Saturday 6 February 2021

BẢN TIN NGÀY 6-2-2021 (BTV Tiếng Dân)

 



 

BẢN TIN NGÀY 6-2-2021

BTV Tiếng Dân

06/02/2021

https://baotiengdan.com/2021/02/06/ban-tin-ngay-6-2-2021/

 

LTS: Bản tin hôm nay là bản tin cuối cùng của trang Tiếng Dân trong năm Canh Tý, mục Điểm Tin sẽ trở lại sau hai tuần nghỉ Tết. Kính chúc quý bạn đọc có một cái Tết Nguyên đán bình an, hạnh phúc, vượt qua đại dịch.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/0-18.jpg

 

Tin Biển Đông

 

Báo Thanh Niên đưa tin: Indonesia cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc có thể châm ngòi xung đột Biển Đông. Phó Đô đốc Aan Kurnia, người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (MSA) cảnh báo mối nguy từ luật hải cảnh mới của TQ với QH nước này: “Trước tình hình Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông và xem xét phản ứng từ các nước lớn có lợi ích trong khu vực và luật hải cảnh mới, thì có nguy cơ xung đột sẽ xảy ra”.

 

Phản ứng của TQ sau vụ tàu khu trục USS John McCain của Mỹ thực hiện tuần tra vì tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa: Tàu chiến Mỹ xuất hiện ở Biển Đông, Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo, theo VTC. Người phát ngôn Tian Junli của Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam quân đội TQ, lên tiếng: “Hành động quân đội Mỹ là chiến thuật thông thường của họ, phục vụ mục tiêu bá quyền hàng hải. Lực lượng thuộc quân khu Nam luôn cảnh giác cao độ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”.

 

Trước đó, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã ra tuyên bố về vụ tuần tra: “Mỹ thách thức các tuyên bố, yêu sách chủ quyền hàng hải quá đáng trên toàn thế giới. Bằng cách tiến hành hoạt động này, Mỹ muốn chứng minh những vùng biển này nằm ngoài những gì mà Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền xung quanh quần đảo Hoàng Sa là không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

 

VnExpress có bài: Dấu hiệu Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Nhà phân tích Jesse Johnson của báo Japan Times, nhận định về hoạt động gần đây của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông: “Hai động thái mới của Mỹ cho thấy chính quyền Tổng thống Biden có thể tiếp tục duy trì một số chiến lược của chính quyền tiền nhiệm. Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tăng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông trong hai năm gần đây khi thực hiện ít nhất 19 chiến dịch ở khu vực này”

 

Mời đọc thêm: “Lòng tôi luôn đau đáu về Hoàng Sa, Trường Sa” (DV). – Tân ngoại trưởng nói Mỹ sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm nếu gây bất ổn (TN). – Viện nghiên cứu Mỹ tiết lộ 3 điểm yếu quân sự lớn của Trung Quốc (NLĐ). – Tàu hải cảnh Trung Quốc mang theo vũ khí lại gần khu vực tranh chấp với Nhật Bản (Infonet). 

 

.

Tin chính trường

 

Tại trụ sở Trung ương đảng, sáng nay ông Trọng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư, ông Trần Tuấn Anh làm trưởng Ban Kinh tế T.Ư, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ mới, “tặng hoa chúc mừng ông Võ Văn Thưởng và ông Trần Tuấn Anh”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img4-2-1024x749.jpg

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định cho ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Ảnh: TTXVN/TT

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img5-2-1024x801.jpg

Ông Trọng tặng hoa chúc mừng ông Trần Tuấn Anh, ủy viên Bộ Chính trị được phân công giữ chức trưởng Ban Kinh tế TƯ. Ảnh: TTXVN/TT

 

Ông Võ Văn Thưởng ngồi vào ghế của ông Trần Quốc Vượng, là người từng là “đệ tử ruột” của ông Trọng, giờ ông Vượng đã phải “về vườn” vì quá tuổi mà không nằm trong “trường hợp đặc biệt”. Trong sự kiện chúc Tết Tân Sửu hôm qua tại tỉnh Yên Bái, ông Vượng được gọi là “cựu Thường trực Ban Bí thư, cựu Ủy viên Bộ Chính trị”, chấm dứt hy vọng ông trở thành “người kế thừa” Tổng Trọng. 

 

Vụ ông Trọng ngang nhiên vi phạm điều lệ đảng để làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3, BBC có bài: Đại hội 13 không sửa điều lệ Đảng là một ‘điều lạ lùng’. TS Hà Hoàng Hợp chỉ ra: “Đại hội 13 bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 3 liên tiếp, theo tôi là trái Điều lệ Đảng năm 2011 (Điều 17)… Làm trái Điều lệ là việc làm sai phạm căn bản – không thể nói khác được”. Ông Trọng đã vi phạm điều lệ đảng, trừ khi điều 17 được sửa.

LS Đặng Đình Mạnh phân tích: “Trong thực tế, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đại hội bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, trong hoàn cảnh không hề có sửa đổi Điều lệ Đảng là điều khá lạ lùng và không nên khuyến khích… Rõ ràng, điều này sẽ hạ thấp vị thế của Điều lệ Đảng trong đảng viên và cả trong nhân dân. Đồng thời, tạo thành những tiền lệ không mong muốn về sau”.

 

Trước đó, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, mô hình “tứ trụ” xem như đã được sắp đặt sẵn, nhưng mô hình Chính phủ VN sắp tới có khả năng còn thay đổi: “Các Phó TT dự kiến là Vũ Đức Đam, Phan Đình Trạc, Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh. Những vị trí mới trong nội các chính phủ sẽ còn nhiều thay đổi tới tháng 6/2021, sau tổng tuyển cử và quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên. Các dự đoán hiện nay đều có tính tương đối!”

 

Bà Trà cho biết thêm về tình hình cán cân quyền lực giữa các phe nhóm theo vùng miền: “Nghệ Tĩnh đứng đầu các nhóm địa phương với 24 UVTW chiếm 13%, và 5 UVBCT chiếm 28%. Miền Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra, đứng đầu các nhóm vùng miền với 91 UVTW chiếm 51% và 9 UVBCT, chiếm 50%. Trong khi cả miền Nam có 36 UVTW chiếm 20%, và 5 UVBCT chiếm 28%, tức chỉ tương đương với Nghệ Tĩnh”. Nhóm “tứ trụ” khóa 13 không có ai gốc miền Nam đã đành, ngay cả danh sách Ủy viên TƯ cũng bị “Bắc hóa”. 

 

RFA có bài về Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Khi người không nhận đã xử án oan lọt vào Bộ Chính Trị. Phản ứng lại phát biểu của ông Bình cho rằng không có án oan nào trong nhiệm kỳ vừa qua, LS Phạm Công Út nói: “Nếu nói nhiệm kỳ qua của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì tôi thấy có ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, hai vợ chồng đều bị oan. Ngành tòa án phải xin lỗi, và vừa rồi phải tạm ứng tiền bồi thường, và đang trong quá trình giám định thiệt hại, thương lượng bồi thường, đó là việc tôi biết và có trực tiếp tham gia trong việc bồi thường án oan này”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img8.jpeg

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo tại Quốc hội khóa 14, ngày 12/1/2021, khẳng định không có oan sai trong nhiệm kỳ này. Ảnh: QHVN/RFA

 

Mời đọc thêm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị (Tin Tức). – Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh có ghế mới (NV). – Ông Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư, ông Trần Tuấn Anh làm Trưởng ban Kinh tế T.Ư (TN). – Bộ Chính trị phân công đồng chí Võ Văn Thưởng làm Thường trực Ban Bí thư (LĐ). – Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (VNN). – Việt Nam đừng coi ‘Chính trị là thống soái’ như Trung Quốc? (BBC).

 

.

Tin đại án

 

Hôm nay, VKSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 19 bị can gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng trong vụ gang thép Thái Nguyên, báo Người Lao Động đưa tin. Các bị can bị truy tố hai tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO), tổng công ty Thép VN (VNS) và một số đơn vị có liên quan. 

 

Các bị can chính gồm: Mai Văn Tinh, cựu Chủ tịch HĐQT VNS; Nguyễn Trọng Khôi, cựu phó TGĐ VNS; Đậu Văn Hùng, cựu TGĐ VNS; Trần Trọng Mừng, cựu TGĐ TISCO; Trần Văn Khâm, cựu chủ tịch HĐQT TISCO; Ngô Sỹ Hán, trưởng Ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img1-3.jpg

Dự án gang thép Thái Nguyên mở rộng bị “trùm mền” nhiều năm. Ảnh: Hoài Dương/ NLĐ

 

VietNamNet có bài về sai phạm chính trong dự án: Cựu TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên, đồng phạm gây thất thoát hơn 830 tỷ. Lý do: TISCO đã ký với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC số 1. “Đây là hợp đồng trọn gói, không được phép điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện”. MCC đã vi phạm hợp đồng suốt hơn 11 tháng, kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

 

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, 2 bị can Trần Trọng Mừng và Mai Văn Tinh phải chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, áp dụng điều khoản phạt hợp đồng, nhưng hai người này còn “tạo điều kiện” để TQ bán “sắt vụn” cho VN với giá tiền tỉ. “Theo cáo trạng, hành vi của các bị can đã gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước số tiền hơn 830 tỷ đồng”

 

Báo Tiền Phong có bài điểm mặt quan chức cấp cao của chế độ đằng sau sai phạm: Ông Hoàng Trung Hải ký văn bản liên quan dự án Gang thép Thái Nguyên. Tin cho biết, sau khi MCC đưa ra yêu sách đòi tăng giá trị hợp đồng mà không bị chế tài vi phạm hợp đồng, đến năm 2012, TISCO cùng VNS đề nghị Chính phủ cho phép chấp thuận điều chỉnh mức đầu tư, Phó thủ tướng lúc đó là ông Hoàng Trung Hải có ý kiến: “HĐQT VNS quyết định và chịu trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo quy định hiện hành”.

 

Quyết định trên của ông Hải đã “bật đèn xanh” để các quan chức TISCO và VNS làm ngơ cho “bạn vàng” đòi thêm 138 triệu Mỹ kim, bên cạnh hợp đồng gốc trị giá 160 triệu Mỹ kim, đổi lại một đống sắt vụn không thể tạo ra giá trị gì cho xã hội: “Ông Hải trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ đã thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành…”

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img3-4.jpg

Ông Hoàng Trung Hải đã bị kỷ luật vì sai phạm liên quan dự án của TISCO. Ảnh: TP

 

Liên quan đến sai phạm gây thất thoát lớn như vậy, nhưng vừa rồi, ông Hải vẫn có chân trong Đoàn Chủ tịch Đại hội 13. Có thông tin cho biết, ông Hải giúp ai đó trong cuộc đua “tứ trụ”, góp lá phiếu có lợi cho người đó, đổi lại là cái kết “an toàn” sau những thiệt hại ông đã gây ra. Bây giờ báo Tiền Phong có bài trên, liệu cam kết để ông Hải “giữ thân” có còn hiệu lực?

 

Công an đang truy tìm nguyên giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai, theo báo Công Lý. Trước đó, ông Phạm Văn Sáng, cựu GĐ Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai bị khởi tố để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến 2 dự án nông nghiệp  gây thất thoát ngân sách nhà nước khoảng 27 tỉ đồng. Ông Sáng đã kịp bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đang bị công an truy tìm. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img2-3.jpg

Cựu GĐ Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai Phạm Văn Sáng. Ảnh: CL

 

Mời đọc thêm: Vụ sai phạm Công ty Gang thép Thái Nguyên: VKSND tối cao truy tố 19 bị can gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng (BVPL). – 19 bị can bị truy tố trong đại án gang thép Thái Nguyên (PLTP). – Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép bị truy tố đến 20 năm tù (Zing). – Nguyên GĐ Sở KH&CN Đồng Nai bị khởi tố đang ở đâu? Mời đọc lại: Vụ gang thép Thái Nguyên và lời khai của nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương (VNN). – Vi phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên: Bộ Công thương làm trái thẩm quyền (TT).

 

.

Chính biến Myanmar

 

VnExpress dẫn tin từ AFP: LHQ lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết: “Đặc phái viên của chúng tôi hôm nay đã tiếp xúc lần đầu với quân đội Myanmar, bày tỏ thẳng thắn quan điểm của Liên Hợp Quốc với phó chỉ huy quân đội nước này”. Đặc phái viên này là nhà ngoại giao Thụy Sĩ Christine Schraner Burgener, là người đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để cộng đồng quốc tế đoàn kết trong việc đảm bảo tạo điều kiện lật ngược cuộc đảo chính”.

 

Quân đội Myanmar tiếp tục nhắm vào những người thân cận với bà Aung San Suu Kyi: Myanmar đã bắt người nước ngoài đầu tiên sau đảo chính, báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ Reuters. Người bị bắt là ông Sean Turnell, cố vấn kinh tế người Úc của bà Aung San Suu Kyi. Ông Turnell gửi tin nhắn cho Reuters: “Tôi đang bị giam giữ. Tôi bị buộc tội nhưng tôi không rõ là tội gì. Tôi ổn, khỏe mạnh và không phạm tội gì”. Sau đó, Reuters cho biết, không còn liên lạc được với ông Turnell nữa. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img9-1024x729.jpg

Cảnh sát chống bạo động dàn hàng trên đường phố Yangon giữa cuộc biểu tình phản đối đảo chính hôm nay 6/2. Ảnh: Reuters/ TT

 

