cũng kính... vì hồ đồ sẽ bị giảm đức, của cả người kính lẫn kẻ được kính. Cứ xem những “đệ tử”, mặt mũi nom sáng sủa mà đần độn, đang ngồi như bị thôi miên, như những xác sống đáng thương ở cung ma Ba Vàng và “thiền tôn” Phật Quang thì biết, vì họ đã bị những tên ác tăng kia chiếm đoạt cả hồn vía, huệ mạng và (kể cả) báo thân mất rồi.

 

Huống chi hai ác tăng này thực chất không phải “tu hành”, cũng không phải “xuất gia”. Vậy là gì nhỉ? Là con buôn, đích thực như thế. Thích Trúc Thái Minh từng viết sách dạy làm giàu, Thích Chân Quang viết sách “kinh tế Phật Giáo”... Và họ giầu, giầu kinh khủng, tài sản phải tính bằng trăm tỷ, ngàn tỷ... toàn thị từ nguồn "cúng dường" của bá tánh. Đã bản chất con buôn, có tài làm giầu, thì cứ ở ngoài đời mà kinh doanh, đóng thuế... như những “đại gia” khác, thì giầu mấy cũng mặc kệ. Nhưng hai tên này láu cá trốn vào chùa, khoác cà sa để lừa đảo, bịp bợm... Vì chúng yên chí đã có cái “quy ước” mập mờ kia, và tin rằng tất thảy mọi chúng sinh đều là những kẻ hồ đồ, vào chùa để được “kính trọng”, kể cả pháp luật cũng phải chừa ra, làm giầu bằng cách lượm tiền, lượm tài sản “cúng dường”, thì không phải đóng thuế...

 

Và hai ác tăng này cũng không phải trường hợp chỉ có ở Việt Nam. Cách đây chừng 6-7 năm, Ở Thái Lan còn có tên “siêu tăng”, siêu giầu, bản chất và thủ đoạn cũng y hệt, ngự trong một “đại tùng lâm”, rộng hàng trăm ha. Cảnh Sát Thái Lan đã phải huy động tới 4000 người để vây bắt song đã thất bại. Tên ác tăng ấy hiện vẫn đang “tu” như một con chuột dưới hầm ngầm, mà y đã cho người đào từ trước đó...

 

Tuy nhiên, xã hội hiện vẫn còn nhiều nhân giả, trí thức... “chấp”nặng vào cái “quy ước” “kính trọng” hồ đồ kia, để lấy lòng bất kì kẻ xuất gia nào. Nếu lấy lòng dân bất kể phân biệt gọi là “dân túy”, thì lấy lòng kẻ xuất gia theo kiểu ấy, chắc phải gọi là... “ma túy”.

 

Vậy “nhân duyên” nào đã nảy nòi ra hai tên đại ma đầu ở giữa thời đại này? Tất nhiên là do “cộng nghiệp” chẳng lành của tất cả chúng ta. Nhưng xuất xứ của họ từ đâu mà ra? Chắc chắn không phải từ Thiên ma, vì chư thiên không còn ngũ dục, nên nếu thành thiên ma thì chỉ do cái tâm đố kị mà thôi. Cũng không phải Địa ma, vì Địa ma chủ yếu là thọ nghiệp, chứ không tạo nghiệp. Địa ma do phước báo mà thọ nghiệp, nếu tạo nghiệp ác thì đền đài, mồ mả rung chuyển, chỉ nhỏ đi chứ không to thêm. Căn cứ vào đền đài, mồ mả to hay bé... mà biết phước báo của địa ma lớn hay nhỏ. Nhưng đấy là nhìn từ cõi ma, chứ không phải nhìn từ cõi người. Có những ngôi mả to, rộng tới 4-5 ha, nhưng ở cõi ma, thì nhìn thấy bé xíu, có khi con cua cũng không chui lọt. Địa ma vì thế rất quý trọng phước báo, nên đa phần rất lành và thánh thiện, chỉ hưởng hương hoa và xài tiền của ngân hàng Địa phủ mà thôi, tuyệt đối không xài tài sản và tiền thật của thế gian.

