Friday 24 January 2020

KẾ HOẠCH HÒA BÌNH TRUNG ĐÔNG CỦA TRUMP : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (VOA Tiếng Việt)




VOA Tiếng Việt
25/01/2020

Hơn hai năm sau lần đầu tiên đề xuất về một kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/01 cho biết rằng ông sẽ tiết lộ chi tiết về cách ông sẽ giải quyết thách thức chính trị khó khăn kéo dài này trong một vài ngày tới.

Những vấn đề chính yếu:

* Tình trạng của Jerusalem, bao gồm các địa điểm lịch sử thiêng liêng đối với Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.

* Thiết lập các biên giới mà đôi bên nhất trí. *Tìm kiếm những sự dàn xếp an ninh để xoa dịu quan ngại của Israel về các cuộc tấn công của người Palestine và các nước láng giềng thù địch.

* Yêu cầu của Palestine muốn thành lập nhà nước trên lãnh thổ - Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem – vốn bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến Trung Đông năm 1967.

* Tìm giải pháp cho số phận của hàng triệu người tị nạn Palestine.

* Dàn xếp chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, chẳng hạn như nước.

* Người Palestine yêu cầu Israel dỡ bỏ các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem. Hiện có hơn 400.000 người Israel đang sống giữa gần 3 triệu người Palestine ở Bờ Tây, và khoảng 200.000 người định cư khác ở đông Jerusalem.

Tại sao vực dậy kế hoạch hòa bình lúc này?

Quan hệ Mỹ-Israel đang ở thời kì đỉnh cao, với việc Trump và Netanyahu trở thành đồng minh chính trị thân cận nhất.

Cả hai người đều đang phải đối mặt với những rắc rối trong nước: Ông Trump có thể sẽ bị cho là đang cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi phiên tòa luận tội còn Thủ tướng cánh hữu Netanyahu bị truy tố với các cáo buộc về tham nhũng hồi tháng 11, chưa biết tình trạng pháp lý của ông sẽ ra sao.

Cả hai đều phủ nhận các cáo buộc.

Cả hai cũng phải đối mặt với các chiến dịch tái tranh cử - Netanyahu vào tháng 3 và Trump vào tháng 11. Hồi năm ngoái, Netanyahu hai lần cố gắng nhưng vẫn không giành được thế đa số trong quốc hội Israel.

Ông Trump nhiều lần trì hoãn việc triển khai kế hoạch của mình để tránh gây ra các vấn đề bầu cử cho ông Netanyahu bởi có khả năng nó sẽ đòi hỏi một số nhượng bộ từ phía Israel.

Nhưng ông Trump cũng phải đối mặt với thời gian biểu chính trị của chính mình và có thể không thể bỏ nhiều tháng chờ đợi người Israel quyết định ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo, một nguồn tin thân cận với nhóm soạn kế hoạch hòa bình cho biết.

Có gì trong kế hoạch của Tổng thống Trump?

Bản “Thoả thuận của Thế kỷ”, như cách nó được gọi rộng rãi, dài hàng chục trang. Nhưng chi tiết được giữ bí mật.

Các nguồn tin từ phía Palestine và Ả Rập được tiếp cận với bản dự thảo lo sợ rằng thoả thuận này sẽ tìm cách mua chuộc người Palestine chấp nhận sự chiếm đóng của Israel. Đây có thể là khúc dạo đầu cho kế hoạch của Israel nhằm sáp nhập khoảng một nửa diện tích Bờ Tây, bao gồm hầu hết Thung lũng Jordan, dải cực đông chiến lược và màu mỡ của vùng lãnh thổ này.

Người Palestine cho rằng Thung lũng Jordan, chiếm gần 30% diện tích của Bờ Tây, sẽ là một phần quan trọng của nhà nước Palestine tương lai, với vai trò là “vựa lúa” của Bờ Tây cũng như phần biên giới bên ngoài giáp Jordan.

Có lẽ phản ánh tư duy doanh nhân của Tổng thống Trump và con rể Jared Kushner, tác giả chính của kế hoạch hòa bình Trung Đông, giai đoạn đầu đã được triển khai tại Bahrain vào tháng 6 năm ngoái.

Động thái này áp dụng cách tiếp cận ‘kinh tế đi đầu’ đối với một cuộc xung đột chính trị và tôn giáo, kêu gọi một khoản đầu tư trị giá 50 tỉ đô la nhằm thúc đẩy nền kinh tế của người dân Palestine và các quốc gia Ả Rập láng giềng.

Kushner cho rằng cách tiếp cận này có thể mang đến sự thịnh vượng cho người Palestine và an ninh cho người Israel.

Liệu có khả thi?

Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine lần gần đây nhất đã đổ vỡ vào năm 2014.

Những rào cản vẫn tồn tại dai dẳng, bao gồm việc mở rộng các khu định cư của Israel trên vùng đất chiếm đóng, nhiều thế hệ mất lòng tin lẫn nhau, và việc thâu tóm quyền lực tại dải Gaza của phong trào vũ trang Hamas, vốn luôn chính thức theo đuổi mục tiêu hủy diệt Israel.

Và vấn đề lớn nhất mà ai cũng cố gắng phớt lờ đó chính là giải pháp hai nhà nước – một công thức quốc tế có từ lâu nhằm mang lại hòa bình bằng cách tạo ra một nhà nước Palestine độc lập ngay bên cạnh Israel.

Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ kế hoạch chi tiết này, nền tảng của mọi kế hoạch hòa bình trong nhiều thập niên. Nhưng chính quyền Trump đã từ chối tán thành nó. Và vào tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Washington không còn coi các khu định cư của Israel trên đất Bờ Tây là “đi ngược lại với luật pháp quốc tế.” Tuyên bố này của chính quyền Trump đã đảo ngược nhiều thập niên chính sách của Hoa Kỳ.

Người Palestine và hầu hết cộng đồng quốc tế coi các khu định cư này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Israel phản đối điều này, viện dẫn các mối liên hệ từ Kinh thánh, từ lịch sử và chính trị đối với vùng đất này lẫn nhu cầu an ninh của chính họ.

Liệu Mỹ có thể là bên trung gian đáng tin?

Thủ tướng Israel Netanyahu vui mừng chấp nhận lời mời của Tổng thống Trump tới tham dự cuộc họp tại Washington vào thứ Ba tới, khi mà các khía cạnh chính trị của kế hoạch hòa bình dự kiến sẽ được công bố. Ông nói “Tôi nghĩ rằng ngài Tổng thống đang tìm cách mang lại cho Israel sự bình yên và an ninh mà chúng tôi xứng đáng có được.”

Tuy nhiên Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố Washington không còn có thể được coi là một trung gian hòa giải trung thực, cáo buộc nước này thiên vị ủng hộ Israel. Điều này diễn ra sau một loạt các quyết định của ông Trump khiến Israel vui mừng nhưng lại khiến người Palestine thất vọng và giận giữ.

Các quyết định đó bao gồm công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem và cắt giảm hàng trăm triệu đô la viện trợ nhân đạo cho người Palestine.

Việc cắt giảm này được coi là một biện pháp gây áp lực cho giới lãnh đạo Palestine quay trở lại bàn đàm phán. Cho đến nay, điều đó đã thất bại.

-----------------------------------------
25/01/2020

Ngũ Giác Đài ngày 24/1 loan báo có 34 binh sĩ Mỹ bị tổn thương não sau những cuộc tấn công bằng phi đạn của Iran vào một căn cứ tại Iraq trước đây trong tháng này.

Binh sĩ Mỹ và các nhà báo kiểm tra một vị trí bị trúng phi đạn của Iran tại căn cứ không quân Ain al-Asad, Iraq, ngày 13/1/2020

Tổng thống Trump và các giới chức cao cấp lúc đầu nói cuộc tấn công của Iran không giết chết hay làm bị thương binh sĩ Mỹ nào cả.

Tuần trước, quân đội Mỹ nói có 11 binh sĩ được chữa trị vì chấn thương sau vụ tấn công vào căn cứ không quân Ain al-Asad miền tây Iraq, tuần này cho biết có thêm binh sĩ được chuyển khỏi Iraq vì có khả năng bị chấn thương.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Jonathan Hoffman nói 8 binh sĩ trước đây được đưa đến Đức đã được chuyển về Mỹ. Ông Hoffman cho hay các binh sĩ được đưa về sáng ngày 24/1 và sẽ được chữa trị tại bệnh viện quân đội Walter Reed hay tại căn cứ trước đây của họ.
Chín binh sĩ hiện còn tại Đức và đang được đánh giá và chữa trị.

Tổng thống Trump hôm 23/1 dường như đánh giá thấp các thương tích này, nói rằng ông “nghe họ bị nhức đầu và một vài triệu chứng khác.”

Các giới chức Ngũ Giác Đài nói không có nỗ lực làm giảm bớt hay trì hoãn thông tin về thương tích nhưng cách thức xử lý những người bị thương tiếp sau những cuộc tấn công của Tehran đã nêu lên nhiều nghi vấn về chính sách của quân đội đối phó với những trường hợp nghi bị chấn thương não.





No comments:

Post a Comment

View My Stats