Monday 24 April 2023

HOA KỲ và VIỆT NAM KHÓ NÂNG CẤP LÊN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, ÍT NHẤT LÀ TỚI LÚC NÀY (Người Việt Online)

 



Mỹ và Việt Nam khó nâng cấp lên đối tác chiến lược, ít nhất là tới lúc này

Người Việt Online

April 23, 2023

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/khong-de-cho-washington-som-nang-cap-quan-he-voi-ha-noi/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam và Mỹ không dễ nâng cấp mối quan hệ thành “đối tác chiến lược” như Ngoại trưởng Anthony Blinken phát biểu ở Hà Nội, ít nhất là cho đến lúc này.

 

Một bài phân tích trên tạp chí Diplomat cuối tuần này, của hai tác giả Huỳnh Tâm Sáng và Võ Thị Thúy An từ Sài Gòn, cho rằng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ phát triển vượt bậc trong những năm qua. Tuy nhiên, CSVN vẫn rất dè dặt nâng cấp quan hệ chính trị với Mỹ không phải chỉ vì thận trọng trước sự phản ứng và trả thù từ Bắc Kinh, mà còn “hơn thế” nữa.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/04/VN-Nguyen-Phu-Trong-AnthonyBlinken-AndrewHarnik-AFP-041523-1536x1024.jpg

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), tổng bí thư đảng CSVN, tiếp Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ngày 15 Tháng Tư ở Hà Nội. (Hình: Andrew Harnik/AFP/Getty Images)

 

Sự lạc quan mà ngoại trưởng Mỹ phát biểu với báo chí trước khi ông rời Hà Nội cuối tuần trước, qua tường thuật của truyền thông quốc tế, có thể làm nhiều người hy vọng. Tuy nhiên, theo hai tác giả nêu trên, nhiều người trong giới phân tích chính trị thời sự Việt Nam không nghĩ như vậy.

 

Sau các cuộc họp với các lãnh tụ CSVN ở Hà Nội ngày 15 Tháng Tư, như tổng bí thư, thủ tướng, và ngoại trưởng, ông Blinken nói rằng ông “hy vọng Mỹ và Việt Nam có thể nâng quan hệ lên một mức cao hơn nữa trong vòng vài tuần hoặc vài tháng tới.”

 

Tin tức hé lộ cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể thăm Việt Nam và ông Trọng có thể đến Tòa Bạch Ốc từ Tháng Năm đến Tháng Bảy mà quyết định nâng cấp quan hệ rất có thể được loan báo.

 

Từ khi ông Biden lên làm tổng thống, Bộ Trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Hà Nội Tháng Bảy, 2021, rồi chỉ một tháng sau Phó Tổng Thống Kamala Harris đến Hà Nội. Cả hai người đều nêu vấn đề nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước nhưng lãnh đạo Việt Nam vẫn chỉ ỡm ờ, nói nước đôi để mọi người hiểu thế nào cũng được.

 

Sau đó, đầu năm 2022, ông Marc Knapper được cử làm đại sứ tại Hà Nội. Ông này lập lại lời đề nghị nâng cấp mối quan hệ nhưng cũng vẫn chỉ nghe thấy những câu trả lời vòng vo từ Ba Đình.

 

“Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng Thống Joe Biden thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới cũng như vì lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước,” lời người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói với báo chí ngày 21 Tháng Tư phản ứng về đề nghị của Đại Sứ Knapper.

 

Khi tiếp Ngoại Trưởng Blinken ngày 15 Tháng Tư, theo TTXVN, ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ mơ hồ nói rằng “những kết quả tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua là cơ sở để tiếp tục nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

 

Sự tường thuật dè dặt của guồng máy tuyên truyền CSVN khác hẳn lời tuyên bố hồ hởi của ngoại trưởng Mỹ. Hà Nội lúc nào cũng đặt mối quan hệ với Washington trong mối tương quan tay ba gồm cả Bắc Kinh vì luôn luôn cân nhắc đến lợi ích và khả năng tồn tại của chế độ.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/04/VN-Blinken-MarcKnapper-dao-pho-Hanoi-AndrewHarnik-AFP-041523-1536x1024.jpg

Ngoại Trưởng Mỹ Anthony Blinken và Đại Sứ Marc Knapper cùng đoàn tùy tùng dạo phố Hà Nội ngày 15 Tháng Tư. (Hình: Andrew Harnik/AFP/Getty Images)

 

CSVN còn sợ rằng khi nâng cấp quan hệ với Mỹ, Washington có thể lợi dụng vị thế để tạo ảnh hưởng dẫn đến cơ nguy tồn tại của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam. CSVN lúc nào cũng đề cao cảnh giác chống lại bất cứ cơ nguy làm lung lay chế độ ngay trong lòng chế độ từ “diễn biến hòa bình” đến “tự diễn biến, tự chuyển hóa” bị nghi ngờ là do ở đâu đó khuyến khích hay xúi bẩy.

Mỗi khi thảo luận với Mỹ, các lãnh tụ CSVN đều lập đi lập lại các đòi hỏi “không can thiệp vào nội bộ nước khác,” “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi,” “tôn trọng thể chế chính trị” của nhau như những điều kiện tiên quyết của mối quan hệ song phương. Một cách nào đó, tính toán của Hà Nội còn bị cách đánh giá Mỹ cư xử thế nào với đồng minh và đối tác chiến lược từ trước đến nay ảnh hưởng.

Theo bài viết trên tạp chí Diplomat, CSVN nhìn vấn đề nâng cấp quan hệ chính trị với Mỹ như một cách phát triển “bình thường” hơn là một kiểu “liên minh” để kềm chế Trung Quốc.

Nói khác, CSVN vẫn cố gắng đu dây giữa các trung tâm quyền lực thế giới thay vì nghiêng hẳn về Bắc Kinh hay Washington. (TN) [đ.d.]

 

CSVN còn sợ rằng khi nâng cấp quan hệ với Mỹ, Washington có thể lợi dụng vị thế để tạo ảnh hưởng dẫn đến cơ nguy tồn tại của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam. CSVN lúc nào cũng đề cao cảnh giác chống lại bất cứ cơ nguy làm lung lay chế độ ngay trong lòng chế độ từ “diễn biến hòa bình” đến “tự diễn biến, tự chuyển hóa” bị nghi ngờ là do ở đâu đó khuyến khích hay xúi bẩy.

 

Mỗi khi thảo luận với Mỹ, các lãnh tụ CSVN đều lập đi lập lại các đòi hỏi “không can thiệp vào nội bộ nước khác,” “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi,” “tôn trọng thể chế chính trị” của nhau như những điều kiện tiên quyết của mối quan hệ song phương. Một cách nào đó, tính toán của Hà Nội còn bị cách đánh giá Mỹ cư xử thế nào với đồng minh và đối tác chiến lược từ trước đến nay ảnh hưởng.

 

Theo bài viết trên tạp chí Diplomat, CSVN nhìn vấn đề nâng cấp quan hệ chính trị với Mỹ như một cách phát triển “bình thường” hơn là một kiểu “liên minh” để kềm chế Trung Quốc.

Nói khác, CSVN vẫn cố gắng đu dây giữa các trung tâm quyền lực thế giới thay vì nghiêng hẳn về Bắc Kinh hay Washington. (TN) [đ.d.]





No comments:

Post a Comment

View My Stats