Monday 14 June 2021

NĂM ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG NGÀY 14/6 : NATO, G7, ISRAEL, CORONAVIRUS, BỘ TƯ PHÁP MỸ (AJ Willingham - CNN)

 



Năm điều cần biết trong ngày 14/6: NATO, G7, Israel, Coronavirus, Bộ Tư pháp Mỹ 

AJ Willingham  -  CNN

Thụy Mân dịch thuật

11:32  14/06/2021    

https://www.facebook.com/thuyman.tran.54/posts/1475945052743595

 

Lời người dịch: Trong khi chuyến đi của ông Biden và vợ đang mang lại niềm hy vọng đến với đa số dân chúng châu Âu, rằng nước Mỹ đã thật sự quay lại với Đồng minh, thì ở quốc nội, nhiều vụ tai tiếng của chính phủ Trump đã được tiết lộ. Hy vọng vòng vây nhỏ dần và những kẻ làm điều sai trái phải bị trừng trị. Nước Mỹ, với “All the President’s Men” chấn động thế giới, phải khác với Nga dưới thời Putin hay Bắc Hàn dưới thời Kim Jong-un.

 

Sau đây là bản tin tóm tắt hôm nay:

 

                                                           ***

1. NATO

 

Tổng thống Joe Biden hôm nay có mặt tại Brussels để tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 31, ở cương vị Tổng thống nước Mỹ. Rất nhiều điều đang được bàn thảo – bao gồm cả cam kết của Hoa Kỳ với NATO.

 

Cựu Tổng thống Donald Trump thường xuyên phản đối liên minh thương mại, nhưng ông Biden đã nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với NATO và các mục tiêu của khối này về an ninh xuyên Đại Tây Dương và phòng thủ chung.

 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, các quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh hôm nay sẽ đồng ý với chương trình nghị sự 2030 của nhóm, tập trung vào tăng cường phòng thủ chung, tăng cường khả năng phục hồi, nâng cao lợi thế công nghệ của họ và làm việc với các đối tác có chung chí hướng. Họ cũng sẽ nói về các cách thức đối phó với Nga – một cuộc thảo luận đúng lúc vì Biden sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thứ Tư.

 

2. G7

 

“Nước Mỹ đã trở lại bàn hội nghị.” Đó là những gì Biden nói hôm qua, trong ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh. Trong hội nghị thượng đỉnh, Biden nhằm mục đích cho các đồng minh G7 thấy rằng, Hoa Kỳ sẽ tái cam kết với các mối quan tâm toàn cầu như biến đổi khí hậu, vốn là một nội dung chính tại cuộc họp.

 

Ngoài các cam kết mới về hành động chống biến đổi khí hậu, như giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 2010, các nhà lãnh đạo từ các nước đại diện đã đồng ý cung cấp thêm 1 tỷ vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hoặc thu nhập trung bình. Họ cũng kêu gọi một nghiên cứu mới về nguồn gốc của Covid-19 sau khi một báo cáo ban đầu bị cho là thiếu dữ liệu do Bắc Kinh từ chối hợp tác.

 

3. Israel

 

Naftali Bennett đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng mới của Israel hôm qua, kết thúc 12 năm cầm quyền của cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu. Sau bốn cuộc bầu cử trong hai năm, chính phủ sắp tới của Bennett phá vỡ sự bế tắc chính trị kéo dài và mở ra một liên minh đa dạng nhất mà Israel từng có, bao gồm cả đảng Ả Rập đầu tiên phục vụ trong chính phủ.

 

Netanyahu, người chỉ huy một phe chính trị lớn hơn nhiều, sẽ không chấp nhận thất bại. Trong một cuộc tranh luận trước buổi tuyên thệ nhậm chức, ông Netanyahu tố cáo liên minh đã cách chức ông, gọi đây là một chính phủ “yếu kém” và “nguy hiểm”, và nói rằng họ sẽ không thể chống lại các đối thủ toàn cầu như Iran. “Chúng tôi sẽ sớm trở lại,” Netanyahu nói, như một lời cảnh báo cho cả các đối thủ bên trong và kẻ thù bên ngoài.

 

4. Coronavirus

 

Một biến thể nguy hiểm của Covid-19 đang gia tăng ở Mỹ và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Biến thể Delta hiện chiếm khoảng 10% các ca nhiễm Covid-19 ở Hoa Kỳ, nhưng tỷ lệ đó đang tăng gấp đôi sau mỗi hai tuần và có nguy cơ nó sẽ là chủng thống trị.

 

Không có nghĩa là sẽ có một sự gia tăng mạnh về số lượng nhiễm bệnh trên toàn quốc, khi quốc gia đã sử dụng hơn 309 triệu liều vaccine Covid-19, nhưng dân ở một số khu vực nào đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Trên toàn quốc, 64,4% người lớn đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, nhưng một số bang, như Alabama, Louisiana, Mississippi và Wyoming có tỷ lệ thấp hơn đáng kể.

 

5. Bộ Tư pháp

 

Lãnh đạo của ba hãng truyền thông CNN, The New York Times và The Washington Post sẽ gặp Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland hôm nay để thảo luận về cuộc điều tra rò rỉ gây tranh cãi của chính quyền Trump, liên quan đến việc truy lùng hồ sơ tài khoản của các phóng viên từ cả ba hãng này. Vụ này xảy ra sau khi có tiết lộ quan chức Bộ Tư pháp đã nỗ lực để lấy hồ sơ điện thoại và email năm 2017 của các phóng viên tại ba hãng kể trên.

 

Các đảng viên Đảng Dân chủ đang yêu cầu lời khai từ cựu Bộ trưởng Tư pháp của Donald Trump liên quan đến vụ bê bối. Những tiết lộ tai tiếng này chồng chất lên các tin tức khác gần đây về trát đòi hầu tòa: Tuần trước, có tin các công tố viên trong Bộ Tư pháp của Trump đã có trát đòi Apple hầu tòa để lấy dữ liệu từ các tài khoản của các thành viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện.

 

Cựu cố vấn White House của Trump, Don McGahn và vợ của ông cũng nhận được tiết lộ từ Apple vào tháng trước, rằng hồ sơ tài khoản của họ đã được Bộ Tư pháp truy lùng vào tháng 2 năm 2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DÙ PHIÊN BẢN “IPS” CỦA ÔNG BIDEN LÀ GÌ, MỸ ĐANG SIẾT CHẶT “VÒNG KIM CÔ” VỚI TRUNG QUỐC - GÓC NHÌN 69  

Nghiên Cứu Biển Đông

02:31  14/06/2021    

https://www.facebook.com/eastseastudies/posts/4377012819009953

 

Trong “Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” ngày 3/3, Mỹ nêu rõ Trung Quốc là “đối thủ duy nhất có khả năng đe dọa hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở”. Trong 5 tháng qua, chính quyền Biden đã tiếp nối “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPS) của người tiền nhiệm, triển khai trên 3 trụ cột:

 

(i) Về an ninh, Mỹ duy trì 3 hoạt động FONOP trong 6 tháng đầu năm, triển khai tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt, tàu sân bay Nimitz diễn tập chung ở Biển Đông. Ngày 28/5, chính quyền Biden đệ trình ngân sách quốc phòng 715 tỷ USD cho năm tài khoá 2022, trong đó dành 5,1 tỷ USD cho “Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương”. Gần đây nhất ngày 9/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ban hành chỉ thị nội bộ giúp củng cố quân đội, tăng cường năng lực cạnh tranh với Trung Quốc.

 

(ii) Về kinh tế, đáng chú ý Nhóm Điều hành “Mạng lưới điểm Xanh” nhóm họp lần đầu tiên vào ngày 7/6. Sáng kiến “Mạng lưới điểm xanh” (Blue Dot Network) được Mỹ - Nhật - Úc khởi xướng vào năm 2018 giúp đánh giá tính bền vững, minh bạch của các dự án đầu tư hạ tầng. Sáng kiến đem lại một lựa chọn cho khu vực trong bối cảnh các đầu tư của Trung Quốc thường bị cáo buộc thiếu minh bạch, bẫy nợ.

 

(iii) Về quản trị, chính quyền Biden tiếp tục tối đa hóa đầu tư tư nhân, chống cưỡng ép kinh tế, thúc đẩy sự minh bạch, các quyền con người…Mỹ cập nhật danh sách trừng phạt kinh tế 24 quan chức Trung Quốc do vi phạm nhân quyền ở Hong Kông (17/3); lần đầu tiên cấm nhập khẩu hải sản từ toàn bộ đội tàu cá Trung Quốc do sử dụng lao động cưỡng bức (28/5); trừng phạt 59 công ty Trung Quốc vì hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ, có thể dùng để đàn áp và xâm phạm nhân quyền (3/9).

 

Đặc biệt ngày 13/6, Thượng đỉnh G7 đưa ra "Sáng kiến Tái thiết Thế giới tốt đẹp hơn" (B3W) với mục tiêu huy động hàng nghìn tỷ USD đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Ngoài việc cạnh tranh đầu tư với sáng kiến BRI của Trung Quốc, B3W có lẽ hướng tới phát huy các giá trị, tiêu chuẩn của hệ thống Phương Tây do Mỹ dẫn dắt.

 

Khác biệt lớn nhất với người tiền nhiệm, Tổng thổng Biden chú trọng xây dựng hệ thống đồng minh để đối phó Trung Quốc. Trong tháng 3, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ có chuyến công du đầu tiên tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ; lần đầu tiên Thượng đỉnh nhóm Quad nhóm họp theo đề xuất của Mỹ. Đầu tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã thăm ba nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Campuchia và Thái Lan.

 

Không biết “vòng kim cô” của Mỹ khi nào tác dụng, nhưng Trung Quốc chắc chắn đáp trả quyết liệt. Ngay sau Thông cáo chung của G7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh tuyên bố, “Thời kỳ một nhóm nhỏ các nước quyết định vấn đề thế giới không còn tồn tại”.

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats