Cựu
Thủ tướng Nhật Bản: ‘cuộc phiêu lưu’ quân sự của Trung Quốc có thể là ‘tự sát’
RFA
2021.12.14
Ảnh minh họa: Cựu
thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo hôm 10/11/2021. AFP
PHOTO
Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày
14/12 kêu gọi Trung Quốc không khiêu khích các nước láng giềng hoặc tìm cách mở
rộng lãnh thổ, ông cho rằng bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào của Trung Quốc đều
có thể là ‘hành động tự sát’. Reuters loan tin ngày 14/12, dẫn lời ông Abe
tại một diễn đàn an ninh trực tuyến như vừa nêu.
Ông Abe cho rằng, một cuộc phiêu lưu trong các
vấn đề quân sự, nếu được theo đuổi bởi một nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc,
ít nhất có thể là hành động tự sát.
Trong một diễn biến liên quan, Tân Ngoại trưởng
Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cũng đã phản đối mạnh mẽ hành vi dùng vũ lực thay đổi
hiện trạng Biển Đông. Tuyên bố được ông đưa ra trong cuộc điện đàm với người đồng
cấp Philippines Teodoro Locsin Jr. hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines
cho biết trong thông báo ngày 13/12.
Ông Hayashi Yoshimasa cũng ủng hộ phán quyết
năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), trong đó tuyên bố Trung Quốc đơn
phương đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông là không có cơ sở pháp lý
theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền gần 90% diện
tích Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Bắc
Kinh đã tuyên bố không tuân thủ phán quyết của PCA hồi năm 2016 liên quan đến
đường đứt khúc này.
Ngoài Trung Quốc, các nước khác cũng có đòi hỏi
về chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài
Loan.
.
----------------------------------
.
Úc
và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải tại Biển
Đông
RFA
2021.12.14
Thủ tướng Australia
Scott Morrison (R) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chứng kiến lễ ký kết bản
tuyên bố chung tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra vào ngày 13 tháng 12 năm 2021
. AFP
Hôm 14 tháng 12, Thủ tướng Úc Scott Morrison
và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố bản Tuyên bố chung khẳng định sự ổn
định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông, phụ thuộc
vào việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải.
Bản tuyên bố nhấn mạnh các tranh chấp cần phải
được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy
trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, tuyên bố sẽ tăng cường phối hợp
để các nguyên tắc này được duy trì trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguy cơ
gây mất ổn định trong lĩnh vực hàng hải.
Tháng 7 năm 2020, Úc gửi công hàm lên Liên Hợp
Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Công hàm có đoạn: “Chính phủ
Úc bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc không tuân theo Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đặc biệt là các yêu sách trên biển
không tuân theo các quy định về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể.”
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến gần 90% diện
tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc chín đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển,
lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của những nước láng giềng. Toà Trọng tài Quốc
tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp pháp và lịch sử của đường
này, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.
No comments:
Post a Comment