Kiệt tác cầu bằng rễ
cây sống bắc qua sông ở Ấn Độ
Zinara
Rathnayake
BBC Future
12/12/2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-59623891
Suốt hàng thế kỷ, những bộ lạc người bản địa sinh sống
tại miền đông bắc Ấn Độ đã tạo nên những chiếc cầu gập ghềnh làm từ rễ những
cây đa đang sinh trưởng. Giờ đây kỹ thuật làm cầu cổ đại này đang lan đến nhiều
thành phố châu Âu.
Khi gió mùa mang những đám mây nặng nề trút nước
mưa xuống làng Tyrna, Shailinda Syiemlieh băng qua cây cầu gần nhất để sang bờ
bên kia của con suối chảy xiết.
Những bậc thang lên
thiên đường ở Na Uy
Bãi cọc gỗ ngầm ngàn
năm tuổi nơi cửa biển Canada
Nhà chọc trời bằng bùn
đất hàng trăm tuổi ở Yemen
Cây cầu không hề có cấu tạo bê tông cốt sắt
như thường thấy. Thay vào đó, nó là một cây đa đại thụ mọc bên bờ sông. Mặt cầu
mà Syiemlieh bước qua là đám rễ khí đan quấn chằng chịt vào nhau.
Cây cầu không chỉ là một phần của khung cảnh
nơi đây mà còn góp phần nuôi dưỡng hệ sinh thái xung quanh.
Con người thích
nghi với môi trường
Làng Tyrna nằm trên vùng đồng bằng Bangladesh ở
phía đông bắc bang Meghalaya của Ấn Độ, nơi có đến hàng trăm chiếc cầu rễ cây
tương tự.
Suốt hàng thế kỷ, chúng đã giúp các cộng đồng
người Khasi và Jaintia bản địa băng qua những nhánh sông cuồn cuộn vào những đợt
gió mùa.
"Tổ tiên của chúng tôi thật sáng suốt,"
Syiemlieh nói. "Khi không có đường để băng qua sông, họ đã tạo ra
Jingkieng Jri - những chiếc cầu làm bằng rễ cây sống."
Bang Meghalaya là nơi có những khu vực ẩm ướt
bậc nhất trên Trái Đất.
Làng Mawsynram, nơi mưa nhiều nhất thế giới, mỗi
năm mưa trung bình 11.871mm - hãy tưởng tượng là nếu lượng nước này đổ ập xuống
một lần, nó sẽ đủ để ngay lập tức nhấn chìm ngôi nhà ba tầng cao sừng sững.
Tiếp theo sau, đứng thứ hai là làng Sohra ngay
bên cạnh, với lượng mưa trung bình 11.430mm mỗi năm.
Từ tháng Sáu đến tháng Chín, những cơn gió mùa
từ Vịnh Bengal thổi đến, băng qua vùng đồng bằng nóng ẩm của Bangladesh hướng về
phía bắc.
Khi những luồng khí này gặp địa hình đồi núi của
Meghalaya, chúng bị chặn lại, dồn mây tạo thành những cơn mưa xối xả.
Khi mùa mưa trút nước tầm tã làm ngập chìm các
nơi, những ngôi làng xa xôi của tổ tiên Syiemlieh trở thành những hòn đảo bị cô
lập khỏi những thị trấn lân cận theo từng đợt. Vậy nên người dân vùng này đã uốn
bộ rễ buông từ thân cây xuống của cây đa búp đỏ (Ficus elastica) thành cầu
bắc ngang những dòng sông cuồn cuộn chảy.
Các nhà nghiên cứu xem những cây cầu làm bằng
rễ cây sống này như một ví dụ về khả năng thích ứng tự nhiên với khí hậu bản địa.
Bên cạnh những lợi ích giao thông mà chúng
mang lại, những cây cầu này thu hút du khách tới tham quan, và giúp dân địa
phương kiếm thêm thu nhập.
Ngoài ra, theo khám phá của các nhà nghiên cứu,
chúng còn có những tác động mang tính nuôi dưỡng trở lại môi trường xung quanh.
Các nhà khoa học hy vọng khái niệm kiến trúc
"sống" tự nhiên này có thể giúp các thành phố hiện đại thích nghi tốt
hơn với biến đổi khí hậu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C54A/production/_122060505_gettyimages-1314984919.jpg
Những cây to không
chỉ đóng vai trò quan trọng giúp dân chúng vượt sông, mà còn giữ một vị trí được
tôn kính trong văn hoá của người Khasi
Những cây cầu được
tạo nên qua nhiều thế hệ
Phải mất công sức hàng thập kỷ để dựng lên những
chiếc cầu này.
Những người nắm giữ bí
mật sa mạc nước Úc
Công nghệ lọc nước: vũ
khí sinh tồn của người Maya
Sherpa trên đỉnh Tatra,
phu khuân vác cuối cùng ở châu Âu
Đầu tiên là việc trồng một cây đa búp đỏ non -
loài cây mọc khắp vùng cận nhiệt đới Meghalaya - ở một vị trí phù hợp cho việc
băng ngang sông. Cây đó sẽ mọc ra nhiều rễ lớn cắm sâu trong đất và sau khoảng
một thập kỷ, cây trưởng thành sẽ mọc nhiều rễ phụ buông từ phần thân phía trên
xuống.
Những rễ phụ này có độ đàn hồi rất tốt. Chúng
thường mọc thành chùm đan xen vào nhau, tạo nên một cấu trúc lưới bền chắc.
Phương pháp được đúc kết, hoàn thiện qua hàng
thế kỷ của những thợ làm cầu Khasi là bện những chùm rễ buông quanh một thân
tre hoặc một giàn gỗ, kéo giăng sang bờ kia sông rồi cắm thân tre, gỗ đó xuống
đất.
Theo thời gian, đám rễ này dần co ngắn lại và
to ra, đẻ thêm những đoạn rễ mới gọi là rễ con, và đám rễ con tiếp tục được uốn
cho mọc sang phía bên kia sông.
Những thợ làm cầu sẽ bện đám rễ này lại với
nhau hoặc với những cành cây và thân cây của cùng một cây hoặc từ một cây đa
khác.
Chúng hợp thành một khối qua quá trình kết nối
liền mạch - trong đó các hệ thống nhánh như mô mạch lá, tua và rễ phụ thắt nút
lại với nhau một cách tự nhiên - bện thành một cấu trúc khung có phần lõi dày đặc.
Đôi khi những người thợ Khasi sẽ dùng đá để
chèn vào các lỗ hổng trong cấu trúc rễ này. Mạng lưới rễ tiếp tục bền bỉ sinh
trưởng khỏe mạnh theo thời gian nhằm để chịu tải; một số cây cầu có thể chịu được
50 người cùng đi qua một lúc.
Những thế hệ tiếp nối các người thợ làm cầu đầu
tiên sẽ bảo trì cây cầu.
Sức của một người may ra có thể bảo dưỡng những
cây cầu nhỏ, nhưng hầu hết đều cần các gia đình hoặc cả làng cùng chung sức duy
tu gia cố cầu liên tục - đôi khi là một vài làng hợp lực.
Quá trình chăm sóc và phát triển truyền lại
cho từng thế hệ có thể diễn ra suốt nhiều thế kỷ, bởi vậy nên mới có những cây
cầu đã 600 năm tuổi.
Độ bền vững của cầu
rễ cây
Vì là một dạng kiến trúc tự tái tạo, những cây
cầu rễ sống trở nên cứng cáp hơn qua thời gian, tự gia cố và càng lâu năm thì
càng vững chắc.
"Khi trời giông bão, cầu bê tông nhỏ bị
cuốn trôi còn cầu thép han rỉ dần, nhưng cầu rễ cây thì gió mưa thì không hề hấn
gì," Syiemlieh nói.
"Người dân nhận ra cầu rễ cây bền hơn nhiều
so với cầu xây hiện đại, và không tốn kém gì. Cho nên dân làng đang tu sửa gia
cố những cầu rễ cây từng bị bỏ hoang trong thung lũng rừng rậm."
Sự hồi sinh của mối quan tâm đối với cầu rễ
cây có một phần là nhờ những nỗ lực của Morningstar Khongthaw, một cư dân bản địa
của làng Ranthylliang, người đã lập ra Tổ Chức Cầu Rễ Cây Sống. Ông cùng nhóm của
mình tuyên truyền về những chiếc cầu làm bằng rễ cây, tu sửa và bảo trì cầu cũ
đồng thời dựng lên các cầu mới.
Những cây cầu rễ sống
ở vùng đông bắc Ấn Độ đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, đồng thời tạo
nên nguồn cảm hứng cho kiến trúc đô thị châu Âu
Không giống như cầu xây thông thường, cầu rễ
cây rất quan trọng đối với môi trường xung quanh.
Ngoài việc tự sản xuất ra vật liệu làm cầu,
cây còn hấp thu khí thải nhà kính dioxide carbon trong suốt cuộc đời của nó.
Chúng giúp giữ đất và ngăn sạt lở.
Cầu xây thông thường có thể làm xáo trộn các lớp
đất, còn rễ cây thì lại bám chặt vào nhiều cấu trúc đất khác nhau giúp bảo vệ
khỏi xói mòn đất, theo Ferdinand Ludwig, giáo sư nghiên cứu công nghệ xanh cho
kiến trúc cảnh quan tại Đại Học Kỹ thuật Munich, Đức, người đã nghiên cứu các
cây cầu rễ cây trong 13 năm.
Điều này đúng cho nhiều loài cây, nhưng cây đa
búp đỏ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái của nó, theo
Salvador Lyngdoh, một người dân Meghalaya và nhà khoa học tại Viện Đa dạng Sinh
học Ấn Độ.
Các cây đa là một loài "khung đỡ"
giúp thúc đẩy độ đa dạng sinh học của môi trường xung quanh: thân cây là nơi
cho rêu mọc, cành cây là nhà cho sóc, tán cây là nơi chim chóc làm tổ, và chúng
nuôi dưỡng các loài côn trùng giúp thụ phấn.
Việc trồng những cây đa này thành cầu giúp các
loài động vật sinh sôi nảy nở trong địa hạt của chúng, theo Lyngdoh. Được biết
là những con mang, báo hoa cũng dùng cầu rễ cây để di chuyển xuyên rừng.
Cầu rễ cây không thể vượt trội hơn cầu xây hiện
đại về mọi mặt, Lyngdoh lưu ý. Ví dụ cầu hiện đại chịu được tải trọng lớn hơn
nhiều lần.
"Nhưng cầu rễ cây hữu ích hơn nhiều đối với
hàng loạt loài vật trong tự nhiên so với cầu hiện đại của chúng ta," ông
nhận xét. "Cầu rễ cây sống là một mảnh ghép tự nhiên được khảm vào khu rừng.
Các loài vật không phân biệt giữa cây cầu và khu rừng."
Cầu rễ cây thu hút
sự chú ý của giới kiến trúc châu Âu
Loại hình kiến trúc tự nhiên này đã thu hút
các nhà khoa học như giáo sư Ludwig của Đại học Kỹ thuật Munich, vì có thể tham
khảo chúng để làm các toà nhà và tạo dựng không gian kiến trúc ở những nơi khác
trên thế giới một cách "xanh" hơn.
Giáo sư Ludwig thấy những chiếc cầu này không
chỉ là một ví dụ về phát triển bền vững, nghĩa là giảm thiểu tổn hại và suy
thoái của các hệ thống tự nhiên, mà còn là phát triển tái tạo.
Vế thứ hai hướng đến đảo ngược suy thoái và cải
thiện sức khoẻ của hệ sinh thái. Tuy nhiên, để hiểu rõ về những cây cầu rễ sống
không phải là một quá trình dễ dàng.
"Không có một cách thống nhất để làm cầu
rễ cây," giáo sư Ludwig nói. "Cách mà những chiếc rễ này được kéo, uốn
và bện vào nhau tuỳ thuộc vào mỗi người thợ làm cầu. Không có cây cầu nào giống
cây cầu nào cả."
Việc thiếu thốn tư liệu thành văn về lịch sử cầu
rễ cây cũng là một thử thách đối với giới nghiên cứu.
Trước giai đoạn thực dân Anh tới thống trị, hồi
thế kỷ 19, người Khasi bản địa ở Meghalaya chưa có chữ viết, mọi tập tục của họ
đều là truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này có nghĩa là văn bản
dữ liệu về cầu rễ cây rất khan hiếm.
Vì thế, nhóm của giáo sư Ludwig đã trao đổi với
các thợ Khasi làm cầu và dùng thiết bị kỹ thuật số để tìm hiểu về phương pháp
xây cầu.
Họ bắt đầu với việc vẽ lại bản đồ hình dáng phức
tạp của các rễ cây và dựng khung cầu bằng kỹ thuật số; tiếp theo, họ dùng
phương pháp quang trắc - ghi lại, kiểm tra và phân tích cầu rễ cây bằng ảnh chụp
- nhằm lưu lại dữ liệu về các cây cầu và dựng mô hình 3D.
Với những thông tin đó, nhóm của giáo sư
Ludwig bắt đầu thiết kế một phần mái của căn bếp mùa hè thành dạng mái vòm bằng
cây, lấy cảm hứng từ cầu rễ cây.
"Theo thường lệ, khi chúng tôi xây một
cây cầu hay một toà nhà, chúng tôi có bản phác thảo trước - chúng tôi biết
trông nó sẽ như thế nào," giáo sư Ludwig nói. "Nhưng điều này là bất
khả với kiến trúc sống. Người Khasi biết điều đó; họ vô cùng thông minh khi họ
liên tục theo dõi xem xét và uốn nắn cây khi nó lớn lên, và tuỳ theo đó mà lựa
chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh sinh trưởng thực tế của cây." Khi có
một rễ mới mọc ra, những người thợ Khasi sẽ tìm ngay cách để ghép nó vào khung
cầu đang có.
Nhưng ở châu Âu khí hậu rất khác biệt, cây đa
búp đỏ sẽ không sống được, nên họ đã phải đổi phương án sang chọn cây tiêu huyền
London (Platanus hispanica).
"Không phải chỉ có vậy. Người Khasi có vốn
kiến thức sâu rộng vì họ sống trong tự nhiên, và họ gắn bó chặt chẽ với hệ sinh
thái. Chúng tôi thì không," giáo sư Ludwig nhìn nhận.
Vì vậy nhóm của ông dùng các thiết bị kỹ thuật
số để mô phỏng lại quá trình đó và thống nhất chọn một dạng hình học cho phép bện
những cành nhỏ vào với nhau thành mái nhà. Nhóm phải liên tục cắt tỉa cây để
thúc đẩy chúng ra cành còn gốc cây thì không bị phình to ra.
"Chúng tôi đang học cách để đáp ứng với
việc trồng cây ở châu u: con người trồng cây, cây lớn lên, con người chăm sóc
tác động đến cây, cây tạo tác động trở lại," giáo sư Ludwig nói. "Lối
giao lưu với môi trường này là cần thiết cho một tương lai bền vững và tự tái tạo."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/772A/production/_122060503_gettyimages-1044860108.jpg
Cầu Rễ Cây Hai Tầng
ở Meghalaya hiện đang nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên
thế giới tới thăm
Giáo sư hy vọng kiến trúc "sống" có
thể góp phần cải thiện môi trường tốt đẹp cho cư dân thành thị. Việc kết hợp
cây cối vào kiến trúc các toà nhà, cầu đường và công viên sẽ giúp mang thiên
nhiên lại gần các khu đông dân cư.
"Ý tưởng ở đây không phải sao chép lại những
cây cầu, mà là học hỏi yếu tố kỹ thuật tự nhiên này, cố gắng tìm cách ứng dụng
nó vào môi trường đô thị hiện đại của chúng tôi," Ludwig nói.
Julia Watson, kiến trúc sư và giáo sư tại Đại
học Columbia, người có công trình liên quan tới công nghệ đến từ tự nhiên của
tri thức bản địa, cho rằng điều đó góp phần thay đổi cách chúng ta nhìn nhận
đúng vai trò của cây cối.
"Thay vì xem cây cối trong thành phố như
yếu tố thụ động, chúng ta hãy xem chúng như một cơ sở hạ tầng năng động, mở rộng
các dịch vụ sinh thái mà cây cối cung cấp trong bối cảnh đô thị," bà
Watson nói.
Chẳng hạn như cây cối có thể giảm thiểu tình
trạng ấm nóng tại đô thị (do tại đô thị, các công trình được xây dựng bằng xi
măng nên hấp nhiệt, khiến thành phố nóng hơn) và hạ nền nhiệt độ ngoài trời xuống,
bà chỉ ra.
Cây đa búp đỏ có tiềm năng nhiều hơn chứ không
chỉ giới hạn ở chuyện làm cầu, bà Watson nói. Loài cây này không phải là thứ
thêm thắt cho toà nhà, mà nên là một phần của mặt tiền hay phần mái nhà.
Cầu rễ cây khiến
con người gắn bó với nhau hơn và gần gũi với môi trường hơn
Ở Meghalaya, ứng dụng kỹ thuật sinh học của
người Khasi đưa sự kết hợp của cây đa với môi trường xung quanh chúng đi xa hơn
nữa: mang con người lại gần nhau và gần hệ sinh thái hơn.
Các cây cầu, Lyngdoh nói, thúc đẩy cuộc sống cộng
đồng và tạo nên tôn nghiêm trong xã hội khi mọi người cùng nhau xây dựng, duy
trì và gia cố các cây cầu.
Những người thợ đang bắt tay làm những cầu mới
từ cây non có thể không có cơ hội bước chân đi qua song họ biết rằng những thế
hệ tiếp theo sẽ được hưởng thành quả.
"Cộng đồng (Khasi) không nghĩ cho hôm
nay. Đó là một việc làm quên mình. Là một triết lý bảo tồn thiên nhiên,"
Lyngdoh nói. Ông nhìn nhận sự quên mình này là một yếu tố thiêng liêng gắn kết
cộng đồng và bảo vệ hệ sinh thái.
Cùng với việc là một phần của nền văn hoá
Khasi, các cây cầu rễ sống vẫn luôn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Trước kia, mạng lưới cầu rễ đã liên thông nhiều
làng quê với các thành phố lân cận, là con đường để người dân vận chuyển và
buôn bán trầu cau, cây đót. Ngày nay, cầu rễ cây còn đem đến nguồn lợi kinh tế
từ du lịch, Syiemlieh cho biết.
Cách khoảng 3500 bước chân đi xuống từ ngôi
làng Tyrna quê hương của Syiemlieh là cây cầu rễ Hai Tầng nối đôi bờ sông Umshiang.
Ngày xưa khi mực nước sông dâng cao làm ngập
cây cầu bên dưới, dân làng Khasi đã uốn rễ của cùng một cây đa nhưng buông xuống
từ phần thân cây cao qua bờ bên kia để rồi tạo ra một cây cầu cầu thứ hai nằm
trên cây cầu đầu tiên.
Ngày nay, cây cầu là một điểm du lịch hấp dẫn.
Cùng với dòng du khách đông đảo kéo đến, đã có
các nhà nghỉ mọc ra. Người dân xây thêm các bãi cắm trại và hướng dẫn du khách
khám phá cánh rừng nhấp nhô giữa núi đồi. Các quầy hàng nhỏ bày đủ mọi thứ từ
gói bim bim đến chai nước giải khát.
Vào tháng Ba, khi Syiemlieh ghé thăm
Laitkynsew, một ngôi làng nằm ngay phía nam làng Tyrna, cô thấy người dân đang
kéo, xoắn và bện những nhánh rễ buông của cây đa vào khung tre để làm một cây cầu
thứ ba - hai lớp rễ đầu tiên nằm song song nhau tạo nên cầu hai tầng, còn lớp rễ
thứ ba thì mọc hơi xéo so với bờ sông. "Có lẽ họ nghĩ cầu ba tầng thì sẽ
thu hút thêm nhiều khách hơn," Syiemlieh nói.
Du lịch tất nhiên đi kèm với những mối quan ngại,
theo Syiemlieh.
Bên cạnh việc có thêm những vỏ bao bim bim và
chai nhựa rỗng vương vãi, một vài cây cầu rễ phải đón hàng trăm khách du lịch
cùng lúc trong khi họ còn leo trèo trên cầu để chụp ảnh selfie, gia tăng nguy
cơ quá tải cho cây cầu.
Song người dân địa phương đã nhận ra và đang
triển khai những mô hình phát triển du lịch bền vững khác.
Ví dụ ông Khongthaw đang xây một bảo tàng và một
trung tâm đào tạo nhằm giáo dục khách du lịch về cây cầu rễ sống và những cơ sở
hạ tầng khác làm từ cây đa búp đỏ, như là những tán cây và đường hầm sâu trong
rừng, và những cấu trúc hình bậc thang mà người nông dân có thể đi lại dễ dàng
trên những gờ đá trên đường đến đồng bằng màu mỡ của Meghalaya để canh tác.
Mặc dù cầu rễ cây sống vẫn còn sơ khai ở bên
ngoài Meghalaya, nhưng bà Watson hy vọng kiến trúc lấy cảm hứng từ cầu rễ cây sống
rồi sẽ có thể đóng một vai trò nền tảng trong các thành phố - mang kèm những
ích lợi của nó đối với không khí, đất và động vật hoang dã chốn đô thị.
"Cơ sở hạ tầng sống có thể giúp tăng đa dạng
sinh học và đa dạng loài một cách đáng kinh ngạc, chứ không chỉ có lợi cho con
người," Watson nói. "Loài người cần sự đa dạng sinh học đó để tồn tại."
Bài
tiếng Anh đã đăng trên BBC
Future.
***
TIN LIÊN QUAN
Những hố sâu bí ẩn 'nuốt
chửng' cả ngôi làng ở Croatia
17 tháng 10 năm 2021
.
Hồ nước mặn lớn thứ nhì
thế giới tạm thoát cơn đại nạn
10 tháng 10 năm 2021
.
'Tôn Ngộ Không' cổ đại
từng vượt đại dương chinh phục thế giới
17 tháng 6 năm 2021
.
Con người sẽ tiến hóa
như thế nào trong một triệu năm?
1 tháng 6 năm 2021
No comments:
Post a Comment