LHQ: Việt Nam bỏ tù
dân tùy tiện, điển hình Phạm Chí Dũng
Người Việt
October
31, 2024 : 2:30 PM
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/lhq-viet-nam-bo-tu-dan-tuy-tien-dien-hinh-pham-chi-dung/
GENEVA,
Thụy Sĩ (NV) – Cơ
quan Nhân quyền LHQ lên án CSVN bỏ tù người dân một cách tùy tiện mà điển hình
là trường hợp nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Nhóm
Công tác Chống bắt giam tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention) trực
thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ công bố bản báo cáo về tình trạng bắt giam, bỏ tù
người dân tại Việt Nam bất chấp nước này đã ký vào Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
cũng như Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.
Ông
Phạm Chí Dũng (bên phải) cùng hai ông Nguyễn Tường Thụy (bên trái) và Lê Hữu
Minh Tuấn (phía sau) bị lôi ra tòa kết án ngày 5 Tháng Giêng 2021. (Hình:
VNA/AFP/Getty Images)
Trong bản
báo cáo công bố trong Tháng Mười về cuộc họp định kỳ diễn ra hồi Tháng Tám
2024, Nhóm Công tác Chống Bắt giam Tùy tiện đã nêu trường hợp điển hình là ông
Phạm Chí Dũng. Ông đã bị áp đặt bản án 15 năm tù ngày 5 Tháng Giêng 2021 trong
một phiên xử trái các nguyên tắc tố tụng hình sự ở Sài Gòn.
Bản
báo cáo dài 13 trang của Nhóm Công tác Chống Bắt giam Tùy tiện LHQ cho hay họ
đã gửi văn thư chất vấn vụ bỏ tù ông Phạm Chí Dũng, đến nhà cầm quyền CSVN, hồi
Tháng Ba 2024 nhưng chế độ Hà Nội tảng lờ, không thèm hồi đáp gì.
Bản
báo cáo nói ông Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966, là một nhà báo, nhà văn và phân
tích gia độc lập, cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông quốc tế. Ông cũng là
đồng sáng lập viên của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam, một tổ chức dân sự được
thành lập hợp pháp theo đúng tinh thần bản Hiến pháp của Việt Nam.
Ông
Phạm Chí Dũng “bị bắt giam chỉ vì ông hành sử các quyền tự do căn bản gồm tự do
phát biểu và tự do đóng góp ý kiến như được bảo đảm trong bản Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là
một nước ký nhìn nhận.
Báo
cáo kể trên liệt kê rành rẽ trường hợp của ông Dũng từ khi ông chưa bị bắt như
trang Facebook của ông bị khóa đến những lần ông bị công an thẩm vấn, đe dọa.
Ông từng bị cấm xuất ngoại để tới trụ sở LHQ ở Geneva tham dự một cuộc điều trần
về nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ra sao.
Năm
2019, ông đã gửi một văn bản đến Chủ tịch Liên Âu và các thành viên chính yếu của
Hội đồng Châu Âu khuyến cáo nên trì hoãn thông qua Hiệp định tự do thương mại với
Việt Nam và đòi hỏi nước này cải thiện nhân quyền trước đã. Bức thư này có thể
là đỉnh điểm làm chế độ Hà Nội tức giận, dẫn đến việc bắt giam ông và các thành
viên khác của Hội Nhà Báo Độc Lập.
Ngày
21 Tháng Mười Một 2019, ông Phạm Chí Dũng bị Công an CSVN bắt cóc rồi tống giam
khi ông đang đưa con đến trường học ở Sài Gòn. Trong khoảng thời gian từ khi bị
bắt cho tới khi bị lôi ra tòa ngày 5 Tháng Giêng 2021, ông không được gặp thân
nhân, cũng bị từ chối gặp luật sư cho đến gần ngày xử án, nên mọi người không
biết gì về ông dù ông có nhiều vấn đề sức khỏe.
“Ông
Dũng bị bắt, bị giam rồi bị kết án bắt nguồn từ việc hành sử hợp pháp các quyền
căn bản của công dân như đã được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền
Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ông bị trả thù vì
những đả kích công khai các chính sách của nhà nước”. Bản báo cáo viết.
Dù
Hiến pháp nói công dân có quyền biểu tình nhưng người dân biểu tình chống Trung
Quốc bị cản trở rồi bị bắt tại Hà Nội hồi năm 2011. (Hình: Ian
Timberlake/AFP/Getty Images)
Báo
cáo viết rằng Nhóm Công Tác coi những truy tố và kết án người dân theo điều luật
hình sự 117 là trái với Công ước và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Điều luật
này mơ hồ, không phân biệt giữa hành vi bạo lực có khả năng đe dọa an ninh quốc
gia với các quyền tự do dân chủ chỉ diễn đạt ôn hòa.
Vì
vậy, Nhóm Công tác Chống Bắt giam Tùy Tiện của Hội đồng Nhân quyền LHQ cho rằng
việc bắt giam, bỏ tù ông Phạm Chí Dũng thiếu căn bản pháp lý, lại vi phạm trầm
trọng các nguyên tắc tố tụng hình sự. Họ đòi hỏi CSVN phải trả tự do cho ông
cũng như phải bồi thường cho những thiệt hại mà ông và gia đình ông phải chịu đựng,
như ghi nhận trong luật pháp quốc tế.(NTB)
No comments:
Post a Comment