 

Nghĩa là hai đại ma đầu này xuất xứ từ Nhân ma. Nhân ma thì muôn hình vạn trạng, song cũng không khó phân biệt. Căn cứ vào sự dối trá, tham lam vô độ, trơ trẽn, táo tợn và ham hố sùng bái cá nhân... thì biết, ở hai tên này có gồm đủ. Nhưng những điều xấu xa ấy thì nhiều người cũng có, tại sao không phải là nhân ma như hai tên này? Vì hai tên này có “phương tiện” để thực hiện những điều ấy, thực hiện một cách điên cuồng, ráo riết và khá là... thành công. “Phương tiện” ấy ở đâu ra? Ở kết quả “tu tập” đấy. Đường tu thì muôn ngả, nhưng chính đạo chỉ duy nhất có 1, còn lại tất thảy đều lạc sang đường ma.

 

Nhưng “đắc” quả ma cũng không phải dễ dàng, nếu không có “duyên” với ma từ những kiếp trước. Một kẻ những kiếp trước đã từng là ác ma trong cõi người, thì kiếp này rất dễ “đắc” quả ma, cái ấy trong nhà Phật gọi là “tập quán nghiệp”. Chư Tổ nói nhìn kiếp này mà biết kiếp trước, thì gọi là “túc mạng nhân” vậy.

 

Và sẽ càng dễ “đắc” quả ma hơn nữa, nếu cái tâm cầu thần thông, phép lạ, thủ đoạn lạ... để mê hoặc cõi người át hẳn tâm cầu đạo. Dễ đến nỗi, căn cứ vào hành trạng, ngôn ngữ... của hai tên ma đầu này thì biết, Thích Chân Quang còn chưa ra khỏi Sắc ấm, thì đã kịp đắc quả ma, cho nên tướng ma rất lộ, tâm ma rất tham, và trí ma rất... độn. Thích Trúc Thái Minh cao hơn vài bậc, song cũng chưa ra khỏi Thọ ấm, tướng ma ẩn, nhưng khẩu ma lộ, tham thì vô độ mà trí thì lúc thấp, lúc cao, tùy theo trạng thái đang giả dối hay đang ty liệt mạn...

 

(Còn nữa)

 

.

78 BÌNH LUẬN  

 

 

 







GÓP Ý CHO CÁC NHÀ BÁO (PHÓNG VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN, KỂ CẢ TBT) VÀ CÁC QUAN TO : LIÊN XÔ / BÀI 2 (Nguyễn Thông / Báo Tiếng Dân)

 



 

Góp ý cho các nhà báo (phóng viên, biên tập viên, kể cả TBT) và các quan to: Liên Xô (Bài 2)

Nguyễn Thông

27/06/2024

https://baotiengdan.com/2024/06/27/gop-y-cho-cac-nha-bao-phong-vien-bien-tap-vien-ke-ca-tbt-va-cac-quan-to-lien-xo-bai-2/

 

 

Tiếp theo bài 1

 

Ta thường thấy trên báo chí (in, điện tử), tivi, trong các văn bản của nhà nước, cả trong những phát biểu của ông to bà lớn, họ nói/viết rằng “Liên Xô cũ”, “Liên Xô trước đây”. Đám đông nghe vậy, đọc vậy cứ mặc nhiên chấp nhận, cho là đúng. Thực ra sai toét.

 

Khi họ nói/viết “Liên Xô cũ”, “Liên Xô trước đây”, người ta có quyền đặt câu hỏi vậy thì có Liên Xô mới à, có Liên Xô hiện nay à.

 

Liên Xô là một thực thể, một đất nước mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Xô viết, gọi tắt là Liên Xô – CCCP. Nhớ hồi trước năm 1975 ở miền Bắc, những thùng vũ khí Liên Xô chất đầy nhà ga, bến tàu bến xe, cả những thùng đồ “viện trợ” nữa, đều có dòng chữ rõ to CCCP. Bà con ta đọc trại thành “các chú cứ phá”, “càng cho càng phá”. Nó, Liên Xô từng tồn tại 70 năm, tới cuối năm 1991 thì tan rã (tạ ơn trời đã cứu giúp dân lành).

 

Sinh ra – tồn tại – mất đi, là thứ quy luật tự nhiên, chả có gì vững bền mãi mãi, tồn tại mãi. Núi đá chắc khừ còn phải mòn, huống hồ Liên Xô. Lại nhớ câu “Tình hữu nghị Việt – Xô đời đời bề vững” mà mắc cười. Chợt thấm câu văn cổ “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (thân như tia chớp, có rồi không). Những kẻ không hiểu gì về quy luật nhưng lại lãnh đạo số đông dân chúng, thì đó là bi kịch.

 

Liên Xô, trong dòng lịch sử nhân loại, cũng như La Mã, Macedonia, Đông Ngô, Âu Lạc, Nam Tư, Trường đại học Tổng hợp… vậy. Tồn tại rồi mất đi. Chả ai nói/nhắc/viết La Mã cũ, Âu Lạc trước kia, Nam Tư cũ, Trường đại học Tổng hợp cũ… bao giờ, trừ những người ngố. Thà dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. Mà giờ dân làm viết lách, làm báo hay chữ lỏng lại quá nhiều. Cũng là bi kịch. Bi kịch cho tiếng Việt.

 

Nhân đây cũng nói thêm, những ông bà trong đầu còn u bướu “nhớ ơn Liên Xô đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ” nên phải uống nước nhớ nguồn, hãy tỉnh lại đi. Thời nay chứ không phải vài chục năm trước còn u mê bịt óc. Họ đổ vũ khí và vật tư cho miền Bắc, thay mặt phe làm “tên lính đi đầu” chống lại phe đối địch, trong một cuộc chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn, chứ có gì phải cảm ơn cảm huệ, nợ nần. Nếu tính nợ, thì đó là món nợ xương máu mà chính Liên Xô đã nợ xứ này. Nhưng nó toi rồi thì cũng coi như bị xù nợ.

 

-----------------

1 comment

 

Van Nguyen

Ông này chỉ được cái viết đúng ! Chính con ma Liên Xô đã cầm đầu khối XHCN, hô hào viện trợ máy bay, tàu thủy, bom, mìn, súng, đạn, quần áo, lương thực...cho ncq/csHN ! Rồi, xúi bẩy đám mê muội lãnh đạo Hà Nội xua quân vào đánh chiếm miền Nam, tuyên truyền ngụy biện là GPMN ! Gây ra một cuộc chiến tranh máu lửa tương tàn giữa hai người anh em ruột thịt suốt 20 năm, giết hại hơn 4 triệu người cả 2 miền Nam Bắc VN !






THÍCH MINH TUỆ, ÁNH SÁNG GIỮA VÔ MINH (Hồ Phú Bông / Facebook)

 



Hồ Phú Bông: Thích Minh Tuệ, ánh sáng giữa vô minh  (Hồ Phú Bông / Facebook)

Nhật Ký Yêu Nước

7 tháng 6 lúc 20:13  

https://www.facebook.com/story.php/?story_fbid=1003248021162773&id=100044327531510&paipv=0&eav=AfYITEG9KKAWnPZnTEnyCflgwSyU2QyOZo8Y6D_AkemyyixHt7Syf-MhtlHjUmBVB8A&_rdr

 

Đi khất thực là buông bỏ vật chất, ôm bình bát hành niệm trên đường phố, ai cho gì ăn nấy vì nhu cầu tối thiểu của sự sống. Đầu trần, chân đất ,mỗi ngày một bữa cơm chay, giờ ăn dân dã gọi là “độ ngọ”. Người đi khất là “khất sĩ”. Nơi ở là Tịnh Xá, không gọi là Chùa.

 

Khất thực Thích Minh Tuệ khác hơn. Ông không mặc áo vàng mà tự nhặt vải lượm được khâu lại. Không ở Tịnh Xá. Sau 6 năm độc hành khất thực được hơn hai vòng khắp Việt Nam, trừ một vài tỉnh chưa kịp đến. Ông ôm ruột (lõi) của nồi cơm điện vì ngại ôm bình bát dễ bị ngộ nhận với hệ phái Phật giáo khác. Ai hỏi, xưng con khi trả lời. Ông xác nhận chỉ là người đang học và hành theo lời Phật dạy. Người đi theo ông là quyền tự do của cá nhân họ, không phải đệ tử. Được khen/ chê, kể cả chửi, ông đều bình thản với nụ cười vô ưu, chúc mọi người được an vui, hạnh phúc.

 

Khất thực Thích Minh Tuệ từng nhỏ nhoi đơn độc giữa biển người ở thành phố, cô độc ở vùng hoang vắng. Đêm ngủ ngồi (không nằm) ở nghĩa địa hay rừng đầy côn trùng, muỗi mòng mà nhìn ông vẫn khỏe, bỗng dưng được cả trăm triệu người theo dõi chặt chẽ đến từng bước đi hơn một tháng qua trên mạng xã hội.

 

Mấy ngày vừa qua, khi từ Bắc vào đến Huế với hơn 70 người đi theo ông và hàng ngàn người rồng rắn chờ được đảnh lễ, kể cả tò mò, đã được nhà cầm quyền Huế gìn giữ an ninh trật tự rất chu đáo, thu xếp lộ trình tránh vào trung tâm thành phố và chọn chỗ để họ qua đêm tại ngoại ô yên tĩnh. Tại đây công an xua đuổi tất cả người ngưỡng mộ chờ đợi bên ngoài, cứ tưởng là đoàn người khất thực được tôn trọng việc ngủ nghỉ!

 

Sáng hôm sau mới phát hiện là đoàn người biến mất. Nhà cầm quyền thì thông báo là đoàn người đã TỰ NGUYỆN dừng cuộc hành khất với lý do a, b, c, d.... Khất thực Thích Minh Tuệ sẽ ẩn tu. Chi tiết xin đọc bản tin của RFA tại đây. Việc TỰ NGUYỆN “tan hàng êm đẹp” như thế, tại sao lại xảy ra trong đêm khuya mà không công khai giữa ban ngày để mọi người chứng kiến?

 

Vô tình được cả trăm triệu người theo dõi gián tiếp (trên mạng xã hội) và hàng ngàn người trực tiếp trên đường, mọi lúc, mọi nơi VÌ HỌ TIN KHẤT SĨ THÍCH MINH TUỆ LÀ VỊ CHÂN TU.

Nói cách khác, ông là một vị sư. Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ giống như ánh sáng của một ngọn nến, dù rất nhỏ bé, lẻ loi, đã bất chợt lóe lên giữa tăm tối vô minh. Ánh sáng vật thể đó dù có biến đi (bị ẩn tu) nhưng ánh sáng soi rọi vô minh vẫn còn đó. Và sẽ tiếp tục sáng.

Ánh sáng đó làm Giáo hội Phật giáo nhà nước lo ngại nên ra thông cáo “ông Thích Minh Tuệ tên là Lê Anh Tú... không phải là tu sĩ Phật giáo” điều mà sư Thích Minh Tuệ đã trả lời trước đó (câu thứ 44).

 

Ánh sáng đó cũng vô tình cho thấy sự khác biệt rất lớn với các sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam béo tốt, sang trọng, uy quyền, ngự trong những ngôi chùa lộng lẫy “khủng” do Ban tôn giáo nhà nước quản lý.

 

Ánh sáng đó cũng vô tình phát hiện được vài “nhân cách lớn” của chế độ khi họ phát biểu về hiện tượng Thích Minh Tuệ. Ví dụ:

 

- Tiến sĩ Lê Kiên Thành, quý tử cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, viết trên facebook của ông: “Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy (sư Thích Minh Tuệ - nv) dùng bữa? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc? Ai sẽ giữ bình yên trên những con đường thầy sẽ đi?”

 

Tiến sĩ Thành đã nhận ngay được phản ứng dồn dập của mạng xã hội, đại khái như: Ai cũng xuất ngoại học tiến sĩ thì ai vô Nam chống Mỹ? Ai cũng tổ chức đám cưới hoành tráng tại Hà Nội thì ai đổ máu để giải phóng miền Nam?… Tiến sĩ Thành lặng lẽ xóa bài sau đó.

 

- Thích Chân Quang, “cháu” Hồ Chí Minh, “giải thích” đôi điều rồi “kết luận” sư Thích Minh Tuệ dơ dáy, bẩn thỉu… là “thằng ba trợn”. Ba chữ “thằng ba trợn” được Chân Quang lặp lại mấy lần! Muốn xác minh chỉ cần vào Google gõ ba chữ “thằng ba trợn”. Ba chữ này đang gắn liền với Thích Chân Quang!

 

Còn thái độ trọng kính sư Thích Minh Tuệ thì nhiều vô số. Rất nhiều bài nhận xét về sư. Thật/ giả, phải/ trái, trắng/ đen phân tích rất kỹ về nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Về Phật pháp. Về hạnh đầu đà...

 

Tất cả chỉ (vô tình) mà khai minh được cho hàng triệu Phật tử. Sự khai minh (vô tình) đó đi ngược lại mục đích của Phật giáo nhà nước với chủ trương “Đạo pháp, Dân tộc và Xã hội Chủ nghĩa”!

 

Như vài nguồn tin cho biết, lễ Phật Đản vừa rồi tại các chùa “khủng” của Giáo hội Phật giáo nhà nước, khách đi lễ chùa bỗng mất đi phân nửa. Như vậy thì việc kinh doanh bị thất thu “khủng”. Vài giễu cợt “dám thiếu cả tiền để trả điện, nước và dọn dẹp lắm”!

 

Những việc làm của các sư nhà nước như: Thích Thanh Quyết bán lá bùa với giá 150 ngàn đồng, người mua đội lên đầu để được “cúng sao giải hạn”. Thích Trúc Thái Minh kêu gọi cúng dường để được giải “oan gia trái chủ”, đỉnh điểm là được chiêm bái “xá lợi tóc Phật linh thiêng”, vì tự nó nhúc nhích được. Thích Chân Quang giảng về luật Nhân Quả, ai hát karaoke nhiều, người đó có nguy cơ chết làm ma câm. Thích Nhật Từ thì dẹp xong Tịnh thất Bồng Lai vì không chịu gia nhập giáo hội nhà nước, nhốt tù cụ Lê Tùng Vân, 90 tuổi. Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng phạm trọng tội, bị xả giới, nhưng xin được giữ lại tài sản 300 tỉ. v.v... Những sự thật như thế đã “giúp” ngôn ngữ đường phố có thêm nhiều tên lạ, mà thấm thía, như Thích Việt Á, Thích Thủ Thiêm, Thích Giải Cứu, Thích Vạn Phát, Thích Cúng Dường... Thích Đủ Thứ.

 

Phải chăng đó là hiệu ứng được khai minh?

 

Vào cùng thời điểm này, Hà Nội vừa bị hơn 10 ngàn lần sấm sét vang rền, điều chưa từng xảy ra bao giờ cả. Đấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi, nhưng nên coi là dấu mốc để dễ nhớ đến sự kiện “tan hàng” TỰ NGUYỆN giữa khuya của đoàn khất thực Thích Minh Tuệ tại Huế.

 

Nhìn chung toàn thế giới, khi nền tảng đạo đức và văn hóa của một nước bị băng hoại là lúc dân tộc đó rất dễ bị đồng hóa. Hiểu như thế thì sự xuất hiện bất ngờ của sư Thích Minh Tuệ, lẽ ra phải là cơ duyên để xiển dương đạo đức, ấy thế mà bị nhà cầm quyền quyết dẹp bỏ. Tại sao?

 

Câu hỏi mà người yêu nước cần tự tìm câu trả lời là: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện có phải vì đất nước và dân tộc hay không?

 

HÌNH : https://www.facebook.com/photo/?fbid=1003248004496108&set=a.794124798741764

 

.

47 BÌNH LUẬN





 

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO VIẾT THƯ GỬI ĐOAN TRANG (Little Saigon TV)

 



PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO VIẾT THƯ GỬI ĐOAN TRANG   

 

Hội Luận Trong Tuần P4 (06-24-24) Phát động phong trào viết Thư Gửi Đoan Trang ngày 24 tháng 6 (youtube.com)

Little Saigon TV Official

Jun 24, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=aeOHXYGihZM

 

 

XEM >>>>>   

 

 


TRẦN HOÀI THƯ, NGƯỜI LÍNH GIÀ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT! (Hồ Phú Bông / Báo Tiếng Dân)

 



Trần Hoài Thư, người lính già không bao giờ chết!

Hồ Phú Bông

26/06/2024

https://baotiengdan.com/2024/06/26/tran-hoai-thu-nguoi-linh-gia-khong-bao-gio-chet/

 

Old soldiers never die”, Trần Hoài Thư

 

Gặp một người trọng tuổi, xa lạ, câu cửa miệng thường là “xin chào…” ông hay bà. Nhưng Trần Hoài Thư, không phải xa lạ, tôi vẫn gọi là Ông. Thay vì gọi nhà văn, nhà thơ, cấp bậc trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hoặc là nhà sưu tập và phục hồi văn chương miền Nam thời hậu thảm họa phần thư (chỉ tội ác Tần Thủy Hoàng đốt sách) của chế độ cộng sản hiện tại… thì quá dài mà danh xưng nào cũng xứng đáng và chính xác. Vì thế, xin gộp chung tất cả những danh xưng đó vào chữ Ông (viết hoa) với sự kính phục đặc biệt.

 

Cũng hơn mười năm trước, may mắn biết được Thư Quán Bản Thảo (TQBT), một ấn phẩm văn học xuất bản không định kỳ với chủ trương tìm và in lại những tác phẩm văn chương quý hiếm, đã bị phần thư, hoặc thất lạc vì xuất bản ngay trong những ngày cuối cùng của miền Nam tự do.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/1-83.jpg

Ảnh chụp Thư Quán Bản Thảo của nhà văn Trần Hoài Thư

 

Điều kỳ lạ là, ấn phẩm không bán mà chỉ gửi tặng trong khi khá nhiều nhà xuất bản sách phải đóng cửa vì ế khách. Câu hỏi đương nhiên phải có là, kinh phí ở đâu để in ấn, xuất bản và bưu phí gửi biếu sách? Phải chăng chủ nhân là một triệu phú tài hoa và chịu chơi?

 

Khi khám phá ra thì máy in là đồ lạc-xoong người Mỹ bỏ, tháo gỡ đem về mày mò tự lắp ráp dưới tầng hầm một ngôi nhà ở New Jersey. Tài liệu thì tìm kiếm từ khắp nơi, đặc biệt ở thư viện Cornell, New York, tối thiểu đi/ về trong ngày phải mất 8 tiếng lái xe, bất chấp trời mưa, gió, tuyết. Rồi chọn lọc, đánh máy, viết bài, layout in ấn, đóng sách, cắt xén, xuất bản, gửi biếu… hoàn toàn thủ công.

 

Khối việc đồ sộ đó không ai có thể hình dung được là chỉ do đôi vợ chồng già Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến thực hiện, cùng với một nhóm bạn rất nhỏ, ở xa, góp sức.

 

Sự thật như thế đã quá đủ để ngả nón bái phục mà chưa cần nói đến khối lượng sách, tạp chí đồ sộ, bị phần thư, được phục hồi và xuất bản!

 

“Boat people” với hai bàn tay trắng mà tự thực hiện được một công trình văn học to lớn như thế, xin phép cho tôi được gọi Ông/Bà Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến là ân nhân, nếu không muốn nói là đại ân nhân của văn chương miền Nam và cũng sẽ là văn học Việt Nam tương lai.

 

Ông và Bà không những đã phục hồi được văn chương miền Nam mà còn ươm mầm cho các thế hệ kế tiếp hiểu đúng về sinh hoạt văn hóa xã hội miền Nam, dù lúc đó cộng sản miền Bắc đang gây cảnh núi xương sông máu, vẫn có Tự do.

 

Bái phục, tôi viết Người Giữ Mầm Cho Văn Chương Miền Nam gửi TQBT. Email hồi âm, Ông cho biết cảm động và được hỗ trợ tinh thần nhưng gợi ý tôi gửi nơi khác. Không nói thẳng, mà tôi tự hiểu, Ông không muốn TQBT tự khen mình. Không muốn chế độ phần thư có cớ xúc xiểm công việc thiêng liêng của Ông.

 

Bên dưới là đôi điều trong bài viết (năm 2013) đó:

 

… “Trong nước thì chế độ cộng sản lo thủ tiêu. Ngoài nước thì nhóm Trần Hoài Thư lo gây mầm! So sánh lực lượng, một bên là chủ trương của nhà nước, một bên chỉ năm bảy người tự xoay xở kiếm sống và tằn tiện từng đồng, tự tay làm tất cả mọi việc in ấn để xuất bản.

Một gã khổng lồ Goliath CSVN tỉ đấu với anh chàng tí hon David. Nhưng lịch sử cho biết, David thắng!

 

Và hôm nay, cũng thế. Văn chương miền Nam ngày một được phục hồi. Miền Nam mất nhưng văn chương miền Nam không mất! Sự thật, văn chương miền Nam vẫn sống như hơi thở của người miền Nam. Hơi thở của cuộc sống. Hơi thở đó là hơi thở của văn minh nhân loại, nên tự nó tồn tại”.

 

Tôi tin văn chương miền Nam từ sau 30/4/1975 đến nay chỉ đang bị khô hạn nên không thể phát triển trong nước. Nhưng có được những tấm lòng như nhóm Trần Hoài Thư, như những bác nông dân cứ cố giữ tốt hạt giống cho vụ mùa, bất chấp nắng cháy, bất chấp khô hạn để chờ một ngày có cơn mưa lớn.

 

Cơn mưa làm hồi sinh!

 

Như mầm sống của cỏ cây, hoa lá chịu ẩn mình dưới băng tuyết với không gian tê cóng, rặt một màu xám xịt. Nhưng khi mùa Xuân đến, lại nhú mầm. Lại bùng lên nhiều loại hoa tuyệt đẹp giữa lớp băng tan. Chính những giọt thủy tinh lóng lánh còn vươn trên những cánh hoa đó lại có tác dụng làm hoa thêm đẹp, thêm tinh khiết.

 

Trong số sách nhóm Trần Hoài Thư tìm tòi, tái bản để giữ mầm đó tôi may mắn có được cuốn Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm.

 

Vì thế, mùa Xuân của văn chương miền Nam phải trở lại. Phải hồi sinh ngay tại Việt Nam như đã và đang bùng phát qua in chui, nhà xuất bản chui, phát hành chui”.

 

Ông Trần Hoài Thư là sĩ quan thám kích của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, từng đổ máu để bảo vệ miền Nam. Từng là phóng viên chiến trường trực diện với cái chết không rời ngay ngoài mặt trận. Từng dạy học và chính xác là nhà văn, nhà thơ quân đội.

 

Tan hàng, Ông là tù nhân bất khuất của chế độ cộng sản. Là “boat people” đi tìm Tự do. Cuối đời thì dốc sức tìm kiếm, phục hồi được di sản văn chương miền Nam để xuất bản làm quà biếu!

 

Vô tình Thư Ấn Quán và Thư Quán Bản Thảo của Ông đã biến chế độ phần thư trở thành chuyện khôi hài.

 

                                                     ***

 

Câu nói nổi tiếng của Douglas MacArthur, vị tướng lừng danh nước Mỹ: Old soldiers never die, they just fade away. Vâng, người lính già Trần Hoài Thư không bao giờ chết. Và hơn thế nữa, Ông sẽ không bị “fade away”!

_________

 

Tiếng Dân:

Sau đây là link toàn bộ 88 số, trong toàn bộ 103 số, của tạp chí Thư Quán Bản Thảo đã được nhà văn Trần Hoài Thư đưa lên mạng hồi tháng 4 năm 2020:

 

Năm 2020

Số 88: Tưởng niệm Nhà nhận định triết học Nguyễn Nam Châu (tháng 2-2020)

 

Năm 2019

Số 87: Đinh Cường và Bích Khê & Giới thiệu tạp chí Văn Hóa  Á Châu

Số 86: Tưởng nhớ Nhà văn Trần Phong Giao

Số 85: Lữ Kiều Thân Trọng Minh & Houston ngày hội ngộ

Số 84: Tưởng nhớ bằng hữu công tác viên

Số 83: Mười khuôn mặt văn nghệ hy sinh trong chiến trận

 

Năm 2018

Số 82: Chủ đề Nhà văn Trần Doãn Nho

Số 81: Nguyễn Kim Phượng, người lính viết văn & dịch giả ở tiền đồn

Số 80: Tưởng nhớ nhà thơ Cao Đông Khánh

Số 80: Báo nói (Audio CD phát hành cùng lúc với số 80 do Cao Đông Khánh và Bùi Huy thực hiện) 

Số 79: Trần Hoài Thư vẫn còn mãi đam mê

Số 78: Giới thiệu tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ

 

Năm 2017

Số 77: Nhà văn Triều Sơn

Số 76: Nhà văn Lữ Quỳnh

Số 75: Những số báo cuối cùng

Số 74: Nguyệt san Sinh viên Y Khoa SG: Tình Thương

Số 73: Giới thiệu tạp chí Văn Hóa Nguyệt san (Bộ Quốc gia giáo dục VNCH)

 

Năm 2016

Số 72: Tạp chí Văn Học

Số 71: Chiều đầy bông Phùng Thăng

Số 70: Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

Số 69: Giới thiệu bán nguyệt san MAI

 

Năm 2015

Số 68: Văn chương chửi thề

Số 67: Trong lớp khói màu

Số 66: Tạp chí Hiện Đại

Số 65: Tưởng niệm Nhà văn Hoàng Ngọc Hiển

Số 64: Một nơi nào để nhớ

Số 63: Hai mươi năm văn học miền Nam & Tạp chí Vấn Đề

 

Năm 2014

Số 62: Khởi Hành và tôi

Số 61: Hiện tượng văn chương nữ giới miền Nam

Số 60: Tạp chí Sáng Tạo

Số 59: Dịch giả Phùng Thăng

 

Năm 2013

Số 58: Tinh nhân bản trong văn học miền Nam

Số 57: Văn chương Blog

Số 56: Những vấn đề văn học miền Nam thời  chiến

Số 55: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

 

Năm 2012

Số 54: Ba lô mang thêm hồn thơ văn

Số 53: Tạp chí Văn

Số 52: Tưởng nhớ Khoa Hữu & Nh. Tay Ngàn

Số 51: Cõi Đá Vàng

Số 50: Chủ đề Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

 

Năm 2011

Số 49: Kỷ niệm 11 năm – Tưởng nhớ  Nhà thơ Lâm Vị Thủy

Số 48: Tạp chí Bách Khoa

Số 47: Nhà thơ Luân Hoán

Số 46: Nhà văn Doãn Dân

Số 45: Nhà thơ Lâm Hão Dũng (Mây Viễn Xứ)

 

Năm 2010

Số 44: Nhà văn Thảo Trường

Số 43: Cha…

Số 42: Mẹ

Số 41: Tuyển tập thơ văn mùa xuân

 

Năm 2009

Số 40: Những mùa Giáng sinh khó quên

Số 39: Tạp chí Trước Mặt

Số 38: Hơi thở đồng bằng

Số 37: Thư từ Tuy Hòa

Số 36: Nhà văn Khuất Đẩu

Số 35: Trường xưa

 

Năm 2008

Số 34: Nhà thơ Lê văn Trung

Số 33: Một thời Ý Thức

Số 32: Nhà thơ Trần Dzạ Lữ

Số 31: Thơ văn hôm qua và bây giờ  của ba người viết cũ: Nguyên Minh, Hoàng Ngọc Châu, Nguyễn Lệ Uyên

Số 30: Thơ văn hôm qua và bây giờ  của 3 người viết cũ: Trần Huiền Ân, Cao Thoại Châu, Mang Viên Long

 

Năm 2007

Số 29: Tưởng nhớ Nhà thơ Từ Thế Mộng

Số 28: Tuyển tập thơ văn

Số 27: Nhà thơ Phan Nhự Thức

Số 26: Nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc

 

Năm 2006

Số 25: Thơ xứ Quảng

Số 24: Nhà thơ Hoài Khanh

Số 23: Nhà thơ  Vũ Hữu Định

Số 22: Viết trong khói lửa

 

Năm 2005

Số 21: Nhà văn Võ Hồng 

Số 2o: Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn

Số 19: Nhà văn Nguyễn Nghiệp Nhượng

Số 18: Tưởng nhớ Y Uyên (1943 – 1969)

 

Năm 2004

Số 17: Tuyển tập thơ văn

Số 16: Tuyển tập thơ văn

Số 15 : Tuyển tập thơ văn

Số 14 : Tuyển tập thơ văn

Số 13: Tuyển tập thơ văn

 

Năm 2003

Số 12: Kỷ niệm 2 năm có mặt

Số 11: Tuyển tập thơ văn

Số 10: Tuyển tập thơ văn

Số 9: Tuyển tập thơ văn

 

 

Năm 2002

Số 8: Tuyển tập thơ văn

Số 7: Tuyển tập thơ văn

Số 6: Tuyển tập thơ văn

Số 5: Tuyển tập thơ văn

Số 4 : Tuyển tập thơ văn

Số 3: Tuyển tập thơ văn

Năm 2001

Số 2: Tuyển tập thơ văn tháng 11-2001

Số 1: Tuyển tập thơ văn tháng 10-2001  (ra đời vào  thời điểm 9-11)

 

VIDEO :

Trần Hoài Thư vẫn miệt mài với khát khao bảo tồn văn học miền Nam trước 1975 | VOA Tiếng Việt

https://www.youtube.com/watch?v=1u5LLjOjGUM

 

 

 

 

 


View My Stats