Saturday 3 August 2024

VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG MUA BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH OLYMPIC 2024? (Tuổi Trẻ Online)

 



Vì sao Việt Nam không mua bản quyền truyền hình Olympic?

Tuổi Trẻ Online

31/07/2024 10:49 GMT+7

https://tuoitre.vn/vi-sao-viet-nam-khong-mua-ban-quyen-truyen-hinh-olympic-2024073109584987.htm  

 

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia không sở hữu bản quyền phát sóng Olympic 2024. Riêng ở Đông Nam Á, có đến 9/11 quốc gia sở hữu bản quyền, dù đa phần đều "ghi bàn ở phút 90".

 

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2024/7/31/olympic-1722394493490540908314.jpg

Các siêu sao bơi lội giúp Olympic 2024 mở màn hấp dẫn - Ảnh: REUTERS

 

Vấn đề chung của hầu hết các quốc gia là chi phí bản quyền truyền hình ngày càng tăng cao do tính thương mại hóa trong thể thao.

 

 

Chi phí là rào cản chính

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một đài truyền hình đang sở hữu khá nhiều bản quyền các giải đấu quốc tế ở Việt Nam cho biết: "Trong quá trình đàm phán bản quyền truyền hình, rào cản lớn nhất vẫn là chi phí càng ngày càng đắt trong khi khai thác không hiệu quả, không bán được quảng cáo. 

 

Ngay các giải đấu như Euro, World Cup cũng rất khó khăn trong việc bán quảng cáo để bù đắp chi phí mua bản quyền. So với các giải đấu bóng đá, những người quan tâm Olympic thực sự chỉ chiếm một lượng nhỏ".

 

Những năm trước người hâm mộ thường có phản ứng khá gay gắt trên các diễn đàn, mạng xã hội khi Việt Nam chậm (hoặc không có) bản quyền phát sóng các giải đấu lớn. Nhưng năm nay người hâm mộ đón nhận thông tin không có bản quyền phát sóng Olympic Paris 2024 theo kiểu "quen rồi". 

 

Có rất nhiều lý giải cho sự thay đổi này. Đầu tiên phải thừa nhận thực tế sức hút của Olympic không quá lớn nên lượng người theo dõi không cao. Kế đến, Olympic 2024 có ít VĐV Việt Nam tham dự và hy vọng huy chương gần như không có. Tiếp đến là việc người hâm mộ vừa được thỏa mãn với các trận đấu hấp dẫn ở Euro 2024 và Copa America 2024. 

 

·         

Olympic Paraguay giành vé cuối cùng vào tứ kết bóng đá nam Olympic 2024ĐỌC NGAY

 

Anh Nguyễn Văn Quân, 36 tuổi, nhân viên văn phòng, chia sẻ: "Với tôi, bản quyền Olympic 2024 có thì rất tốt, còn không cũng chẳng sao. Đúng là có một chút tiếc nuối nhưng tất cả xuất phát từ niềm tự hào quốc gia, đặc biệt là khi so sánh với các nước trong khu vực. Nhưng phải thừa nhận là Olympic 2024 là sân chơi quá tầm với thể thao Việt Nam. Xem Olympic gần như chỉ xem các VĐV thế giới thi đấu. Ngoài ra, múi giờ các cuộc đấu cũng không thực sự quá thuận lợi".

 

Tương tự, anh Trần Ngọc Thanh Minh, một giáo viên cấp 2, cho biết Olympic ở đẳng cấp quá cao so với thể thao Việt Nam. Vì vậy anh hoàn toàn thông cảm với việc các đài truyền hình rụt rè trong việc mua bản quyền. Tuy nhiên, cần có giải pháp để mua bản quyền phát sóng ở những kỳ đại hội tiếp theo. Đây không phải là câu chuyện quá tầm với thể thao Việt Nam hay không mà là nhu cầu xem Olympic với nhiều khán giả là có thật.

 

 

Cách làm của Thái Lan

 

Đến tận đầu tháng 7, người Thái vẫn còn tranh cãi quyết liệt về vấn đề mua bản quyền. Từ nhiều năm qua, Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia bị nâng giá nhiều nhất vê bản quyền phát sóng các giải đấu lớn.Unibots.com

 

Năm 2014, Thái Lan chi ra 13 triệu USD để mua bản quyền World Cup. Nhưng trong hai kỳ World Cup tiếp theo đó, họ đều phải bỏ ra số tiền gấp ba để có thể phát sóng các trận đấu ở giải bóng đá thế giới. Ủy ban Phát thanh và Truyền hình quốc gia Thái Lan (NTBC) nhiều lần họp bàn về quy định "phải có" mà chính phủ nước này đặt ra.

 

Quy định này ra đời từ năm 2012, tạo ra ràng buộc rằng Thái Lan luôn phải sở hữu bản quyền của 7 giải đấu lớn gồm World Cup, Olympic, Paralympic, Asian Games (Asiad), Asian Para Games, SEA Games và Para Games. Tuy người dân Thái Lan ủng hộ nhiệt liệt, nhưng quy định này cũng làm khó các nhà đài cũng như NTBC. Sau khi luật "phải có" ra đời, Thái Lan trở thành quốc gia bị "hét giá" bản quyền dữ dội nhất.

 

Kết quả là đến năm 2023 NTBC phải bỏ phiếu để loại World Cup khỏi danh sách 7 giải đấu "phải có". Vì sao lại là World Cup? Thứ nhất vì bóng đá Thái Lan chưa vươn đến tầm thế giới. Thứ hai, vì nhóm các kỳ đại hội thể thao được xác định là tối thượng. Có thể không giàu tính thương mại và truyền thông bằng Euro hay World Cup, nhưng Olympic lại mang tính chất biểu tượng cho phong trào thể thao và mang theo nhiều tầng ý nghĩa khác.

 

Không chỉ Thái Lan bị nâng giá liên tục qua các giải đấu. Singapore, Malaysia hay Việt Nam cũng đối mặt tình trạng này. Từ World Cup 2014, các hãng viễn thông lớn của Singapore như Singtel, Starhub, Mediacorp đã bắt đầu hợp tác để thương thảo chuyện mua bản quyền.

 

HÌNH : https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2024/7/29/nicolo-martinenghi-boi-loi-y-olympic-2024-17221969034901451241853.jpg

Những cuộc tranh tài đỉnh cao ở Olympic 2024 không thể đến với người dân Việt Nam vì lý do không có bản quyền - Ảnh: AFP

 

 

Hỗ trợ từ chính phủ

 

Thái Lan cũng đi theo một mô hình gần tương tự, bao gồm cả sự ra tay của chính phủ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Ở World Cup 2022, họ sở hữu bản quyền với giá 42 triệu USD. Trong đó có 40% do Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT) trả tiền, và phần còn lại do các doanh nghiệp tư nhân. 

 

Đến Olympic Paris 2024, một nửa trong số tiền 11,2 triệu USD (400 triệu baht) do NTBC chi trả. Nửa còn lại thuộc về Quỹ phát triển thể thao quốc gia, huy động từ các doanh nghiệp. Có tổng cộng 6 nhà đài ở Thái Lan được phân bổ quyền phát sóng Olympic Paris.

 

Bằng cách này hay cách khác, mỗi quốc gia ở Đông Nam Á đều sở hữu bản quyền Olympic 2024. Ở Malaysia, Tập đoàn Astro nắm bản quyền và cho phép người dân xem miễn phí trọn vẹn 32 môn thể thao trong gói bản quyền có lẽ là lớn nhất từ xưa đến nay của họ. Người hâm mộ Philippines cũng được xem Olympic miễn phí qua One Sports và RPTV. Còn Indonesia phát sóng Olympic trên nền tảng OTT.

 

Hầu hết những quốc gia kể trên đều phải chờ đến "phút 90" mới có thể sở hữu bản quyền Olympic Paris 2024. Với Malaysia là vào tháng 5, Singapore vào đầu tháng 7, và Thái Lan thậm chí đến sát giờ lễ khai mạc. Nhìn chung quốc gia nào cũng phải đối mặt vấn đề bản quyền ngày càng tăng giá. Nhưng dưới sự hợp sức của chính phủ và các đơn vị tư nhân, người dân của họ hầu hết đều được xem Olympic.

 

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2024/7/31/le-duc-phat-cau-long-olympic-2024-2-1722366208234121715935.jpg

Tay vợt Lê Đức Phát có màn trình diễn tốt để giành chiến thắng trong trận đấu đầu tiên tại Olympic 2024. Dù vậy, người hâm mộ Việt Nam không thể xem được Phát thi đấu vì không có bản quyền - Ảnh: REUTERS

 

====================================================

 

Giá bản quyền Olympic quá cao, không thể chịu đựng nổi

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 30-7, lãnh đạo một đài truyền hình cho biết rất muốn mua bản quyền Olympic để phát nhưng giá quá cao, không thể mua nổi. Vị này chia sẻ:

 

"Thời gian qua khi Olympic diễn ra, chúng tôi tiếp nhận nhiều câu hỏi vì sao không mua bản quyền truyền hình Olympic 2024 để phát? Các nhà đài, doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chắc chắn đều muốn sở hữu bản quyền Olympic. Nhưng giá bản quyền Olympic tăng phi mã là rào cản lớn nhất khiến chúng tôi không thể mua được.

 

Giờ phát sóng các cuộc thi đỉnh cao Olympic Paris diễn ra ban đêm đến rạng sáng, lượng người xem không thể cao như Euro hay World Cup. Bỏ số tiền khổng lồ ra mua, nhưng nguồn thu về là gì để bù đắp là việc không giải quyết được. Không có ngân sách nhà nước nào rót tiền để mua bản quyền Olympic, Asiad, SEA Games... nên "lời ăn, lỗ chịu".

 

Vì thế bài toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay rất nan giải. Chúng tôi hy vọng những tập đoàn lớn chuyên kinh doanh bản quyền thể thao tại Việt Nam sẽ mua bản quyền Olympic, nếu được thì hợp tác sẻ chia phát sóng. Dù vậy đến phút cuối, ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh bản quyền thể thao cũng không mua được nên đành chịu".

 

Đại diện một đơn vị truyền hình khác cho biết ngoài vấn đề giá cao, không có nguồn thu bù đắp, việc vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam cũng khiến các đơn vị e ngại. Vị này nói:

 

"Một doanh nghiệp bỏ ra cả chục triệu USD để mua bản quyền, khi họ phát sóng thì bị ăn cắp, mất kiểm soát, gây thiệt hại vô cùng lớn cho đơn vị sở hữu bản quyền".

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh bản quyền thể thao nói ngoài việc giá bản quyền Olympic cao ra, đơn vị này quyết định không mua vì không có đội ngũ sản xuất đủ trình độ để làm về Olympic - đại hội có đến 32 môn thể thao với quy mô lớn, phức tạp, cần sự am hiểu.

 

 

H.DƯ - H.ĐĂNG - K.XUÂN

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats