Sunday 9 June 2024

CHÚT MANH MỐI VỀ TÌNH TRẠNG CỦA SƯ MINH TUỆ   (Nguyễn Đức Thành / Facebook)

 



CHÚT MANH MỐI VỀ TÌNH TRẠNG CỦA SƯ MINH TUỆ  

Nguyễn Đức Thành đã thêm một ảnh mới vào album: Sư Minh Tuệ.

8-6-2024  18:37    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid023iXKchywrLgv8Vqgu5k4QdWQnKvJG9kCTUMF9dtCqtLhdWKpxG6Jyzg4mL36auwSl&id=100061408457703

 

CHÚT MANH MỐI VỀ TÌNH TRẠNG CỦA SƯ MINH TUỆ (VTV1 8/6/2024)

 

Một người bạn gửi cho tôi đường link Bản tin VTV1 tối 8/6/2024 nói có phần tin Sư Minh Tuệ từ phút 26. Tôi không xem truyền hình từ nhiều năm rồi nên bấm vào đường link kéo đến phút 26 để xem. Xem lại cảnh Sư xuất hiện nói chuyện, phảng phất sự u buồn mệt mỏi, không một lần cười, khiến tôi nao lòng.

 

Từ kinh nghiệm của tôi trong khoảng 10 năm trả lời phỏng vấn các đài truyền hình lớn nhỏ hồi tôi còn hay tiếp xúc với truyền thông, tôi có một số nhận xét như sau:

 

Khi quay hai người đối thoại cho bản tin, nhà đài luôn muốn lấy “cảnh toàn”, tức là trên màn hình đồng thời xuất hiện hai người cùng lúc đang nhìn nhau và đối thoại tự nhiên. Lời thoại lúc ấy không quan trọng, vì chỉ là hình ảnh minh họa, có thể trám lời vào sau, và điều này là bình thường.

 

Thứ hai, nếu được nhà đài sẽ cố gắng lấy thêm cảnh “qua vai”, tức là thấy mặt người này và đồng thời thấy vai và gáy của người đối thoại ở phía gần khán giả hơn.

 

Mục đích của các kỹ thuật đơn giản này chỉ là để cho cảnh đối thoại nhìn sinh động và thật hơn. Và đây thường là yêu cầu tối thiểu với nghiệp vụ quay một cảnh đối thoại. Các bạn xem truyền hình để ý là sẽ thấy như vậy hầu hết ở mọi đoạn phóng sự đối thoại ngắn trên truyền hình, bất cứ đài nào.

 

Nhưng ở đây, người xem đa số "cảm thấy" có gì đó không thật, vì trong đoạn ngắn có sư Minh Tuệ nói, người ta trám thêm hình cô phóng viên như đang chăm chú nghe Sư đối thoại, nhưng lại không có cảnh toàn hoăc qua vai, nên người xem dù không có nghiệp vụ gì, cũng cảm thấy có gì đó khác mọi khi.

 

Với người có kinh nghiệm trong nghề, thì chắc chắn họ cảm nhận được ánh sáng và khung cảnh không phải là trong cùng một không gian. Điều này thì tôi không có thẩm quyền nên để cho người khác nhận xét.

 

Về nội dung trong lời thoại của Sư, ở phần cuối Sư có nói là những người quay youtube để kiếm tiền, có lợi cho họ, "như thế là không phù hơp"... sau đó là cắt cảnh và dừng lời thoại giữa câu. Về nội dung như vậy có vẻ không giống như mọi khi Sư hay nói. Quan điểm của Sư là "các anh chị cứ làm gì thì làm, miễn thấy hạnh phúc là được." Chứ Sư không can thiệp vào hành động của người khác, vì Sư biết rất rõ sự vận hành của NGHIỆP. Người quay ấy đang tác một nghiệp, và từ đó sẽ có quả của nghiệp ấy, thì đó là việc của người ta, tốt xấu thế nào (như là mang tiền về cho vợ hay bị công an gọi lên đồn), thì nghiệp tự vận hành. Bản thân Sư bị quay phim chụp ảnh cũng là nghiệp của Sư, và Sư cũng phải chịu nghiệp ấy, giữa một xã hội náo loạn tưng bừng. Vì sao xã hội lại náo loạn tưng bừng vì một vị tu hạnh đầu đà nghiêm mật như Sư, cũng là nghiệp của xã hội ấy. Vì trước đó đã có quá nhiều vị sư tu thì không tu, chém như bố đời, chỉ lừa lừa đưa dân chúng vào tròng cúng dường, cho nên mới phát sinh ra nghiệp như lúc này. Nói chung là trùng trùng duyên khởi, chẳng có gì tự nhiên mà có cả.

 

Trở lại những thước phim của VTV1: Như vậy, ít nhất người xem cả nước cũng được nhìn thấy thân tướng của Sư, đáp ứng phần nào nỗi lo ngại của nhiều người. Nhưng còn tinh thần bên trong Sư thế nào, không ai biết được. Tương tự, đời sống thực sự hiện nay của Sư ra sao, không ai biết.

 

Cái gốc cây rất to sau lưng Sư, là người quay cố gắng mong muốn tạo ra một cảnh thiên nhiên thoáng đãng, thoát tục. Nhưng tiếc thay nó lại bị quét vôi rất trắng, làm nhiều người tin rằng đó là một không gian bị kiểm soát chặt chẽ (như trong công viên, doanh trại quân đội, bệnh viện, v.v...). ĐIều ấy khiến nhiều người lo ngại rằng tình trạng của Sư hiện nay không còn được tự do.

 

Việc làm của VTV1 vừa qua (tất nhiên chịu sự chỉ đạo, lên kế hoạch từ nhiều cấp, nhiều bên), tự nó cũng là đang tạo tác một nghiệp. Và nghiệp ấy sẽ khởi những nghiệp mới mãi không thôi. Như người nói dối một lần thì lần sau lại phải nói dối tiếp, và cái khó của người ấy là phải nhớ mình đã nói gì, vì cái đó nó không có thật. Còn người nói thật thì nếu họ quên đã nói gì trước đó thì họ chỉ cần tự kiểm tra hoặc nhờ người khác xem lại sự thật trong quá khứ là gì thì họ biết là họ đã nói điều đó thôi.

 

#minhtue #Suminhtue

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo?fbid=815500213840253&set=a.813653957358212

 

.

113 BÌNH LUẬN   

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats