Gần một tuần sau khi Vương Tấn Việt (TT. Thích
Chân Quang) bảo vệ xong luận án tiến sỹ với đề tài "Nghĩa vụ con người
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", tôi đã được một tiến sỹ luật
sư gửi cho một bản luận án.
Vừa lướt qua luận án, tôi đã bức xúc vô cùng
và lập tức gọi điện cho tiến sỹ luật sư đó để tâm sự về nỗi bức xúc của mình và
nói sẽ viết bài phê bình.
Sau đó tôi gọi điện thoại cho một người rất có
trách nhiệm với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt/ Thích Chân Quang để phê phán và
để tìm hiểu thêm lý do mà Đại học Luật Hà Nội cho qua luận án này.
Tôi được biết đơn giản là họ khuyến khích cho
các nhà sư có tâm huyết với nghiên cứu luật học.
"Tuyên ngôn độc lập" của nước ta do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 đã ngay
từ đầu nhấn mạnh tới động lực và đồng thời là mục tiêu của cuộc Cách mạng Tháng
Tám- Đó là các quyền tự nhiên của con người mà đã được trường phái luật tự
nhiên tìm tới và khẳng định. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh suy ra quyền của các
dân tộc.
Nghị quyết số 27 vừa qua của Trung ương Đảng vẫn
khẳng định quyền con người (quyền tự nhiên của con người) trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Vậy mà luận án có khuynh hướng phủ nhận các
quyền tự nhiên này bằng đòi hỏi con người phải trước tiên thực hiện nghĩa vụ
con người (thể hiện ngay tại trang 1, những dòng đầu tiên của Phần Mở đầu với
cái logic sai bét nhè, sau đó thể hiện ở toàn bộ luận án).
Điều đó có nghĩa là em bé mới sinh ra phải làm
gì đó cho đời thì mới được "bú tí", và cũng có nghĩa là một thai nhi
trong bụng mẹ mà đẻ ra còn sống thì không có quyền thừa kế?
Do e ngại bị nghĩ là cạnh tranh không lành mạnh
giữa các cơ sở đào tạo luật và cũng e sợ rằng bị cho là tức tối khi không được
mời ngồi hội đồng bên đó nữa do phản biện quá mạnh, nên tôi đã không viết để
phê bình luận án này nữa.
Hôm qua trang fb "Liêm chính khoa học"
phê bình gay gắt luận án này và có người đề nghị tôi phải có ý kiến để rút kinh
nghiệm về luật học, tôi không thể từ chối vì không lẽ giới luật học Việt Nam lại
im lìm trong khi một nghiên cứu sinh Việt Nam ở Canada phê phán.
Sự phê phán đó liệu có thể được xem là một cái
tát thẳng vào mặt giới luật học trong nước không? Câu hỏi này cần câu trả lời của
tất cả mọi người, tôi nghĩ.
Tôi xin đính kèm theo đây một "mẩu"
của buổi bảo vệ luận án công khai này mà tôi tìm thấy ở trên mạng.
BẢO VỆ LUẬN
ÁN TIẾN SĨ - NCS. Vương Tấn Việt (TT. Thích Chân Quang) - Đại học Luật Hà Nội
12/2021
https://www.youtube.com/watch?v=IlauF4Ox1Z0
.
.
Có cậu
NCS ở Canada bình luận khá hay anh ạ!
YOUTUBE.COM
LUẬN ÁN LUẬT CỦA TT. THÍCH CHÂN QUANG | Phản
biện Khoa học | HỘI ĐỒNG CỪU
LUẬN ÁN LUẬT CỦA TT. THÍCH CHÂN QUANG | Phản biện Khoa học | HỘI
ĐỒNG CỪU
.
Tôi
muốn nói rõ hơn quan điểm của mình: Tôi không chống luận văn này từ góc độ tự
do học thuật, tư do tư tưởng và tự do ngôn luận, tuy nhiên nó hoàn toàn không
phải là luật học, vì sai kiến thức cơ bản về khái niệm, thậm chí chủ thuyết
pháp luật về quyền con người. Rất nhiều người học luật và giảng luật ở Việt
Nam, (đáng tiếc bao gồm cả nhiều giáo sư, tiến sỹ) vẫn ngộ nhận rằng "quyền
với nghĩa vụ là thống nhất, là hai mặt của một vấn đề". Luận văn này còn
đi xa hơn nữa, đặt "nghĩa vụ" lên trước quyền. Tôi không bàn chuyện
đúng sai mà bàn chuyện kiến thức cơ bản đã. Cho nên, đó là lý do tôi không chê
NCS mà thất vọng với Hội đồng đã phê duyệt và ca tụng luận văn này, nếu họ thực
sự đại diện cho giới luật Việt Nam.
No comments:
Post a Comment