BBC cập nhật tình hình đảo chính Myanmar: Gia tăng biểu tình chống quân đội. Hàng trăm người dân đã tập hợp tại TP Yangon để phản đối cuộc đảo chính quân sự, họ hô khẩu hiệu: “Nhà độc tài quân sự, thất bại, thất bại. Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng” và kêu gọi trả tự do cho nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi và những người khác bị quân đội giam giữ.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img10.jpg

Gõ xoong nồi và giơ ba ngón tay chào là dấu hiệu phản đối cuộc đảo chính. Ảnh: Getty Images/BBC

 

Phong trào bất tuân dân sự ở Myanmar cũng đang gia tăng, với sự tham gia của các giáo viên và học sinh biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự. Họ đã biểu tình tại một trường đại học ở Yangon, “hô hào ủng hộ nhà lãnh đạo bị bỏ tù Aung San Suu Kyi và đeo ruy băng đỏ, màu đảng của bà”.

 

Sau vụ chặn Facebook, nhà cầm quyền quân đội Myanmar chặn Twitter, Instagram, theo VOA. Công ty viễn thông Telenor của Na Uy cho biết, nhà cầm quyền quân đội Myanmar đã ra lệnh các công ty điện thoại di động và cung cấp internet chặn Twitter và Instagram cho đến khi có lệnh mới. Bộ Thông tin và Công nghệ Thông tin Myanmar không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng đã từng nói là chặn Facebook vì lí do “ổn định” tình hình, ngăn chặn “tin giả”. 

 

Bước tiến mới của chính quyền quân phiệt Myanmar: Myanmar đổi tên Văn phòng Tổng thống và Chính phủ liên bang, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Hôm nay, Hội đồng Điều hành Nhà nước Myanmar đã ra sắc lệnh đổi tên Văn phòng Tổng thống thành Văn phòng Hội đồng điều hành nhà nước.

 

Theo sắc lệnh này, Văn phòng Chính phủ liên bang cũng sẽ được đổi thành Văn phòng Hội đồng điều hành nhà nước. Còn Hội đồng Điều hành nhà nước thành lập một nhóm truyền thông gồm 3 thành viên do Chuẩn tướng Zaw Min Tun đứng đầu. Văn phòng Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang thành lập Hội đồng Điều hành nhà nước, để xem xét cái gọi là “gian lận bầu cử”, ngay sau khi Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp và trao quyền điều hành đất nước cho Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing.

 

Vụ đảo chính ở Myanmar đang có dấu hiệu tác động tới các nước Đông Nam Á khác: Ngoại trưởng Philippines chọn Trung Quốc, bỏ Mỹ trong vấn đề Myanmar, theo báo Thanh Niên. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho rằng, chính các nước phương Tây đã bỏ rơi bà  Aung San Suu Kyi: “Tôi cực lực chỉ trích thế giới phương Tây vì đã hủy hoại Aung San Suu Kyi và biến bà ấy trở thành nạn nhân của quân đội”.

 

Phát biểu tiếp theo của ông Locsin càng không ổn: “Hãy quên Mỹ. Chúng tôi nói chuyện với Trung Quốc, chúng tôi nói chuyện với Ấn Độ, chúng tôi tuyên bố chúng ta có thể trở lại hiện trạng và chúng ta có thể đưa mẹ của nền dân chủ Miến Điện (Myanmar) trở lại”. Từ một “mắt xích” rất bất ổn trong ASEAN, TQ bắt đầu tác động được “mắt xích” khác. 

 

Mời đọc thêm: Quân đội Myanmar ra lệnh chặn Twitter, Instagram (TN). – Hàng ngàn người Miến Điện biểu tình phản đối đảo chính, internet bị cắt (RFI). – Một tuần hỗn loạn ở Myanmar (VNE). – Liên Hiệp Quốc lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính (TT). – Vì sao Trung Quốc “ôn tồn” sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar? (VOV). – Những “dòng tiền” bí ẩn đằng sau cuộc đảo chính ở Myanmar (Soha). – Mỹ bày tỏ quan ngại về chính biến Myanmar với ASEAN (PLTP). 

 

                                                        ***

 

Thêm một số tin: Tù nhân lương tâm Đinh Thị Thu Thủy đi cấp cứu (RFA). – Khởi tố “bà trùm” đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam (VOV). – Mỹ áp thuế chống bán phá giá 8,05% ống đồng của Việt Nam (TG&VN). – Thép cốt bê tông Việt Nam bị Canada áp thuế chống bán phá giá (Zing). – VDSC: Xuất khẩu gạo sẽ giảm trong năm 2021 (Viet Times). – Nổ lớn tại Pháp, nhiều người bị thương (VNN). – TCPV cho phép nhà thờ ở California mở cửa trong dịch COVID-19 (NV). 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats